Hỏi Đáp

Nấm miệng ở trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nấm miệng ở trẻ là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh do nấm candida albican xâm nhập vào khoang miệng của trẻ nhỏ. Nếu quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ tạo điều kiện để nấm sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Vậy làm thế nào để điều trị chứng bệnh này ở trẻ nhỏ? 

Nấm miệng ở trẻ là gì?

Nấm miệng trẻ em còn có tên khác là tưa lưỡi hoặc đẹn trăng. Bệnh này do một loại nấm men có tên là Candida albicans gây ra, phát triển nhanh chóng bên trong khoang miệng và gây ra bệnh. Ban đầu, trên đầu lưỡi xuất hiện các chấm nhỏ, rồi dần dần lan rộng ra thành các mảng trắng bên trên bề mặt lưỡi.

Nấm miệng trẻ em còn có tên khác là tưa lưỡi hoặc đẹn trăng
Nấm miệng trẻ em còn có tên khác là tưa lưỡi hoặc đẹn trăng

Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi trong đang thời kỳ bú mẹ có thể bị tái nhiễm trở lại do trên núm vú của người mẹ cũng mang mầm nấm Candida. Lúc này, trên núm vú sẽ bị rát, đau, ngứa, bỏng, xuất hiện ban màu đỏ. Khi điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh cũng cần kết hợp điều trị luôn núm vú cho mẹ.

Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây ra nấm miệng ở trẻ sơ sinh thường do các yếu tố sau đây:

  • Virus hoặc nấm gây bệnh: Nguyên nhân đầu tiên gây ra nấm miệng ở trẻ nhỏ đó là virus hoặc nấm tấn công. Lúc này trên miệng mạc miệng và toàn bộ lưỡi sẽ có các mảng trắng. Không ít cha mẹ thường cho rằng nó do cặn sữa đọng lại nên khá chủ quan. Trẻ nhỏ lúc này thường xuyên cảm thấy khó nuốt, đau đớn nên bỏ bú, quấy khóc. Ngoài ra, một số trẻ có thể xuất hiện các vết loét nhỏ bên trong khoang miệng.
  • Vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách: Trẻ nhỏ thường khó vệ sinh cá nhân và tự chăm sóc cho mình. Do đó, phụ huynh cần phải chủ động trong việc chăm sóc cho bé. Tưa miệng ở trẻ sơ sinh thường do sau khi bú hoặc ăn bột xong các mẹ không cho bé dùng nước súc miệng. Đối với những bé lớn thì có thể do thói quen ăn đồ ngọt, ăn đêm, sau khi ăn không đánh răng làm cho nấm men phát triển trong khoang miệng.
  • Trẻ có sức đề kháng yếu: Bên cạnh đó, với một số trẻ có sức đề kháng kém như bị ung thư, HIV… cũng thường bị căn bệnh này ở mức độ nặng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Trẻ nhỏ sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên, dùng corticoid trị hen suyễn cũng là nguyên nhân gây ra bé sơ sinh bị tưa miệng. Các loại thuốc này sẽ khiến cho vi sinh vật trong cơ thể mất đi sự cân bằng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng nói chung và vi khuẩn tấn công gây nấm lưỡi nói riêng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chính gây nấm miệng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chính gây nấm miệng

Cách nhận biết triệu chứng nấm miệng ở trẻ

Ở giai đoạn đầu, tưa miệng ở trẻ thường không có triệu chứng điển hình. Tuy nhiên, khi bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng thì sẽ có một số triệu chứng dễ nhận biết sau đây:

  • Ở má trong, trong họng, trên bề mặt lưỡi, môi, nướu xuất hiện các vạt nhạt hoặc vạt trắng
  • Những đốm này sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu khi cào mạnh
  • Trong miệng luôn cảm thấy nóng, rát cảm giác như có bông bên trong, khó nuốt, chốc mép, miệng giảm vị giác, luôn có vị đắng.
  • Một số trường hợp, nấm miệng khiến thực quản bị ảnh hưởng. Đây là loại nấm có thể làm ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Trên bề mặt lưỡi, môi, nướu xuất hiện các vạt nhạt hoặc vạt trắng
Trên bề mặt lưỡi, môi, nướu xuất hiện các vạt nhạt hoặc vạt trắng

Bệnh nấm miệng ở trẻ có lây không?

Bệnh nấm miệng trẻ sơ sinh có thể lây lan qua các con đường sau đây :

  • Lây nhiễm từ trẻ sơ sinh bị tưa miệng sang những trẻ khác thông qua việc sử dụng chung những đồ vật như núm vú giả, bình uống sữa, thìa, cốc, đồ chơi.
  • Lây nhiễm từ lưỡi của trẻ bị nhiễm nấm sang phần đầu ti của người mẹ thông qua quá trình bú sữa hoặc ngược lại.
  • Lây nhiễm từ mẹ sang con do trong thời kỳ mang thai người mẹ bị nhiễm nấm âm đạo rồi truyền sang con.

Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng ở trẻ cần được điều trị kịp thời
Bệnh nấm miệng ở trẻ cần được điều trị kịp thời
Bệnh nấm miệng trẻ sơ sinh có thể lây lan qua nhiều con đường
Bệnh nấm miệng trẻ sơ sinh có thể lây lan qua nhiều con đường

Hướng dẫn cách điều trị nấm miệng ở trẻ đơn giản

Để chữa bệnh tưa miệng ở trẻ sơ sinh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây:

Bài thuốc dân gian trị nấm miệng ở trẻ tại nhà

Mẹo chữa nấm miệng cho bé thường sử dụng một số nguyên liệu:

Rau ngót

Sử dụng 1 nắm rau ngót, đem rửa sạch với nước. Sau đó đun sôi cùng với nước muối. Hãy để cho nước nguội rồi vớt rau ra ngoài, đem nghiền nhỏ rồi lọc lấy nước cốt. Sử dụng nước này để rơ lưỡi cho bé 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Rau ngót là dược liệu có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, đồng thời giúp loại bỏ nhanh chóng những mảng bám bên trên lưỡi của trẻ an toàn, hiệu quả. Khi thực hiện bạn cũng cần chú ý, chỉ áp dụng cách này với trường hợp nấm miệng ở trẻ 1 tuổi. Vì loại rau này có thể gây kích thích tiêu hóa, đường ruột khiến bé bị đi ngoài nhiều lần.

Lá hẹ

Đem lá hẹ tươi đi rửa sạch với nước, sau đó đập dập rồi cho vào nồi đun với nước cho sôi. Đun khoảng 5 phút rồi cho ra ngoài lọc lấy nước. Sử dụng nước này đem rơ lưỡi cho bé vào buổi sáng và buổi tối để bệnh thuyên giảm.

Trong thành phần của lá hẹ có tác dụng làm sạch lưỡi, kháng khuẩn rất tốt
Trong thành phần của lá hẹ có tác dụng làm sạch lưỡi, kháng khuẩn rất tốt

Trong thành phần của lá hẹ có tác dụng làm sạch lưỡi, kháng khuẩn rất tốt. Do đó, các mẹ có thể sử dụng nguyên liệu này để trị nấm miệng an toàn nhé!

Xem thêm: Bệnh nấm lưỡi bản đồ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị triệt để

Trà xanh

Lá trà xanh rửa sạch, sau đó đun sôi với muối. Thực hiện trong khoảng vài phút cho tới khi thấy lá trà phai ra thì dừng lại. Cho nước trà nguội rồi dùng để rơ lưỡi cho bé mỗi ngày.

Trong thành phần của lá trà xanh có chứa những tinh chất giúp sát khuẩn rất tốt. Vì thế, nó được sử dụng để trị tưa miệng ở trẻ sơ sinh phù hợp. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này bạn cần chú ý chỉ nên áp dụng đối với những bé trên 6 tháng tuổi.

Nhọ nồi và mật ong

Sử dụng lá nhọ nồi tươi đem rửa sạch với nước, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Dùng khoảng 10ml nước lá nhọ nồi trộn cùng với 1ml mật ong. Tiếp đến dùng vải mềm hoặc bông sạch thấm nước này bôi lên phần vòm miệng, lưỡi đang bị nấm.

Sử dụng mật ong và nhọ nồi để loại bỏ khó chịu cho trẻ
Sử dụng mật ong và nhọ nồi để loại bỏ khó chịu cho trẻ

Lá mít

Lá mít vàng đem phơi cho thật khô, sau đó bạn đốt cháy thành than. Hãy trộn nguyên liệu này cùng với mật ong rồi bôi trực tiếp lên vị trí nấm miệng ở trẻ 2 tuổi. Mỗi ngày cần thực hiện khoảng 2 đến 3 lần.

Cỏ mực và lá hẹ tươi

Sử dụng 8g cỏ mực kết hợp với 4g lá hẹ tươi. 2 nguyên liệu rửa sạch, giã lấy phần nước cốt rồi hòa cùng với mật ong đem chấm lên khu vực bé bị đau. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. mỗi lần cần cách nhau khoảng 3 giờ.

