Hỏi Đáp

Các Giải Pháp Trị Sâu Răng An Toàn, Hiệu Quả Nhất 2023

Sâu răng là tình trạng răng bị hư hại do các loại vi khuẩn Actinomyces, Lactobacillus và Streptococcus. Biểu hiện của sâu răng đặc trưng bởi việc hình thành các lỗ hổng trên bề mặt hoặc thân răng. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do lớp men răng bị ăn mòn dần bởi nhiều yếu tố như: đồ ăn, vệ sinh răng miệng kém,… Để điều trị sâu răng có nhiều cách, ở bài viết này, ViDental xin giới thiệu đến bạn một số giải pháp hiệu quả nhất.

Giải pháp giảm đau, trị sâu răng tại nhà an toàn, lành tính

Với tình trạng sâu răng ở mức độ nhẹ, mới chớm sâu răng bạn hoàn toàn có thể tham khảo những giải pháp giảm đau, trị sâu răng ngay tại nhà. Nếu kiên trì bạn thậm chí có thể trị sâu răng vĩnh viễn.

1. Súc miệng nước muối giúp giảm đau, trị sâu răng

Nước muối chính xác là giải pháp giúp giảm đau, trị sâu răng tiết kiệm mà lại an toàn nhất. Thực chất nước muối là dung dịch sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả nên giúp giảm đau khi bị sâu răng. Bạn chỉ cần thực hiện các bước:

  • Cho 1 gram muối tính vào 1 lít nước rồi đun sôi, để nguội.
  • Súc miệng 2 – 3 lần 1 ngày, sau khi đánh răng.

Nếu bạn kiên trì giữ được thói quen này trong ít nhất 1 – 2 tuần sẽ giúp giữ sạch khoang miệng, hạn chế sự gia tăng của vi khuẩn gây sâu răng. Biện pháp này không chỉ giúp xoa dịu cơn đau mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ gây viêm nhiễm. Đây cũng là cách trị sâu răng vĩnh viễn mà các nha sĩ khuyên nhiều bệnh nhân.

Một trong những cách giúp bạn giảm cơn đau răng là súc miệng nước muối
Một trong những cách giúp bạn giảm cơn đau răng là súc miệng nước muối

2. Dùng thuốc giảm đau

Khi bạn có triệu chứng sâu răng mà chưa thể sắp xếp thời gian khám nha sĩ, thuốc giảm đau cũng có thể là một biện pháp. Thuốc có thể là giải pháp đặc trị sâu răng, tuy nhiên bạn cần tham khảo kỹ ý kiến của dược sĩ.

Đối với trẻ nhỏ, các bác sĩ khuyến khích lựa chọn aceteminophen. Với người lớn  có thể lựa chọn ibuprofen. Tuy nhiên là bắt buộc phải tuân thủ theo liều lượng được quy định.

Nếu lực chọn aspirin, hãy uống trực tiếp thay vì đặt trong nướu. Vì mẹo này sẽ gây hại cho răng của bạn. Dùng thuốc trị sâu răng sẽ có tác dụng giảm đau ngay khi nhận biết được các dấu hiệu sâu răng sẽ có hiệu quả nhanh chóng.

Thuốc giảm đau là một giải pháp hữu hiệu trị sâu răng
Thuốc giảm đau là một giải pháp hữu hiệu trị sâu răng

3. Chườm đá lạnh giảm đau

Chườm đá lạnh là một cách trị sâu răng hiệu quả. Khi bị sâu răng dẫn đến tình trạng sưng má, bạn có thể dùng đá lạnh chườm để giảm đau. Cách này thường được khuyên để trị sâu răng mới bị. Cách thực hiện cụ thể như sau:

  • Bọc đá lạnh trong khăn sạch rồi chườm lên vùng má để làm dịu dần cơn đau.
  • Mỗi lần chườm 5 – 10 phút
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày, khi bạn cảm thấy răng quá đau nhức

Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau đơn giản bạn có thể làm ngay tại nhà ngay khi nhận biết được dấu hiệu răng bị sâu. Phương pháp này kích thích các dây thần kinh cảm giác xung quanh chân răng, từ đó làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm mà còn sưng nghiêm trọng hơn, hãy khám nha sĩ. Có thể đây là triệu chứng của việc có túi mủ sâu trong chân răng của bạn (sâu răng có mủ).

