Hỏi Đáp

Răng ê buốt sau khi bọc sứ do đâu? Cách khắc phục nhanh nhất

Bọc răng sứ được biết tới là phương pháp giúp mọi người trở nên tự tin, khắc phục những khuyết điểm của hàm răng. Tuy nhiên, rất nhiều người gặp phải hiện tượng răng ê buốt sau khi bọc sứ với các mức độ khác nhau. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau đây!

Nguyên nhân răng ê buốt sau khi bọc sứ

Theo các chuyên gia nhận định, răng ê buốt sau khi bọc sứ sẽ xảy ra trong thời gian 1 cho đến 2 tuần đầu tiên thực hiện. Hiện tượng này là khó bình thường nên bạn cũng không cần phải lo lắng quá. Nhưng với trường hợp ê buốt, đau nhức nặng, kéo dài trong thời gian dài thì người bệnh cần phải tới bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời. Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn tới hiện tượng bị ê răng sau khi bọc sứ:

Nướu chưa thích nghi kịp thời

Nướu của chúng vô cùng nhạy cảm. Trong quá trình thực hiện lắp mão cho răng sứ, có thể khiến bộ phận này đau nhức. Để thích nghi sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, bạn sẽ xuất hiện các cơn đau, khó chịu.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ sẽ xảy ra trong thời gian 1 cho đến 2 tuần đầu tiên
Răng ê buốt sau khi bọc sứ sẽ xảy ra trong thời gian 1 cho đến 2 tuần đầu tiên

Điều trị tủy răng chưa hết

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phải thực hiện điều trị tủy răng trước khi thực hiện bọc răng sứ. Điều này có tác dụng trong việc loại bỏ hết phần tủy và mô bị nhiễm trùng, cũng tạo điều kiện để việc bọc răng sứ cho răng sâu diễn ra thuận lợi hơn. Nếu như nhiễm khuẩn vẫn còn sót lại sẽ khiến răng bị đau nhức, ê buốt kéo dài sau khi đã bọc sứ.

Mài nhiều men răng

Khi bọc răng sứ, một số người sẽ phải thực hiện mài răng để việc lắp đặt diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không có trình độ chuyên môn cao, tính toán không đúng tỉ lệ mài răng hoặc thao tác không chuẩn sẽ làm cho răng của bạn bị mài đi quá nhiều. Lúc này, nó sẽ gây ra hiện tượng ngà răng bị lộ ra ngoài dẫn tới răng ê buốt, khó chịu.

Răng sứ bị lắp sai lệch

Răng sứ sau khi lắp bị lệch, cao hơn so với răng bình thường. Điều đó khiến cho quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng. Lúc này toàn bộ lực nhai sẽ dồn toàn bộ phần chân răng. Khi áp lực tăng lên sẽ gây ra hiện tượng đau nhức, khó chịu.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Răng ê buốt sau khi bọc sứ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Nghiến răng

Đây là tật mà khá nhiều người đang mắc phải. Nghiến răng sẽ khiến cho những chiếc răng đối diện tác động liên tục và mạnh tới răng sứ. Chúng sẽ phải chịu áp lực khá lớn nên sau mỗi lần nghiến răng bạn sẽ đều cảm thấy đau nhức và ê buốt.

Rò rỉ keo nha khoa

Để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ phải sử dụng công nghệ hóa cứng keo dán răng sứ. Tuy nhiên, với trường hợp bạn thực hiện làm răng tại nha khoa không áp dụng công nghệ này sẽ dẫn tới hiện tượng keo bị rò rỉ ra bên ngoài. Lúc đó sẽ dẫn tới hiện tượng răng ê sau khi bọc sứ. Ngoài ra, với những trường hợp nghiêm trọng nó có thể khiến cho răng sứ bị bung ra bên ngoài.

Răng sứ có chất lượng kém

Khi bọc răng sứ lọc không tốt, chất lượng kém, không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, tính dẫn nhiệt không đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất xấu tới cùi răng thật. Môi khi ăn đồ lạnh hoặc nóng, răng sẽ bị tác động gây ê buốt.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ cần làm gì?

Với trường hợp răng ê sau khi bọc sứ, bạn có thể loại bỏ sự khó chịu bằng việc áp dụng một số phương pháp tại nhà sau đây:

Trị răng ê sau khi bọc sứ với nước muối

Nước muối có tác dụng trong việc kháng khuẩn rất tốt. Bạn hãy sử dụng nước muối súc miệng mỗi ngày để làm sạch dịch bẩn, vi khuẩn tích tụ ở quanh răng sứ. Cách thực hiện rất đơn giản, hãy pha 2 muỗng cà phê muối cùng với nước muối rồi khuấy đều. Sử dụng nước này để súc miệng. Ngoài ra, bạn có thể mua nước muối sinh lý ở các tiệm thuốc để đảm bảo tỷ lệ pha cho chuẩn.

Xem thêm: Bị ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Nước muối có tác dụng trong việc kháng khuẩn rất tốt.
Nước muối có tác dụng trong việc kháng khuẩn rất tốt.

