Hỏi Đáp

Bị Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Đau Răng Ê Buốt

Ê buốt răng và chân răng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này gây cảm giác ê buốt khó chịu cho người bệnh, cản trở việc ăn uống, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, việc sớm có biện pháp can thiệp phù hợp, ngăn chặn nguy cơ phát sinh biến chứng là điều vô cùng cần thiết.

Ê buốt răng là gì? Triệu chứng thường gặp

Ê buốt răng tiếng Anh là toothache, còn được biết đến với thuật ngữ răng nhạy cảm. Đây là tình trạng răng miệng tương đối phổ biến, gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc phải, nhất là khi ăn đồ nóng, đồ lạnh hoặc đồ ăn quá cứng.

Ê buốt răng và chân răng đang ngày càng trở nên phổ biến
Ê buốt răng và chân răng đang ngày càng trở nên phổ biến

Thông thường, một chiếc răng khỏe mạnh sẽ được bao bọc bởi lớp men răng cứng chắc bên ngoài. Nó đóng vai trò bảo vệ ngà răng – nơi chứa hàng ngàn ống ngà dẫn các dây thần kinh răng, còn chân răng sẽ được nướu bao bọc, bảo vệ.

Khi men răng bị mòn hoặc đã bị nứt mẻ, đường viền nướu tụt… làm lớp ngà răng lộ ra ngoài. Lúc này, nếu răng phải tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh, có tính acid qua thức ăn sẽ làm dây thần kinh bị kích thích, gây ra hiện tượng ê buốt răng.

Nếu tình trạng răng nhạy cảm không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khiến cảm giác ê buốt tích lũy, lâu ngày sẽ càng trở nên trầm trọng, dẫn tới nguy cơ viêm tủy. Bên cạnh đó, những cơn ê buốt cũng khiến bệnh nhân khó chịu, luôn phải kiêng khem nhiều loại đồ ăn và có tâm lý ám ảnh về tình trạng đang gặp phải.

Các nguyên nhân ê buốt răng chủ yếu

Tình trạng răng nhạy cảm có thể “làm phiền” mọi đối tượng bệnh nhân, nhưng chủ yếu hơn cả là ở người trưởng thành. Có thể chia nguyên nhân gây ê buốt răng thành 2 nhóm là sinh lý (thói quen sinh hoạt, cơ địa) và nhóm nguyên nhân bệnh lý như sau:

Các nguyên nhân sinh lý

Bệnh nhân có thể dễ dàng gặp phải triệu chứng đau răng ê buốt do thường có các thói quen sau:

  • Vệ sinh răng sai cách: Ngay cả khi tình trạng ê buốt răng chưa xảy ra nếu như mỗi người có thói quen đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải lông cứng, đánh răng quá nhiều lần trong ngày thì có thể gây mòn răng, làm hại men răng. Từ đó, vi khuẩn có trong các loại thực phẩm sẽ tấn công, gây hại tủy răng, khiến răng nhạy cảm và dễ bị ê buốt.
  • Lạm dụng nước súc miệng: Đây cũng là nguyên nhân bị ê buốt răng phổ biến ở nhiều bệnh nhân. Bởi một số loại nước súc miệng có tính acid cực cao, nếu người bệnh có lớp men răng vốn dĩ đã hỏng, ngà răng lộ ra ngoài, khi tiếp tục sử dụng nước súc miệng kéo dài sẽ khiến răng nhạy cảm, làm nghiêm trọng hơn các tổn thương.
  • Thường xuyên nghiến răng: Lâu dần, thói quen này sẽ khiến răng bị bào mòn, kéo theo đó là cảm giác ê buốt.
  • Sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính acid: Nhóm thực phẩm này tác động trực tiếp đến men răng, gây ra cảm giác ê buốt khó chịu. Trong đó phổ biến nhất là ngũ cốc, đường, sản phẩm từ sữa, soda…
Thói quen vệ sinh kém khoa học cũng có thể gây ê buốt răng
Thói quen vệ sinh kém khoa học cũng có thể gây ê buốt răng

Bên cạnh đó, hiện tượng đau răng ê buốt cũng có thể xuất phát từ việc thực hiện một số thủ thuật nha khoa như cạo vôi, làm láng chân răng, tẩy răng… hoặc các bước trong quy trình phục hình răng. Tuy nhiên, nếu răng ê buốt vì lý do này sẽ tự khỏi sau 4-6 tuần, bệnh nhân nên chủ động chăm sóc để nhanh chóng cải thiện triệu chứng khó chịu.

Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân ê buốt răng do thói quen ăn uống, sinh hoạt và thủ thuật nha khoa thì tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Điển hình là các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, teo nướu… Tốt nhất bệnh nhân nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng để được thăm khám, chẩn đoán.

Bị ê buốt răng là bệnh gì?

Tuy đau răng ê buốt chưa phải là vấn đề nha khoa nghiêm trọng nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về răng miệng. Trong đó, phổ biến nhất là:

1. Teo rút nướu tự nhiên

Ngoài tuổi 40, nướu thường có dấu hiệu bị teo rút và để lộ ra chân răng. Đây là phần răng không được men răng bảo vệ nên rất nhạy cảm, dễ gây ê buốt khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc khô cứng.

Do vậy, nếu không may bị ê buốt răng và phát hiện chân răng có “khoảng trống” bất thường cần đến bệnh viện thăm khám để được tư vấn trám cổ chân răng. Việc sớm có biện pháp can thiệp khi nướu bắt đầu teo, tụt giúp bảo vệ răng miệng lâu dài, tránh nguy cơ rụng răng.

2. Mắc bệnh nướu răng

Khi mảng bám, cao răng tích tụ lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nướu răng phát triển. Ở mức độ nguy hiểm, tình trạng này có thể gây phá hủy ổ răng.

Trong đó, bệnh nướu thường gặp nhất là viêm nướu khi các mô mềm quanh ổ xương răng bị sưng đỏ, tạo mảng bám và gây chảy máu. Bệnh lý này làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu, tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, thậm chí gây mất răng.

3. Bệnh viêm nha chu

Nếu bạn vẫn chưa biết răng ê buốt vì sao thì viêm nha chu có thể là nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Đây là bệnh lý thường gặp ở người già, người trung niên và đe dọa nguy cơ mất răng cao nếu như phát hiện và điều trị chậm trễ.

Ê buốt chân răng là bệnh gì? Viêm nha chu là bệnh lý điển hình
Ê buốt chân răng là bệnh gì? Viêm nha chu là bệnh lý điển hình

Nguyên nhân gây viêm nha chu chủ yếu là sự phát triển của vi khuẩn trong các mảng bám răng. Nếu bệnh nhân thường xuyên không đánh răng, chăm sóc răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ, sau đó khoáng hóa trở thành cao răng với lượng lớn vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ không ngừng phát triển gây viêm lợi, phá hủy mô răng… khiến bệnh nhân chảy máu chân răng, lợi sưng, hơi thở có mùi…

4. Sâu răng

Sâu răng được hiểu là tình trạng tổn thương mô cứng của răng do sự phá hủy khoáng gây nên. Nguyên nhân chủ yếu của quá trình bào mòn, làm hỏng răng này là sự tấn công của các vi khuẩn tồn tại trong mảng bám.

Theo các nha sĩ, đây là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, có thể gặp ở trẻ em, thanh niên, người lớn tuổi… và cả trẻ sơ sinh. Nếu sâu răng không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lớp trong của răng, gây nhiễm trùng nặng và mất răng.

5. Nứt răng hoặc nứt vết trám cũ

Các vết nứt ở răng có thể kéo dài tới tận chân răng và gây ê buốt khi ăn hoặc uống đồ lạnh. Nếu nhận thấy bản thân đang gặp những dấu hiệu này, bệnh nhân nên tìm gặp nha sĩ để được tư vấn cụ thể.

