Hỏi Đáp

Trồng Răng Sứ Mất Bao Lâu Thời Gian Để Hoàn Thành? Giải Đáp Chi Tiết

Trồng răng sứ mất bao lâu? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc về phương pháp phục hình răng thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay. Trồng răng sứ cải thiện tốt chức năng ăn nhai cũng như giúp người bệnh nhanh chóng lấy lại vẻ tự tin. Các chuyên gia cho rằng, tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người mà thời gian trồng răng sứ sẽ có sự thay đổi. Hãy cùng theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn vấn đề trên.

Trồng răng sứ mất bao lâu?

Trồng răng sứ được biết đến là phương pháp sử dụng mão răng sứ để phục hình lại những chiếc răng đã mất. Từ đó khôi phục chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ cho răng. Nhiều người quan tâm đến phương pháp này thường đặt ra câu hỏi trồng răng sứ mất bao lâu hoặc trồng răng sứ mất bao nhiêu thời gian?

Trồng răng sứ được biết đến là phương pháp phục hình lại những chiếc răng đã mất
Trồng răng sứ được biết đến là phương pháp phục hình lại những chiếc răng đã mất

Việc trồng răng sứ mất bao lâu trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, các phương pháp mà bạn lựa chọn quyết định phần lớn thời gian thực hiện. Khách hàng sẽ phải lui tới nha khoa khoảng 2 – 3 lần để có thể hoàn thành quy trình phục hình răng sứ. Cụ thể như sau:

  • Hàm giả tháo lắp: Là kỹ thuật trồng răng sứ đơn giản và giúp người bệnh tiết kiệm chi phí tối đa. Nếu không tính thời gian chờ đợi làm hàm giả, người bệnh chỉ mất 1-2 giờ là có thể hoàn tất.
  • Cầu răng sứ: Phương pháp làm cầu răng sứ được nhiều người lựa chọn bởi nó có thể khôi phục chức năng ăn nhai tốt. Hai răng kế cận răng bị mất lúc này sẽ được chọn làm trụ nâng đỡ cầu răng, chỉ sau 2-3 lần hẹn gặp bác sĩ thực hiện, chiếc răng đã mất sẽ được nha sĩ thay thế bằng cầu răng sứ thẩm mỹ.
  • Cấy ghép Implant: Là phương pháp phục hình răng giả hiện đại nhất hiện nay và mang lại hiệu quả tối ưu nhất trong số các phương pháp trồng răng sứ. Cấy ghép Implant là phương pháp có thể thay thế cho chân răng bị mất. Lúc này trụ Implant cắm vào xương hàm sẽ giúp việc ăn nhai trở nên dễ dàng hơn, đồng thời duy trì tuổi thọ của răng. Được biết phương pháp cấy ghép Implant sẽ lâu hơn các phương pháp còn lai. Bên cạnh đó trồng răng sứ mất thời gian bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là tình trạng xương hàm của người bệnh.
Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất tính tới thời điểm này
Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất tính tới thời điểm này

Bên cạnh đó, các yếu tố như tình trạng răng miệng hay thao tác thực hiện của bác sĩ, địa chỉ nha khoa cũng góp phần ảnh hưởng tới thời gian trồng răng sứ. Nếu bạn không mắc bệnh răng miệng sẽ bỏ qua các bước điều trị, thời gian trồng răng cũng được rút ngắn.