4. Mẹo trị sâu răng bằng rễ lá lốt

Phương pháp trị sâu răng hiệu quả tại nhà bằng rễ lá lốt đơn giản nên được nhiều người áp dụng. Cơ sở khoa học của phương pháp này là trong rễ lá lốt có rất nhiều chất sát khuẩn, làm sạch hiệu quả. Từ đó ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, giúp tình trạng răng sâu dần thuyên giảm.

Cách làm:

  • Lấy rễ lá lốt đem rửa sạch bụi đất.
  • Giã nhỏ rễ lá lốt cùng với muối, đem lọc lấy nước
  • Dùng tăm bông chấm vào dung dịch rễ lá lốt chấm vào chân răng bị sâu, giữ tầm 2 – 3 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày để cơn đau giảm được nhanh chóng.

Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì phương pháp này rất an toàn, trị sâu răng nhức răng hiệu quả nhanh chóng.

5. Mẹo trị sâu răng bằng lá trầu không

Trầu không là nguồn nguyên liệu tự nhiên giúp diệt khuẩn, kháng viêm hiệu quả, là một phương pháp trị sâu răng. Do đó nếu tận dụng trầu không để trị sâu răng sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ. Cách làm:

  • Rửa sạch 5 – 7 lá trầu không, giã nhỏ rồi hòa cùng 50ml rượu trắng.
  • Khuấy đều rồi chỉ gạn lấy phần nước trong để súc miệng hàng ngày.
  • Súc miệng 2 – 3 lần một ngày. Kiên trì trong 2 – 3 tuần bạn sẽ thấy hiệu quả trị sâu răng đáng kinh ngạc.

Việc sử dụng lá trầu không sẽ làm các triệu chứng sâu răng thuyên giảm đáng kinh ngạc. Đồng thời các mảng bán tồn tại trong khoang miệng cũng được loại bỏ.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Các phương pháp điều trị sâu răng phổ biến nhất

Không thể phủ nhận là những mẹo trị sâu răng tại nhà rất dễ làm. Tuy nhiên chỉ nên áp dụng với trường hợp răng bị sâu răng nhẹ. Những phương pháp trị sâu răng tại nhà về bản chất chỉ ngăn ngừa sâu răng lan rộng và giảm đau. Muốn trị tận gốc tình trạng sâu răng thì các giải pháp nha khoa là cực kỳ quan trọng.

Tùy theo tình trạng và mức độ sâu răng mà nha sĩ sẽ tư vấn liệu pháp trị sâu răng thích hợp nhất.

1. Trị sâu răng bằng florua

Trị sâu răng bằng florua là phương pháp điều trị khi tình trạng sâu răng chỉ mới bắt đầu. Phương pháp này nhằm mục đích khôi phục lại men răng để tình trạng sâu răng không lan rộng. Nói cách khác, đây là phương pháp tái khoáng lại phần răng bị sâu. Các cách điều trị sâu răng bằng florua:

  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng giàu florua mà nha sĩ khuyên dùng.
  • Florua dạng lỏng, gel, bọt hoặc là vecni để chải lên răng, cũng có thể đặt trong một khay nhỏ vừa với răng của bệnh nhân.
  • Dùng dung dịch gồm hỗn hợp florua, phosphate và cacium để đổ vào phần răng bị sâu.
  • Dùng thuốc: Người bệnh có thể dùng thuốc chứa florua để chấm vào vết sâu. Dung dịch này có tính sát khuẩn rất cao. Tuy nhiên các nha sĩ lưu ý là chỉ dùng cho răng hàm phía sau vì rất dễ gây đổi màu men răng. Do đó nếu lựa chọn đặt thuốc để trị sâu răng thì bạn nên cân nhắc kỹ.
Sử dụng kem đánh răng chứa florua để trị sâu răng
Sử dụng kem đánh răng chứa florua để trị sâu răng

Phương pháp này nhằm thu hẹp các khoảng màu trắng vôi trên răng, ngăn chặn việc hình thành các lỗ sâu răng. Do đó cách này sẽ được khuyến khích để điều trị tình trạng sâu răng nhẹ. Phương pháp trị sâu răng bằng florua (tái khoáng) vừa đơn giản lại an toàn, hiệu quả.

Điều trị sâu răng bằng florua dựa trên nguyên tắc làm cho vùng sâu răng ngừng phát triển và cải thiện đáng kể men răng bị bào mòn. Tuy nhiên, các nha sĩ lưu ý chỉ dành để điều trị tình trạng mới chớm sâu răng.

2. Trám răng

Trám răng là phương pháp điều trị với tình trạng sâu răng đã vượt qua giai đoạn men răng bị bào mòn nhưng vẫn trong giai đoạn sớm. Phương pháp này còn được gọi là phục hình răng để điều trị sâu răng. Chất trám có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau: nhựa composite trùng với màu răng hoặc chất liệu sứ (bọc sứ răng),..