Trị răng ê buốt sau khi bọc sứ với đá lạnh

Sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm cũng có tác dụng giảm đau rất tốt. Sử dụng đá chườm vào khu vực gần với răng sứ. Trong quá trình thực hiện cần chú ý không được chườm trực tiếp vào vị trí gắn răng sứ vì sẽ khiến cơn đau thêm phần trầm trọng hơn.

Trị răng ê buốt sau khi bọc sứ với hàm bảo vệ răng

Sử dụng hàm bảo vệ cho trường hợp nghiến răng
Sử dụng hàm bảo vệ cho trường hợp nghiến răng

Trong trường hợp bị ê buốt sau bi bọc răng sứ vì tật nghiến răng, bạn cần phải sắm thêm miếng bảo vệ răng. Sản phẩm này có tác dụng trong việc hạn chế răng tiếp xúc và chạm vào răng sứ.

Trị răng ê buốt sau khi bọc sứ với thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau được bác sĩ chỉ định gồm có acetaminophen, ibuprofen… có tác dụng giảm cơn đau nhanh chóng cho người vừa bọc răng sứ. Nhưng bạn cũng cần chú ý sử dụng đúng liều lượng và theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không dùng quá liều vì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ khi nào cần tới nha khoa?

Với những trường hợp bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức trong thời gian dài bạn cần tới ngay nha khoa để được thăm khám. Tại đây, các nha sĩ sẽ xem xét nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Những người bị đau nhức nguyên nhân do lắp răng sứ kênh cộm, lệch khớp cắn thì bác sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ để điều chỉnh lại. Còn trường hợp bị bệnh lý liên quan tới răng miệng, đòi hỏi người bệnh phải điều trị triệt để rồi mới được lắp sứ trở lại.

Cần tới gặp nha sĩ nếu tình trạng ê buốt, đau nhức nặng
Cần tới gặp nha sĩ nếu tình trạng ê buốt, đau nhức nặng

Khi bọc răng sứ xong, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách vệ sinh, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh hiện tượng đau nhức, ê buốt. Mỗi ngày, bạn cần vệ sinh răng miệng 2 lần, kết hợp súc miệng với nước muối và sử dụng chỉ nha khoa.

Một số thực phẩm cần kiêng khem trong thời gian đầu bọc răng sứ gồm có thực phẩm có nhiều axit, đò ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy ưu tiên những món ăn ninh nhừ, nghiền nhỏ và để nguội để không làm ảnh hưởng tới toàn bộ hàm răng.

Trên đây là thông tin chi tiết liên quan tới nguyên nhân và cách trị răng ê buốt sau khi bọc sứ. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn kiến thức bổ ích để áp dụng thật hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Niềng răng
Niềng Răng Giá Bao Nhiêu? Quy Trình, Phương Pháp Phổ Biến

Trong số những phương pháp chỉnh nha hiện nay, thì niềng răng được đánh giá là hình thức an toàn, hiệu quả cao nhất, không...

Khách hàng Trần Gia Hân
Tự Tin Làm Điều Mình Thích Sau Khi Dán Răng Sứ Veneer Tại ViDental

“Nhờ dán răng sứ Veneer tại Nha Khoa ViDental, mình từ một cô gái thiếu tự tin, luôn khép mình vì hàm răng không được...

Bọc răng sứ thẩm mỹ cao cấp tại ViDental
SUPERPLAS 6D – Công nghệ bọc răng sứ thẩm mỹ được khách hàng “săn đón”

Nhằm phá vỡ lối mòn truyền thống xưa cũ còn tồn đọng ở nha khoa thẩm mỹ tại Việt Nam hiện nay. Nha Khoa ViDental...

Răng trẻ mọc lẫy sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi
Răng trẻ mọc lẫy nguy hiểm thế nào? Phương pháp giải quyết tốt nhất

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, các bé trong độ tuổi thay răng có 70% gặp phải hiện tượng răng...

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng được hiểu là hôi miệng do dạ dày
Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng và thông tin quan trọng cần biết!

Trong thời gian qua, trên khắp các diễn đàn hay mạng xã hội đang lan truyền thông tin liên quan tới mùi hôi miệng phát...

Trồng Răng Là Phương Pháp Gì? Có Mấy Loại? Thực Hiện Thế Nào?
Trồng răng là phương pháp gì? Có mấy loại? Thực hiện thế nào?

Tiêu xương hàm hoặc xương ổ răng dẫn tới lệch khớp cắn, méo miệng,... chính là hệ quả của một thời gian dài mất răng....

Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất
Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất

Dịch vụ niềng răng trả góp không còn quá xa lạ với những khách hàng mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, chắc khỏe...

Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém gây ra hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng ở trẻ em: Tìm hiểu nhanh nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Chứng hôi miệng ở trẻ em là mối lo lắng của khá nhiều các bậc phụ huynh. Đây là đối tượng dễ mắc chứng hôi...

ReviewNK