Hỏi Đáp

Sâu Răng Là Gì, Hình Ảnh Nhận Biết, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Sâu răng là một trong những bệnh lý phổ biến tại Việt Nam, có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả trẻ nhỏ. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, răng có thể bị sâu nặng dẫn đến nhiễm trùng, gãy, thậm chí là mất răng. Vậy để hiểu rõ về căn bệnh này, nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị hiệu quả,… bạn đừng bỏ lỡ bài viết của chúng tôi sau đây!

Sâu răng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sâu răng tiếng anh là caries, là tình trạng tổn thương mô cứng ở răng do vi khuẩn ở mảng bám răng tấn công vào cấu trúc răng, hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Bệnh lý có thể xảy ra ở bề mặt thân răng hoặc chân răng, phát triển từ từ qua men răng, ngà răng và nguy hiểm nhất là xâm nhập và phá hoại tủy.

Nếu răng bị sâu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn: từ tình trạng đau nhức răng đến nhiễm trùng, rụng răng, đối với những ca nặng dần dần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. 

Bệnh sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai
Bệnh sâu răng có thể xảy ra với bất cứ ai

Vậy nguyên nhân gây ra sâu răng do đâu? Đây là một bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau trong một thời gian dài, làm cho tình trạng này ngày một nặng hơn. 

Nguyên nhân của bệnh sâu răng do vi khuẩn

Vi khuẩn Streptococcus Mutans ở trong khoang miệng của chúng ta là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh. Vi khuẩn này tạo men các chất bột và đường có trong thức ăn thành axit lactic. Nếu ta không làm sạch răng miệng sau khi ăn thì 15 phút sau đường và chất tinh bột bám trong khoang miệng sẽ bị biến thành axit.

Axit sẽ ngấm vào các vết nứt, các vùng trũng trên bề mặt răng sau đó phá hủy men răng và cấu trúc, tạo nên các lỗ hổng trên bề mặt răng hoặc chân răng. 

Thức ăn

Đường và tinh bột là 2 chất có trong đa số các loại thức ăn, nguyên nhân gây ra bệnh. Khi chúng ta ăn nhiều đường, đồ ăn ngọt mà không đánh răng trước khi đi ngủ là cơ sở để vi khuẩn bám vào và sinh sôi.

Nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ,  thức ăn còn sót lại bám vào các kẽ răng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Kết cấu của răng

Tùy thuộc vào kết cấu răng của mỗi người mà khả năng bị bệnh cao hay thấp. Các yếu tố quan trọng để chống lại các tác nhân gây răng sâu như là: Răng không sứt mẻ, không có khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, men răng trắng sáng và mức kháng hóa cao. Ngược lại, nguy cơ gây ra căn bệnh này là rất lớn nếu các yếu tố này không hoàn chỉnh.

Chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng

Chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng. Răng của bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ thường xuyên sau khi ăn và uống. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đều đặn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó gây nên tình trạng này.

Ngoài ra, ta cần đánh răng đúng cách. Nếu không đánh răng đúng cách không những không đẩy lùi được vi khuẩn xâm nhập và còn có thể gây tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh viêm nướu răng.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phổ biến nhất

Để phát hiện sớm tình trạng bệnh và hạn chế bệnh diễn biến nặng, bạn đừng chủ quan khi thấy các dấu hiệu sau đây:

  • Hơi thở có mùi hôi và vị khó chịu

Thức ăn bị mắc vào các kẽ răng không được lấy ra lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo nên mùi hôi khó chịu trong hơi thở. Bên cạnh đó, vi khuẩn còn gây ra vị đắng trong miệng khiến bạn cảm giác ăn không ngon. 

  • Xuất hiện các đốm đen trên bề mặt răng

Sự xuất hiện của những đốm đen trên bề mặt răng là một trong những dấu hiệu bị sâu răng dễ nhận thấy nhất. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến dấu hiệu này. Ban đầu, những đốm đen này chỉ có màu hơi sẫm hơn màu răng một chút, nhưng những đốm đen này sẽ bắt đầu lan rộng dần và lâu ngày sẽ tạo ra lỗ trên bề mặt răng. 

Một số trường hợp khác, bề mặt răng sẽ xuất hiện những đốm trắng hoặc vệt sáng màu khi răng bị sâu.