Trong một số trường hợp, trước đó bệnh nhân đã thực hiện thủ thuật trám răng hoặc trám cổ chân răng thất bại, chưa đủ tiêu chuẩn có thể khiến nứt vết trám sau thời gian ngắn. Điều này cũng gây ra những cơn ê buốt răng khó chịu, làm bệnh nhân lầm tưởng đang mắc bệnh lý về răng.

Triệu chứng ê buốt răng có nguy hiểm không?

Thực tế, ê buốt răng là một triệu chứng, chưa phải bệnh lý. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà tình trạng này ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Nhất là không thể ăn những món ăn yêu thích, gây cảm giác buồn chán cùng nhiều vấn đề tâm lý khác.

Đau răng ê buốt khiến việc ăn uống bất tiện
Đau răng ê buốt khiến việc ăn uống bất tiện

Tuy nhiên, nếu đau răng ê buốt là triệu chứng của các bệnh lý răng miệng thì người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi khi sâu răng, viêm nha chu, teo nướu, viêm nướu… không được chữa trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Mất ngủ, khiến cơ thể suy nhược: Những cơn đau răng kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, kém ăn, gây mất ngủ về đêm. Lâu dần, cơ thể bệnh nhân uể oải, tinh thần giảm sút, kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe.
  • E ngại trong giao tiếp: Nếu tình trạng ê buốt do các bệnh lý về răng gây nên có thể khiến hơi thở bệnh nhân hôi tanh, vùng quanh nướu chảy máu, sưng đỏ,… những triệu chứng này khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp xã hội.
  • Tăng nguy cơ mất răng: Khi ê buốt răng do sâu răng, tụt nướu, viêm nướu hoặc các bệnh răng miệng khác gây nên có thể gây rụng răng nếu không được điều trị sớm. Lúc này, người bệnh buộc phải trồng răng giả, mất đi hàm răng tự nhiên.

Chẩn đoán đau răng ê buốt

Để phát hiện rõ bệnh lý khiến răng ê buốt, trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng thông qua quan sát tình trạng răng miệng và hỏi bệnh nhân một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh, thói quen ăn uống sinh hoạt…

Sau khi đã có được những thông tin cơ bản, tùy thuộc vào tình trạng ê buốt ở mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cận lâm sàng như sau:

  • Chụp X-Quang răng: Phổ biến nhất X-Quang nội nha. Những phương pháp này cho kết quả hình ảnh với mức độ chi tiết cao, từ đó sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, nứt răng…
  • Chụp CT răng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X, chỉ với một lần quét duy nhất, chụp CT có thể cho ra hình ảnh 3 chiều rõ nét của toàn bộ hàm răng. Từ đây, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát tình trạng răng miệng và đưa ra kết luận cuối cùng.
Chụp X-Quang răng cho hình ảnh chi tiết toàn bộ hàm răng
Chụp X-Quang răng cho hình ảnh chi tiết toàn bộ hàm răng

Điều trị ê buốt răng thế nào?

Nếu xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, tình trạng đau buốt răng sẽ được cải thiện khi người bệnh thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt. Nếu do nguyên nhân bệnh lý, hiện tượng ê buốt sẽ kéo dài ngay cả khi đã điều chỉnh lối sống. Khi đang bị cơn ê buốt răng “hành hạ”, bệnh nhân có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây:

Mẹo dân gian giảm ê buốt răng tại nhà

Trước tiên, để loại bỏ triệu chứng ê buốt, mỗi người bên thay đổi thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng, bỏ thói quen nghiến răng. Sau đó có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau:

  • Bài thuốc từ lá ổi: Đây là dược liệu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả nên thường được dân gian sử dụng để điều trị các cơn ê buốt răng. Bằng cách nhai vài lá ổi non hoặc nấu nước lá ổi với muối dùng để súc miệng hằng ngày, các triệu chứng răng nhạy cảm sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng hành tây: Củ hành tây giúp giảm cơn đau răng nhờ chứa hợp chất kháng viêm. Để loại bỏ cơn ê buốt, bệnh nhân có thể sử dụng vài lát hành tây chà nhẹ vào khu vực lợi, chân răng bị nhạy cảm. Chú ý chỉ nên dùng miếng hành nhỏ, không nên quá mạnh tay vì có thể gây tổn thương lợi.
  • Trà bạc hà: Để loại bỏ cảm giác ê buốt, bệnh nhân có thể ngâm chút trà bạc hà. Đây là cách làm đơn giản nhưng có tác dụng nhanh chóng, không gây hại cho nướu và chân răng.