Cơ sở khoa học của phương pháp này là dùng nhựa nha khoa (nhựa composite) phủ lên mặt nhai của răng hàm hoặc răng hàm nhỏ. Vì đây là những răng có nhiều đường rãnh giữa răng và hố sâu. Do đó là nơi trú ẩn của mẩu vụn thức ăn thừa nếu không được vệ sinh đúng cách sau ăn. Từ đó, nguy cơ bị sâu răng cao hơn những răng khác.

Phương pháp này giúp răng không còn ê buốt, ngăn chặn sâu răng lây lan sang các răng khác, bảo tồn triệt để phần chân răng. Đây là bản chất của phương pháp điều trị sâu răng bằng trám răng.

Cụ thể về cách điều trị, bác sĩ sẽ dùng mũi khoan hoặc đầu siêu âm để kiểm tra tình trạng của những mô răng sâu. Phần men răng bị bào mòn sẽ được trám (bao phủ) cẩn thận với những vật liệu nha khoa giống với màu răng như nhựa composite hoặc sứ.

Nguyên tắc là tránh dùng những vật liệu nha khoa cũ có thể gây độc như Almagam vì có chứa một phần tồn đọng của thủy ngân và chì. Do đó khuyến khích lựa chọn vật liệu nhựa có độ thẩm mỹ, an toàn cao để kết quả được bền và thẩm mỹ tối đa.

3. Bọc răng sứ

Đối với những phần mô răng sâu đã lan rộng nhưng chưa đến tủy thì có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn lựa chọn phục hồi răng bằng những phục hình inlays, onlays hay overlays bằng sứ.

Hình thức này đảm bảo tính thẩm mỹ cao, độ bền vững chắc. Đây là phương pháp điều trị sâu răng bằng công nghệ dán sứ tiên tiến nhất.

Lưu ý:

  • Trước khi tiến hành bọc răng sứ thì phần mô răng sâu cần được loại bỏ triệt để bằng các thủ thuật nha khoa. Có như vậy tình trạng răng sâu mới được điều trị tận gốc.
  • Sứ có thể bằng chất liệu vàng, sứ nung chảy với các kim loại khác hoặc sứ cường độ cao. Tùy vào chất liệu sứ thì độ bền cũng nha giá cả cũng khác nhau.

4. Làm mão răng

Mão răng là một lớp phủ được thiết kế để thay thế toàn bộ phần thân của răng bị sâu.

Làm mão răng là phương pháp trị sâu răng áp dụng cho trường hợp những lỗ sâu lớn, răng đã yếu đi nhiều. Phương pháp này bảo vệ triệt để răng khỏi những tác nhân gây hại.

Khi răng sâu bị hư hại nặng, các nha sĩ sẽ yêu cầu việc chụp răng, hay gọi là đặt mão răng. Việc đặt mão răng giúp bảo vệ cơ cấu phần răng sâu và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Một số chất liệu mão răng: mão răng kim loại, mão răng kim loại toàn phần, mão răng sứ, mão răng nhựa hoặc mão hỗn hợp giữa kim loại và nhựa, toàn bộ sứ,…

Quy trình trị sâu răng bằng cách làm mão răng bắt buộc bạn phải trải qua 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

  • Cạo phần răng sâu, mài răng theo hình dạng mong muốn
  • Lấy dấu răng làm khuôn
  • Lắp đặt vào phần răng bị râu một mão tạm thời bằng plastic hoặc kim loại

Giai đoạn 2: Nha sĩ sẽ lấy mão tạm thời ra kiểm tra để điều chỉnh thành mão vĩnh viễn thích hợp với kích cỡ, tình trạng răng của bạn. Sau đó sẽ tiến hành gắn mão vĩnh viễn cố định vào răng.

5. Ống tủy chân răng (lấy tủy răng)

Phương pháp này chỉ được áp dụng khi vi khuẩn gây sâu răng đã tấn công đến tủy răng. Khi răng bị sâu đến tận tủy, bạn sẽ cần một ống chân răng. Đây là phương pháp điều trị và bảo vệ răng sâu hư hỏng thay vì loại bỏ hoàn toàn. Từ đó có thể trị sâu răng tận gốc.