  • Lợi sưng hoặc chảy máu

Vi khuẩn tấn công và phát triển sẽ khiến cho phần mô nướu trở nên nhạy cảm hơn. Đặc biệt là khi bạn đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, tác động lực lên phần nướu khiến cho nướu bị chảy máu và dễ nhiễm trùng. Điều này, cảnh báo răng của bạn có thể đang bị sâu ở mức báo động và cần điều trị ngay để tránh gặp biến chứng nguy hiểm.

  • Răng trở nên nhạy cảm hơn

Cơn đau buốt răng sẽ xuất hiện khi bạn ăn, uống bất cứ thứ gì quá nóng hoặc lạnh. Đây có thể là một trong những dấu hiệu răng bị sâu. Dấu hiệu này cho biết răng của bạn đang bắt đầu bị vi khuẩn tấn công. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ khiến răng yếu dần, lung lay, thậm chí là rụng răng.

Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy đau buốt khi ăn nhai thức ăn hoặc đánh răng ở vị trí sâu. Nguyên nhân là do vi khuẩn sâu răng tấn công khiến cho ngà răng bị mài mòn, ảnh hưởng đến dây thần kinh của răng và làm răng ê buốt.

  • Xuất hiện lỗ sâu trên răng

Vi khuẩn phát triển và tấn công tạo ra các lỗ nhỏ trên răng hoặc gây ra kẽ hở ở hai bên răng, làm cho thức ăn dễ dàng chui vào trong. Nếu không lấy thức ăn ra khỏi răng và làm sạch những mảng bám này, sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. 

Đây là những dấu hiệu nhận biết sâu răng, bạn đừng chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để thăm khám và điều trị ngay sau khi thấy xuất hiện một trong những dấu hiệu trên.

Sâu răng thường ở vị trí nào ? Hình ảnh bị sâu răng

Thông thường, hàm răng người trưởng thành thưởng có đầy đủ 32 chiếc răng. Trên thực tế, dù răng của bạn ở bất kỳ vị trí nào cũng không thể tránh khỏi nguy cơ bị sâu. Tuy nhiên, vị trí răng thường bị sâu nhiều và phổ biến nhất có lẽ là răng hàm.

Răng hàm là nhóm răng gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ, mọc ở những vị trí cuối cùng trong hàm. Răng hàm có vai trò quan trọng, chức năng chính là nghiền nhỏ thức ăn giúp cho dạ dày dễ dàng tiêu hóa và nhanh chóng hơn. Hơn nữa, răng hàm còn có chức năng bảo vệ xương hàm tạo nên tính hài hòa và cân đối cho khuôn mặt.

Sở dĩ nói, răng hàm là vị trí răng dễ bị sâu nhất vì nó nằm tại vị trí cuối cùng của hàm nên chúng ta rất khó quan sát và vệ sinh. Răng hàm cũng là vị trí hoạt động ăn nhai thức ăn nhiều nhất của hàm nên men răng dễ bị mài mòn và suy yếu. Bên cạnh đó, cấu tạo bề mặt của răng hàm to và có nhiều vũng rãnh, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ cũng như sản sinh các mảng bám trên răng.

Đặc biệt, vị trí răng số 6 dễ bị sâu nhất. Đây là chiếc răng mọc sớm nhất khi chúng ta lên 6 tuổi. Chính vì vậy, răng số 6 trải qua rất nhiều năm ăn nhai thức ăn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc tốt, răng số 6 rất dễ bị sâu.

Những hình ảnh sâu răng dưới đây, bạn sẽ cảm thấy tác hại của răng bị sâu khủng khiếp như thế nào:

Sâu răng có thể nằm ở vị trí chân răng hoặc thân răng
Sâu răng có thể nằm ở vị trí chân răng hoặc thân răng

Sâu răng có nguy hiểm không?

Thực tế, bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, cụ thể:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Nếu răng bị sâu nằm ở phía trong hay góc khuất (mặc dù gây khó khăn cho việc chữa trị) nhưng vẫn có thể giấu được khuyết điểm của mình. Tuy nhiên, đối với những bạn răng bị sâu ở vị trí như răng hàm trước hay răng cửa, yếu tố thẩm mỹ bị ảnh hưởng rất nhiều. 