Quy trình trồng răng sứ cơ bản

Trồng răng sứ mất bao nhiêu thời gian còn phụ thuộc vào quá trình thực hiện có đúng chuẩn không. Thông thường quy trình trồng răng sứ sẽ được tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám và tư vấn: Ở bước này bệnh nhân cần tới phòng khám để bác sĩ xác định tình trạng răng miệng, bệnh lý răng miệng nếu có. Từ đó, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị cụ thể cho từng đối tượng.
  • Bước 2 – Vệ sinh khoang miệng: Việc vệ sinh răng miệng là điều không thể tránh khỏi, điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm ở những bước thực hiện sau. Đồng thời giúp tăng tuổi thọ sử dụng của răng sứ một cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn bị mắc các bệnh lý về răng miệng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị.
  • Bước 3 – Mài cùi răng: Tại bước này, bác sĩ sẽ tiến hành mài đi một lớp men răng dựa vào tính toán tỉ mỉ trước đó cũng như phương pháp trồng răng sứ mà bạn lựa chọn để thực hiện.
  • Bước 4 – Lấy dấu hàm và cho gắn răng tạm thời: Tại bước 4, bác sĩ cần dùng tới dụng cụ lấy dấu răng và gửi về Labo cho nhân viên kỹ thuật. Ngay lúc này, bạn sẽ được yêu cầu đeo tạm một hàm răng giả để duy trì chức năng thẩm mỹ và ăn nhai.
  • Bước 5 – Lắp răng sứ: Sau khi mão sứ được các nhân viên kỹ thuật hoàn thành, bác sĩ sẽ liên hệ với bạn để gắn răng sứ lên răng thật và kết thúc quá trình trồng răng sứ.
  • Bước 6 – Hẹn tái khám: Để đảm bảo chức năng ăn nhai và kỹ thuật lắp, trồng răng sứ vẫn hoạt động tốt, tình trạng thích ứng của răng với khoang miệng người dùng thì bác sĩ sẽ hẹn bạn đến tái khám sau đó khoảng 1 – 2 tháng, tùy từng trường hợp.

Xem thêm:

Thăm khám bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn về thời gian trồng răng
Thăm khám bác sĩ để được tư vấn rõ ràng hơn về thời gian trồng răng

Trên đây là quy trình trồng răng sứ cơ bản, chúng không được áp dụng dập khuôn đặc biệt với những tình trạng mắc bệnh lý về răng miệng. Mỗi nha khoa sẽ có sự thay đổi nhất định, nhưng vẫn đảm bảo những bước cơ bản được nêu ở trên.

Trồng răng sứ sử dụng được lâu không?

Ngoài việc thắc mắc trồng răng sứ mất bao lâu, khách hàng còn quan tâm đến độ bền của răng sứ. Mỗi phương pháp trồng răng sứ hiện nay đều có tuổi thọ khác nhau và phải phụ thuộc nhiều vào ý thức chăm sóc răng miệng của mỗi người. Trong đó, răng sứ kim loại sẽ duy trì hoạt động tốt trong vòng từ 3 – 5 năm, răng toàn sứ sẽ tăng độ bền lên đến 15 – 20 năm. Với việc cấy ghép răng Implant độ bền của răng có thể duy trì vĩnh viễn và giúp người bệnh ngăn chặn được tình trạng tiêu xương.

Các chuyên gia cho hay, việc làm cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp dù sử dụng bất cứ phương pháp nào vẫn không thể ngăn chặn được tình trạng tiêu xương. Do đó, sau khoảng 5 – 10 năm xương sẽ teo dần và làm má người bệnh hóp lại dẫn tới tình trạng kém sắc, các bệnh lý răng miệng cũng từ đó mà có thể xuất hiện. Vậy nên người dùng cần cân nhắc lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp.

Cách chăm sóc răng miệng giúp việc trồng răng sứ diễn ra suôn sẻ

Chăm sóc răng miệng là một việc làm cần thiết, tuy nhiên phần lớn mọi người thường chưa biết cách thực hiện sao cho đúng. Một số sai lầm thường gặp là dùng bàn chải không phù hợp, đánh răng quá mạnh và nghĩ rằng loại nước súc miệng nào cũng giống nhau,… Chính những điều này đã vô tình gây ra các bệnh lý về răng miệng. Từ đó khiến bạn phải mất nhiều thời gian hơn trong việc điều trị và phục hình răng sau này.