Lưu ý: Các biện pháp dân gian chỉ mang tác dụng tạm thời, nếu sau vài ngày thực hiện những triệu chứng ê buốt không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn chính xác.

Điều trị đau răng ê buốt bằng Tây y

Nếu như cảm giác ê buốt do các bệnh lý về răng miệng gây nên thì buộc phải có sự can thiệp của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hay thực hiện thủ thuật trám răng, thậm chí loại bỏ răng bị bệnh.

Sử dụng thuốc chống ê buốt răng

Các bác sĩ cho biết, có rất ít loại thuốc đường uống giúp loại bỏ tình trạng ê buốt răng, thay vào đó các loại gel chống ê buốt lại phổ biến hơn cả. Bởi chúng có tác dụng tại chỗ, đem lại hiệu quả nhanh chóng ngay sau khi sử dụng.

Các loại gel bôi chống ê buốt giúp làm giảm nhanh triệu chứng
Các loại gel bôi chống ê buốt giúp làm giảm nhanh triệu chứng

Một số loại gel chống ê răng thường được bác sĩ khuyên dùng là:

  • Sensikin: Tác dụng giảm ê buốt do tụt nướu, mòn men răng. Bệnh nhân có thể bôi trực tiếp vào vùng nướu răng bị ê buốt 4-5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ.
  • GC Tooth Mousse: Gel giúp trung hòa acid, làm sạch răng, chống khô miệng, giảm ê buốt hiệu quả. Mỗi lần dùng chỉ cần lấy một lượng nhỏ gel thoa vào nướu răng cần điều trị, sau 3 phút gel sẽ thẩm thấu đều.
  • Emoform: Loại gel này giúp loại bỏ ê nhức, phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả. Liều dùng khuyến cáo là 3-4 lần/ngày, riêng trẻ nhỏ chỉ dùng 1 lần vào buổi tối.

Can thiệp ngoại khoa

Trong trường hợp việc dùng thuốc không có tác dụng, nướu răng tổn thương nghiêm trọng, men răng hỏng lộ ngà răng… bác sĩ sẽ yêu cầu can thiệp ngoại khoa. Tùy thuộc vào từng bệnh lý về răng mà quy trình điều trị, phục hồi sẽ có sự khác biệt, song phổ biến nhất vẫn là các phương pháp sau:

  • Loại bỏ triệu chứng bệnh nướu răng: Cạo vôi răng, làm láng chân răng dưới đường nướu. Nếu bệnh nhân bị nướu răng thì cần phẫu thuật, sau đó dùng thuốc kháng sinh chống viêm.
  • Điều trị tủy: Nếu nguyên nhân gây ê buốt răng do sâu răng, bệnh nhân sẽ được điều trị tủy trong 1- 2 tuần, sau đó tủy nhân tạo sẽ được đưa vào để thay thế phần tủy đã hỏng. Riêng đối với trẻ em, việc điều trị tủy sẽ không được thực hiện do răng sữa ở trẻ có liên quan đến nhiều dây thần kinh răng, việc loại bỏ tủy có thể gây ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn đang mọc bên dưới.
  • Trám chân răng: Thường được chỉ định cho bệnh nhân bị teo, rút nướu tự nhiên.
  • Nhổ răng: Đây là biện pháp cuối cùng nếu như viêm nướu, sâu răng quá nặng và không thể giữ lại răng tự nhiên. Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân trồng răng giả, lắp bọc chụp răng cho phù hợp.
Nhổ răng là biện pháp cuối cùng nếu răng bị bệnh không thể bảo tồn
Nhổ răng là biện pháp cuối cùng nếu răng bị bệnh không thể bảo tồn