Những lỗ sâu màu đen hay sẫm màu xuất hiện trên bề mặt răng làm răng bị xỉn màu, không được trắng sáng khiến cho nụ cười mất đi sự thoải mái và tự tin. Không những thế, bệnh có thể dẫn tới tình trạng sưng má, miệng và hơi thở có mùi hôi khó chịu tạo ra sự e ngại khi giao tiếp với người đối diện.

Ảnh hưởng tới tâm lý

Các cụ ta có câu “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”. Những ai đã từng trải qua cơn đau nhức của cơ thể thì có thể nói rằng, đau nhức răng là cơ đau đáng sợ nhất. Căn bệnh này có thể dẫn tới cơn đau nhức từng cơn, đau dai dẳng hàng tuần liền. 

Ban đầu chỉ là những triệu chứng ê buốt khi chúng ta ăn thức ăn quá nóng hoặc lạnh. Sau đó, những cơn đau sẽ trở nặng hơn và xuất hiện với mật độ nhiều hơn gây khó khăn khi ăn nhai. Điều này dẫn đến tình trạng bỏ ăn, khiến bạn bị đuối sức, tâm lý dễ cáu gắt và tâm lý cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Ảnh hưởng đến kinh tế

Khi răng bị sâu, hơi thở sẽ rất nặng mùi, vì thế bạn sẽ rất ngại và tự ti trong giao tiếp. Đây là một tác nhân ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống của bạn.

Hơn thế nữa, khi bệnh phát triển tới mức nghiêm trọng, bạn sẽ phải tốn một khoản chi phí lớn để có thể điều trị hiệu quả.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Gây ra các bệnh lý răng miệng khác nhau

Từ tình trạng sâu răng, dần dần những chỗ tổn thương răng sẽ lây lan nhanh vào trong tủy dẫn đến tình trạng viêm tủy cấp, sau đó gây ra hoại tử tủy. Tủy bị hoại tử dẫn đến viêm tủy mãn tính và gây thối hoặc chết tủy.

Ngoài ra, các chất hoại tử tủy còn lây lan sang các vùng quanh chóp khiến người bệnh mắc thêm các bệnh xung quanh vùng chóp, viêm xương hàm hay tích tụ lại ở chân răng tạo ra các u hạt, nang chân răng… và nhiều bệnh lý khác.

Gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác

Tình trạng sâu răng còn có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng khác phải kể tới như:

  • Bệnh tiểu đường: Khi vi khuẩn tấn công vào bề mặt răng khiến cho men răng và ngà răng bị xâm nhập, xảy ra kích thích trong khoang miệng sẽ làm suy yếu khả năng kiểm soát lượng đường trong máu cơ thể. Điều này gây đến sự khó khăn trong việc chuyển hóa đường thành năng lượng. Vì vậy mà nguy cơ bị tiểu đường của bạn ngày càng cao.
  • Suy giảm trí nhớ: Khi bị sâu răng, một vùng trên não sẽ bị ảnh hưởng đồng thời làm giảm độ nhạy cảm của các vùng não khác. Bệnh này ảnh hưởng đến hoạt động của não vì các động mạch não bị thu hẹp lại, ảnh hưởng đến trí nhớ và làm tăng nguy cơ lú lẫn ở người cao tuổi.
  • Sâu răng có thể gây ung thư: Sâu răng là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư vòm miệng. Nếu răng sâu ăn vào tủy có thể dẫn tới nhiễm trùng nướu, lâu ngày sẽ biến chứng thành ung thư. Bên cạnh đó, các bệnh như ung thư não, vòm họng, thực quản và ung thư phổi cũng có thể bắt người từ bệnh.

Cách chẩn đoán bệnh sâu răng chính xác, kịp thời

Chẩn đoán các thể lâm sàng của sâu răng, được chia làm các giai đoạn sau:

  • Sâu men 

Lỗ răng sâu chỉ giới hạn ở lớp men răng. Người bệnh thường sẽ không thấy đau. 

Khám lâm sàng: thấy mặt men răng đổi màu, đưa đầu nhọn của thám trâm nha khoa vào lỗ sâu thì bị mắc lại.