Cách tiến hành:

  • Tùy theo tình trạng, dấu hiệu răng bị sâu để xác định mức độ sâu răng lan vào tủy mà bác sĩ sẽ quyết định có gây tê cho răng bạn hay không.
  • Sau đó tiến hành mở tủy, làm sạch ống tủy với những khí cụ nha khoa tiên tiến nhất.
  • Tiến hành trám bít kín lại hoặc đặt mão răng vĩnh viễn.

Với trường hợp răng vỡ mảng lớn, các bác sĩ sẽ chỉ định đặt chốt ống tủy để đảm bảo độ vững chắc cho thân răng. Các bác sĩ cũng tư vấn để bạn tiến hành phục hình răng sứ trên răng đó để đảm bảo chức năng nhai về lâu dài.

6. Nhổ răng

Nhổ răng là phương pháp điều trị áp dụng cho trường hợp răng vỡ mảng lớn và sâu chân răng. Nếu các dây thần kinh, mạch máu ở răng bị tổn thương nghiêm trọng do sâu răng thì việc nhổ răng là cực kỳ cần thiết.

Lúc này thì tình trạng mất chất do sâu răng đã rất nghiêm trọng, khó để phục hồi được. Đồng thời có nguy cơ cao sẽ lây lan sâu răng sang các răng khác.

Bác sĩ sẽ đề nghị bạn nhổ răng sau khi xác định tình trạng sâu răng của bạn là nguy hiểm, dễ lan rộng. Sau đó tiến hành phục hồi lại chỗ răng nhổ bằng implant hoặc mão răng vĩnh viễn để đảm bảo chức năng về lâu dài.

Vậy chi phí nhổ răng sâu là bao nhiêu? Tùy vào tình trạng và mức độ sâu mà bạn có thể tham khảo những mức giá sau đây:

Đối với răng cửa, răng nanh ( răng số 1, 2, 3): Đây là vị trí những răng chỉ có 1 chân và nằm ngay gần miệng. Do đó không đòi hỏi quá cao về mặt kỹ thuật. Chi phí nhổ răng ở mức thấp nhất trong tất cả các loại răng, chỉ rơi vào khoảng 500.000 VNĐ/răng.

Đối với răng hàm bị sâu ( răng số 4, 5, 6, 7): Răng hàm có nhiều chân răng ở sâu phía dưới do cấu tạo đảm bảo với chức năng nhai. Mặt khác răng hàm lại nằm phía trong cùng của hàm. Do đó yêu cầu về kỹ thuật nhổ cao hơn. Với răng hàm trên hay răng hàm dưới bị sâu thì chi phí nhổ cũng khá cao, khoảng 1.000.000 VNĐ/răng.

Đối với răng số 8 bị sâu (răng khôn): Răng số 8 mọc sau cùng trên hàm, có tỷ lệ sâu rất cao dù không tham gia nhiều vào chức năng nhai, cắn thức ăn. Vì vị trí mọc khá đặc biệt nên yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp, đồng nghĩa với việc chi phí nhổ cao. Chi phí nhổ răng số 8 được chia theo 3 mức:

  • Răng số 8 mọc thẳng bị sâu: 1.500.000 VNĐ/răng
  • Răng số 8 mọc lệch ở mức độ 1 bị sâu: 2.000.000 VNĐ/răng
  • Răng số 8 mọc lệch ở mức độ 2 bị sâu: 3.000.000 VNĐ/răng

Do đó để xác định răng sâu của bạn thuộc trường hợp nào thì cách duy nhất là đi khám nha sĩ để được tư vấn chính xác. Từ đó mới xác định được mức chi phí trị răng sâu của bạn.

Lưu ý:

  • Khám nha sĩ cẩn thận để xác định chính xác tình trạng răng sâu có cần nhổ không.
  • Lựa chọn khám ở bệnh viện hoặc cơ sở nhổ răng uy tín nhất ngay khi phát hiện dấu hiệu bị sâu răng.

Các biện pháp phòng ngừa sâu răng an toàn, hiệu quả

Chỉ tìm hiểu về top giải pháp trị sâu răng an toàn, hiệu quả nhất là chưa đủ. Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Do đó cần thiết hơn cả là tìm hiểu những biện pháp phòng ngừa sâu răng để ngăn chặn triệt để nguy cơ gây sâu răng.