Bị ê buốt răng nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân đang gặp các vấn đề răng miệng, nhất là người đang bị ê buốt răng khiến hoạt động nhai nuốt bị hạn chế. Do vậy, người bệnh có thể tham khảo một số thực phẩm nên ăn và nên kiêng như sau:

Nhóm thực phẩm nên ăn

  • Những món ăn mềm: Gồm các thực phẩm dinh dưỡng, giúp bệnh nhân đỡ cảm thấy đau buốt khi không phải dùng quá nhiều lực để nhai. Điển hình là: Custard hoặc pudding, sữa chua, phô mai, bánh ngọt mềm, thịt xay nhuyễn,…
  • Cá ngừ, cá hồi: Hai loại cá này vừa giàu dinh dưỡng vừa mang lại cảm giác ngon miệng mà không tác động quá nhiều vào răng. Từ đó bệnh nhân không bị ê buốt khi ăn.
  • Rau xanh và trái cây: Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, dưỡng chất tốt cho cơ thể. Do ê buốt răng khiến khả năng nhai bị hạn chế nên người bệnh có thể chế biến chúng thành sinh tố, nước ép…

Nhóm thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm ngọt: Chứa hàm lượng lớn đường, chúng dễ bám lại trên răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng ê buốt.
  • Đồ ăn chứa nhiều acid: Nước ngọt có gas, cam, chanh,… là những thực phẩm giàu acid dễ gây đau nhức răng.
  • Thực phẩm lạnh: Nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến răng có cảm giác ê buốt, nếu đang gặp phải tình trạng này người bệnh tốt nhất nên nói KHÔNG với kem, đá…
  • Thức ăn dai cứng: Có thể làm gia tăng các tổn thương, thậm chí gây gãy răng.
  • Bia rượu: Những đồ uống chứa cồn không chỉ làm răng xỉn màu mà còn gây ức chế quá trình sản xuất nước bọt, làm hại men răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng.
Việc ăn uống khoa học là rất cần thiết đối với người bệnh
Việc ăn uống khoa học là rất cần thiết đối với người bệnh

Khám, chữa ê buốt răng ở đâu uy tín?

Khi gặp phải các triệu chứng đau răng ê buốt, người bệnh nên sớm tìm đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Dưới đây là một số đơn vị có chuyên khoa răng uy tín, được nhiều bệnh nhân đánh giá cao:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW

Bệnh viện là đơn vị chuyên thăm khám và điều trị bệnh về răng hàm mặt, trong đó có các vấn đề liên quan đến đau nhức răng. Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ kinh nghiệm, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương hiện là địa chỉ tin cậy được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Người bệnh khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận có thể tìm đến viện theo địa chỉ: Số 40B đường Tràng Thi, thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội – Hotline: (84.4) 3826.9722 – 3928.5172 – 3826.9275.

  • Khoa Răng – Bệnh viện 108

Đơn vị này chuyên tiếp nhận các bệnh nhân là bộ đội, đối tượng có BHYT và nhân dân đang gặp bệnh về răng miệng, trong đó có triệu chứng ê buốt răng. Trong thăm khám và điều trị, Khoa Răng của bệnh viện hiện áp dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, công nghệ chẩn đoán hiện đại, mang lại hiệu quả điều trị tích cực cho bệnh nhân. Bệnh viện 108 có địa chỉ tại số 1 đường Trần Hưng Đạo – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, Hotline: 024 6278 4129.

  • Khoa Răng Hàm Mặt (B8) thuộc Bệnh viện 198

198 là bệnh viện hạng I đầu ngành Bộ Công an. Đơn vị này chuyên tiếp nhận và điều trị cho đối tượng chính sách, Quân đội, Công an và nhân dân. Với việc tích cực đầu tư trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất, Khoa Răng Hàm Mặt (B8) của bệnh viện đang không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo nhân dân. Bệnh nhân có nhu cầu khám và điều trị đau nhức răng có thể tìm đến bệnh viện theo địa chỉ: Số 9, đường Trần Bình, thuộc phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội – Hotline: 0243.837.3747.