  • Sâu ngà nông

Lỗ răng sâu đã vào đến lớp ngà răng. Người bệnh bắt đầu có cảm giác đau rõ ràng, đau buốt khi uống nước lạnh, ăn đồ ăn có vị chua, ngọt. Nếu không ăn uống gì thì không đau (đau khi bị kích thích).

Khám lâm sàng: thấy lỗ sâu rõ (2 – 3mm), đưa đầu nhọn của thám trâm nha khoa vào lỗ sâu sẽ thấy đau.

  • Sâu ngà sâu

Khi này lỗ sâu đã vào sâu trong lớp ngà răng. Người bệnh sẽ thấy cảm thấy đau khi uống nước lạnh, ăn đồ ăn có vị chua, ngọt. Đồng thời, bị đau khi thức ăn chui vào lỗ sâu. Nếu không ăn uống thì sẽ không thấy đau.

Khám lâm sàng: thấy lỗ sâu to và sâu  (> 3mm), có trường hợp lỗ sâu ở trên mặt răng nhỏ nhưng bên trong đã bị phá rất rộng và trong lỗ sâu thường có thức ăn. Xì nước và hơi vào lỗ sâu thì người bệnh sẽ cảm thấy đau.

Nếu bị sâu răng mà bạn không đi hàn, sâu răng sẽ tiếp tục phát triển và phá hủy răng, lỗ sâu lớn dần và vào trong tủy, gây ra viêm tủy.

  • Tiền tủy viêm

Sâu sát đến buồng tủy. Ngoài cảm giác đau khi ăn uống, bạn bắt đầu xuất hiện những cơn đau răng khi không ăn uống gì. Đặc điểm của cơn đau là thoáng qua, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn dưới 1 phút.

Khám lâm sàng: thấy lỗ sâu rất sâu, đôi lúc thấy ánh hồng của tủy răng xuất hiện ở đáy lỗ sâu. Xì nước và hơi vào lỗ sâu thì người bệnh sẽ rất đau, khi ngừng xì nước, hơi thì cơn đau vẫn kéo dài thêm vào giây đến 1 vài phút.

  • Viêm tủy cấp

Ngoài cảm thấy đau khi ăn uống, người bệnh còn xuất hiện những cơn đau tự nhiên, không có bất cứ một kích thích nào lên răng. Cơn đau dữ dội kéo dài từ vài phút đến hàng giờ, đau lan lên vùng má và thái dương. 

Khám lâm sàng: lỗ răng sâu rất sâu, lộ tủy màu đỏ ở đấy của lỗ sâu, đưa thám trâm vào sẽ có hiện tượng chảy máu. Khi xì hơi, nước hay chọc vào đáy lỗ sâu sẽ gây ra cơn đau dữ dội. Nếu cơn đau kéo dài nhiều ngày và sâu viêm lan ra vùng quanh chân răng thì sẽ thấy đau khi gõ vào răng.

  • Viêm tủy mãn

Nếu tình trạng viêm tủy cấp kéo dài không được chữa trị thì có thể dẫn đến viêm tủy mãn.

Có đặc điểm của cơn đau viêm tủy cấp. Tuy nhiên cơn đau tự nhiên như viêm tủy cấp thường không còn, hoặc nếu có thì nhẹ nhàng hơn.

Cách khắc phục tình trạng bệnh an toàn, hiệu quả

Khi thấy một trong những dấu hiệu sâu răng kèm theo cơn đau nhức và các tình trạng có thể phát hiện lâm sàng, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ nha khoa để kiểm tra cũng như lên phương án chữa trị. 

Tùy vào tình trạng và các mức độ sâu răng, các bác sĩ thường đưa ra cho bạn các phương pháp sau:

Trám răng

Trám răng là một thủ thuật nha khoa sử dụng các vật liệu nhân tạo như composite để lấp đầy các lỗ hổng nhỏ và vừa. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ y khoa chuyên dụng để cạo sạch các vết sâu và đắp vật liệu composite nhằm tái tạo cấu trúc và hệ mô răng thật đã bị mất. 

Trám răng là phương pháp áp dụng cho răng sâu trong giai đoạn đầu, tiết kiệm chi phí điều trị và mang lại hiệu quả tối đa.