Không nên đánh răng quá mạnh
Không nên đánh răng quá mạnh

Các cách vệ sinh răng miệng mà bạn cần phải áp dụng nếu không muốn “độn” thời gian trồng răng sứ lên gấp đôi như sau:

  • Ưu tiên lựa chọn bàn chải đánh răng có lông mềm hoặc các bàn chải được bác sĩ nha khoa chỉ định. Đồng thời nên thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng.
  • Đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa hoạt chất Fluoride ngăn ngừa sâu răng và giúp hình thành xương mới. Thời gian đánh răng tiêu chuẩn được các bác sĩ khuyên nên kéo dài từ 2 – 3 phút.
  • Không đánh răng quá mạnh, nên đánh răng nhẹ nhàng theo vòng tròn từ mặt trong đến mặt ngoài và cả lưỡi.
  • Hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng thay vì dùng tăm xỉa khiến răng bị chảy máu. Hành động này lâu ngày có thể tạo ra khe hở khiến thức ăn dễ mắc vào gây ra các bệnh lý và tình trạng hôi miệng.
  • Hãy sử dụng nước súc miệng một cách thông minh, phù hợp với bản thân và lứa tuổi. Dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng xong và không dùng quá 2 – 3 lần/ngày. Hãy ngậm nước súc miệng khoảng 1 phút để các hoạt chất có trong nước súc miệng có thể tiêu diệt và loại bỏ các mảng bám tồn tại ở khoang miệng. Đặc biệt, không được nuốt nước súc miệng cũng như không nên ăn ngay sau khi vừa súc miệng xong.
  • Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, không ăn quá nhiều đồ ngọt nước có gas. Đồng thời người bệnh không hút thuốc và hạn chế uống rượu, bia. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, rau xanh, trái cây giàu vitamin C, khoáng chất, thịt, trứng, cá,… ddeer tăng cường sức khỏe răng miệng và ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Thực hiện việc thăm khám răng miệng định kỳ 1 năm 2 lần. Điều này sẽ giúp bạn giảm các bệnh lý về răng miệng, cũng như hạn chế nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn. Đồng thời góp phần đẩy nhanh tiến độ trồng răng sứ mà không cần phải chờ đợi để ưu tiên điều trị các bệnh lý răng miệng trước.

Tóm lại trồng răng sứ mất bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động. Bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất sau khi thăm khám và trao đổi trực tiếp với bác sĩ thực hiện. Việc bạn cần làm ngay lúc này là chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt để quy trình trồng răng sứ được diễn ra suôn sẻ và thuận tiện hơn.

Đọc thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương pháp chữa sâu răng bằng tỏi chỉ nên áp dụng với những trường hợp người bệnh mới bị sâu răng
TOP 4 cách chữa sâu răng bằng tỏi cực đơn giản và hiệu quả

Chữa sâu răng bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng tại nhà. Trong...

Nhổ Răng Có Đau Không? Cách Để Giảm Đau Khi Nhổ Răng
Nhổ Răng Có Đau Không? Cách Để Giảm Đau Khi Nhổ Răng

Quá trình nhổ răng sẽ xâm lấn đến các tổ chức trong miệng. Vậy thực tế nhổ răng có đau không? Chuyên gia cho biết...

dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng là gì? Quy trình lắp dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng trong chỉnh nha. Bởi nó nó có ảnh hưởng trực tiếp tới kết...

Miếng dán trắng răng nha-khoa
Hướng dẫn bạn cách sử dụng miếng dán trắng răng chuẩn nha khoa

Hàm răng trắng khỏe là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự tự tin của bạn. Do đó, nắm được nhu...

Bệnh sâu răng có thể xảy ra với bất kỳ ai
Trị Sâu Răng Cho Bé Tại Nhà: 11 Cách An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Tuy không nguy hiểm về...

[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM
[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM

Địa chỉ trồng răng giá rẻ TPHCM là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi trồng răng là một kỹ thuật khó, đòi...

Trong thanh phần của tỏi thường có chứa sulfuric nó sẽ tạo ra vị và mùi khá riêng biệt
Ăn tỏi hôi miệng và 5 cách loại bỏ mùi hôi nhanh nhất

Tỏi được biết tới là gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn. Hơn nữa, nó còn có tác dụng trong việc...

Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Ăn trái cây khô có thể gây mắc kẽ răng
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để bệnh hồi phục tốt nhất? 

Áp xe răng là bệnh lý khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Bệnh sẽ...

ReviewNK