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh

Đây là bệnh viện chuyên khoa lớn phía Nam đang áp dụng kỹ thuật số trong khám và điều trị bệnh về răng miệng, qua đó mang lại hiệu quả cao, rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân. Với những người đang bị ê buốt răng có thể liên hệ bệnh viện theo hotline 028 3836 0191 hoặc địa chỉ số 265 Trần Hưng Đạo, Cô Giang, thuộc Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Người bệnh nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế
Người bệnh nên chủ động thăm khám tại cơ sở y tế

Phòng tránh đau răng ê buốt hiệu quả

Ê buốt răng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, khả năng ăn uống, thậm chí đe dọa cả sức khỏe. Do vậy, để không gặp phải tình trạng này, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất ngày 2 lần vào sáng và tối.
  • Luôn lựa chọn các loại bàn chải đánh răng mềm, khi đánh răng nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng để hạn chế chảy máu, viêm lợi.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn có tính acid như nước ép bưởi, chanh, đồ uống giàu cacbonat,… bởi chúng có thể bào mòn men răng, khiến răng suy yếu. Nếu vẫn muốn sử dụng những thực phẩm này, tốt nhất người bệnh nên súc miệng ngay sau khi ăn để loại bỏ hết acid còn sót lại trên răng.
  • Loại bỏ các món ăn ngọt, đồ ăn vặt ra khỏi thực đơn. Điều này giúp hạn chế nguy cơ sâu răng, viêm nướu – những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng ê buốt.
  • Chủ động thăm khám răng định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề gây ê buốt, từ đó kịp thời có biện pháp can thiệp.

Ê buốt răng luôn khiến bệnh nhân khó chịu, mệt mỏi, thậm chí đảo lộn cuộc sống sinh hoạt. Do vậy, để không gặp phải tình trạng này, mỗi người nên chủ động ăn uống, vệ sinh khoa học, đồng thời luôn theo dõi sức khỏe răng miệng từ đó sớm có biện pháp can thiệp nếu phát hiện bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm
Trồng Răng Nanh Bao Nhiêu Tiền? Phương Pháp Trồng Răng Nanh

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền một cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân khi xảy ra sự...

Trồng răng giả giá bao nhiêu 1 chiếc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trồng Răng Sứ Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc? Địa Chỉ Trồng Răng Sứ Uy Tín

“Cái răng cái tóc là góc con người” là câu ca từ xa xưa nói về việc ngoại hình có ảnh hưởng lớn đến hình...

răng sữa nhổ còn sót chân
Hậu quả khi nhổ răng sữa còn sót chân răng và cách xử lý

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng không hiếm gặp khi phụ huynh tự nhổ cho bé tại nhà hoặc bé tự...

Bệnh hôi miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hơi thở có mùi
Bệnh Hôi Miệng Do Đâu? Cách Trị Hơi Thở Có Mùi Hiệu Quả

Hôi miệng, miệng hôi thối là tình trạng thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng hơi thở “rau mùi” sẽ làm...

[ĐIỂM DANH] TOP 13 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở TPHCM Nổi Tiếng Nhất
[ĐIỂM DANH] TOP 13 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở TPHCM Nổi Tiếng Nhất

Khi được thực hiện niềng răng - chỉnh nha với bác sĩ giỏi, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn và hạn chế những rủi...

[XEM NGAY] 12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất
12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất

Cấy ghép implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp, do đó cần được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao và...

Top 10 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở Hà Nội Được Tin Cậy Nhất
Top 11 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở Hà Nội Được Tin Cậy Nhất

Niềng răng đòi hỏi cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều yếu tố, đặc biệt là lựa chọn được địa chỉ uy tín. Trong...

Sâu răng trẻ em
Sâu răng trẻ em do đâu? Cách chữa và phòng ngừa bố mẹ cần biết

Sâu răng trẻ em có thể gây đau đớn, làm lệch răng, ảnh hưởng tới khả năng phát âm và dẫn tới các bệnh về...

ReviewNK