Khắc phục bằng phương pháp trám răng
Khắc phục bằng phương pháp trám răng

Bọc răng sứ

Đây là phương pháp hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng sâu răng. Bọc răng sứ là kỹ thuật bao phủ toàn bộ thân răng bằng một lớp mão sứ có độ dày 0.5 – 0.7mm. Lớp mão sứ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, không cho vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong của răng. Tuy nhiên, bạn chỉ có thể sử dụng phương pháp này khi tủy răng bạn vẫn còn khỏe.

Điều trị tủy

Khi tình trạng này đã diễn ra trong khoảng thời gian dài, vi khuẩn đã trong quá trình xâm lấn đến tủy và hủy hoại tủy dẫn đến viêm tủy. Trường hợp sâu răng ăn vào tủy bạn bắt buộc phải điều trị tủy bằng các công cụ y khoa chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn tủy và trám kín ống tủy, tránh lây lan sang các răng khác.

Bỏ túi lưu ý “vàng” khi phòng ngừa sâu răng

Như đã nói ở trên, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của chúng ta. Do vậy, chúng ta cần tự giác thực hiện những biện pháp phòng ngừa sâu răng, giúp răng luôn chắc khỏe.

Vậy có những cách nào để phòng ngừa sâu răng? Chúng tôi xin chia sẻ một số biện pháp phòng tránh sau đây:

  • Nên dùng kem đánh răng có chứa Fluoride để vệ sinh răng miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng có đầu nhỏ hoặc dùng chỉ nha khoa để có thể vệ sinh vào sâu các kẽ răng. Hạn chế sử dụng tăm xỉa răng vì đầu tăm to dễ gây tổn thương cho nướu gây chảy máu chân răng.
  • Súc miệng bằng nước chuyên dụng có chứa Fluoride để làm sạch răng miệng nhanh sau khi ăn
  • Đi khám và lấy vôi răng theo định kỳ hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Khám răng theo định kỳ sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện những bệnh lý về răng miệng sớm và điều trị kịp thời.
  • Hạn chế đồ ăn ngọt, có chứa nhiều đường (bánh, kẹo,…) và các loại đồ uống có gas. Vì những đồ ăn, đồ uống này dễ kích thích vi khuẩn tấn công răng miệng của bạn để phát triển.
  • Hạn chế những thức ăn quá cứng hoặc quá dẻo, dễ bám dính trong kẽ răng
  • Nhai kẹo cao su kết hợp với Fluoride thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh.

Hy vọng với những thông tin trên đây, đã giúp bạn hiểu sâu răng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, hình ảnh sâu răng và các cách chữa hiệu quả.

CLICK ĐỌC NGAY:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất
Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất 

Mặc dù thăm khám tổng quát, điều trị bệnh hay thẩm mỹ răng miệng cũng đều cần đến tay nghề cao của bác sĩ ở...

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự
Giải đáp thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây...

Trồng Răng Sứ Ở Đâu Tốt TPHCM Và 13 Địa Chỉ Uy Tín Nhất
Trồng Răng Sứ Ở Đâu Tốt TPHCM – Gợi Ý 13 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Trồng răng sứ ở đâu tốt TPHCM là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Do đây là một trong những phương...

sâu răng nhẹ
Sâu răng nhẹ khi nào cần điều trị? Giải pháp trị sâu răng nhẹ an toàn, hiệu quả nhất

Sâu răng là tình trạng răng bị hư hại do lớp axit bào mòn men răng. Có 3 giai đoạn sâu răng chính: sâu răng...

Trong vỏ chuối có rất nhiều thành phần có lợi cho men răng
Hướng Dẫn Cách Làm Trắng Răng Bằng Vỏ Chuối Hiệu Quả Nhất

Vỏ chuối là phần mà chúng ta thường bỏ đi nhưng lại có công dụng vô cùng tốt trong quá trình làm đẹp, không cần...

Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện
Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện

Hiện nay trong ngành nha khoa thì dán Veneer đang là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ được nhiều người quan tâm và ưa...

Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Ăn trái cây khô có thể gây mắc kẽ răng
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để bệnh hồi phục tốt nhất? 

Áp xe răng là bệnh lý khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Bệnh sẽ...

dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng là gì? Quy trình lắp dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng trong chỉnh nha. Bởi nó nó có ảnh hưởng trực tiếp tới kết...