Việc hình thành những thói quen để ngăn ngừa sâu răng là không hề khó. Chỉ cần hàng ngày bạn duy trì được những thói quen tốt như sau:

1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng khoa học chính là một nguyên nhân của bệnh sâu răng. Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng chỉ dẫn của nha sĩ là không hề khó. Người bệnh có thể ngăn chặn quá trình của bệnh sâu răng bằng các biện pháp:

  • Lựa chọn kem đánh răng chứa flour và đánh răng 2 lần 1 ngày.
  • Súc miệng với dung dịch hoặc nước súc miệng nha sĩ khuyên dùng sau mỗi bữa ăn.
  • Vệ sinh các kẽ răng ít nhất 1 lần 1 ngày với chỉ nha khoa hoặc tăm nước chuyên dụng mà nha sĩ quy định.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp để ngăn chặn sâu răng
Vệ sinh răng miệng đúng cách là giải pháp để ngăn chặn sâu răng

2. Hạn chế dùng thức ăn gây hại cho răng

Chế độ ăn không khoa học có thể là nguyên nhân gây sâu răng. Việc ăn quá nhiều đồ ngọt, cay và nóng sẽ là nguyên nhân bào mòn men răng của bạn hàng ngày. Do đó hãy thay đổi thói quen này ngay hôm nay. Điều này giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ bị sâu răng.

Dừng ngay việc ăn thức ăn có hại cho răng là giải pháp trị sâu răng hiệu quả
Dừng ngay việc ăn thức ăn có hại cho răng là giải pháp trị sâu răng hiệu quả

3. Khám răng định kỳ

Đừng nghĩ rằng chỉ đến khi tình trạng sức khỏe răng miệng gặp vấn đề mới gặp nha sĩ. Khi phát hiện dấu hiệu răng bị sâu, bạn có thể không điều trị kịp thời. Hãy tạo thói quen khám nha khoa định kỳ để dự đoán trước các nguy cơ có thể gây sâu răng để điều trị kịp thời nhất.

Việc khám định kỳ cũng giúp bạn theo dõi được quá trình sâu răng, điều trị các giai đoạn sâu răng. Đồng thời cũng được tư vấn về cách trị sâu răng nhức răng.

Khám răng định kỳ thường xuyên là điều cần thiết ngăn chặn bệnh sâu răng
Khám răng định kỳ thường xuyên là điều cần thiết ngăn chặn bệnh sâu răng

Trị sâu răng là vấn đề ai cũng đặt biệt quan tâm tới. Có thể nói sâu răng là bệnh lý khá phổ biến ai cũng có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng bạn tuyệt đối đừng chủ quan, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Hy vọng những thông tin trên sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về top giải pháp trị sâu răng an toàn, hiệu quả nhất để sớm phục hồi được tình trạng sức khỏe răng miệng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sâu răng trẻ em
Sâu răng trẻ em do đâu? Cách chữa và phòng ngừa bố mẹ cần biết

Sâu răng trẻ em có thể gây đau đớn, làm lệch răng, ảnh hưởng tới khả năng phát âm và dẫn tới các bệnh về...

Nhổ răng sữa lung lay
Nhổ răng sữa lung lay: Nên hay không nên nhổ? 

Răng sữa bắt đầu phát triển từ khi còn là phôi thai và thường xuất hiện khoảng 6 tháng sau sinh. Vì xuất hiện rất...

Trồng răng sứ Titan vừa an toàn vừa đáp ứng tính thẩm mỹ
Trồng Răng Sứ Titan: Ưu, Nhược Điểm, Quy Trình Và Cách Chăm Sóc

Hiện nay có rất nhiều loại răng bọc sứ khác nhau, có thể kể đến một số loại như: Răng sứ kim loại, răng sứ...

Nhổ răng sữa cho trẻ
Nhổ Răng Sữa Cho Bé Đúng Cách Và An Toàn Nhất? Lưu Ý Khi Nhổ

Thay răng sữa là quá trình mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trả qua. Quá trình này có vai trò vô cùng quan...

Trồng răng sứ loại nào tốt nhất? Răng sứ kim loại hay răng toàn sứ?
Trồng Răng Sứ Loại Nào Tốt Nhất, Được Nhiều Người Yêu Thích Nhất?

Mất răng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của mỗi người. Bởi vậy mà nhu...

Dán sứ Veneer có tốt không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện
Dán sứ Veneer có tốt không? Chia sẻ nha khoa thú vị

Hiện nay dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ mới cho răng đang được nhiều người đánh giá cao. Vậy theo các chuyên gia...

Tưa miệng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Tưa miệng khi mang thai: tổng quan về triệu chứng và cách điều trị

Mang thai làm cho sức khoẻ của nhiều chị em mất kiểm soát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như tưa...

Bị tưa miệng là sao ?
Tưa Miệng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tưa miệng là căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Bệnh được đặc trưng bởi những mảng trắng và cảm giác bỏng rát...

ReviewNK