Mẹo chữa không dùng thuốc

Với tình trạng nấm miệng ở bé chưa quá nặng, các mẹ có thể sử dụng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để rơ lưỡi cho bé mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Quá trình thực hiện phải thật nhẹ nhàng, không được quá mạnh sẽ khiến bé bị chảy máu hoặc đau đớn.

  • Mẹ phải vệ sinh, sát khuẩn tay trước khi rơ lưỡi cho bé
  • Bế trẻ trên tay hoặc cho nằm cố định
  • Sử dụng gạc rơ lưỡi chuyên dụng đeo vào tay hoặc quấn trên đầu ngón tay trỏ.
  • Nhúng gạc vào dung dịch nước muối hoặc dung dịch rửa rồi nhẹ nhàng di chuyển vào lưỡi của bé
  • Lau nhẹ nhàng, từ bên trong ra bên ngoài. Sau đó lặp lại để những mảng tưa lưỡi được làm sạch hoàn toàn.
  • Thay miếng gạc tưa lưỡi khác để vệ sinh 2 bên má, vòm họng, nướu kể cả khu vực có xuất hiện nấm miệng không.
  • Mỗi ngày thực hiện khoảng 4 lần, trước mỗi bữa ăn 30 phút cần thực hiện cho bé.

Tùy vào từng mức độ, tình trạng mà các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng dùng dung dịch nước muối NaCl, dung dịch chấm nấm hay iod povidine. Khoang miệng của trẻ thường khá nhỏ, nên bạn phải thực hiện rất cẩn thận, không được đưa tay quá sâu có thể khiến bé bị nôn hoặc trớ.

Sử dụng nước muối rơ lưỡi cho bé
Sử dụng nước muối rơ lưỡi cho bé

Chữa nấm miệng ở trẻ với thuốc

Đối với những trường hợp bé bị hệ miễn dịch suy yếu thì phải sử dụng thuốc kháng nấm đặc trị. Tùy thuộc vào từng lứa tuổi, tình trạng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc khác nhau. Sau đây sẽ là một số loại thuốc giúp trị nấm miệng ở trẻ nhỏ.

Miconazol

Đây là loại thuốc có tác dụng điều trị nhiều loại nấm khác nhau. Nó phù hợp với tình trạng nấm miệng ở trẻ 3 tuổi ở dạng nặng. Thuốc bào chế ở dạng gel, phụ huynh chỉ cần sử dụng một lượng vừa đủ đem bôi trực tiếp lên khu vực bé bị tưa lưỡi. Chú ý chỉ sử dụng lượng vừa đủ để tránh gây ra hiện tượng đường thở bị tắc nghẽn.

Miconazol là thuốc có tác dụng trong việc kháng nấm
Miconazol là thuốc có tác dụng trong việc kháng nấm

Với nhóm thuốc imidazole tuyệt đối không sử dụng với những trẻ dị ứng với thành phần của thuốc, tiền sử mắc phải bệnh lý về gan. Trong quá trình dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa…

Nystatin

Nhóm thuốc này được chỉ định sử dụng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị nấm miệng. Thuốc được đánh giá đem tới hiệu quả cao và an toàn. Mỗi lần sử dụng pha Nystatin với nước đun sôi hoặc Nacl 0,9%. Sử dụng nước này để đánh tưa lưỡi cho bé.

Thuốc kháng nấm toàn thân

Trong trường hợp bé bị nấm miệng ở mức độ nặng, có triệu chứng đau nhiều, bỏ bú, nhiễm nấm ở diện rộng phải sử dụng thuốc kháng nấm toàn thân như itraconazole, fluconazole… Khi sử dụng phải tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Cách phòng ngừa nấm miệng ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh nấm miệng ở trẻ, phụ huynh cần tuân thủ một số điều sau đây:

  • Vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn và bú xong.
  • Sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh răng miệng cho bé mỗi ngày.
  • Các đồ dùng cá nhân của trẻ cần phải làm sạch, giặt giũ thường xuyên để tránh nấm phát triển.
  • Nếu như trẻ các bệnh liên quan tới suy giảm miễn dịch cần phải tiến hành điều trị sớm để tăng cường sức đề kháng.
  • Đối với các mẹ, trong giai đoạn mang thai hoặc sau sinh cần phải điều trị nhiễm nấm âm đạo, nhiễm nấm đầu vú nếu bị để tránh lây nhiễm sang cho bé.
  • Tránh thơm má, hôn môi trẻ, đặc biệt là đối với người lạ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nấm miệng ở trẻ. Chúng tôi hy vọng đã cung cấp những kiến thức hữu ích để giúp phụ huynh nhanh chóng phát hiện kịp thời tránh tiến triển bệnh nặng.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

niềng invisalign
Niềng Invisalign là gì? Có ưu, nhược điểm như thế nào?

Niềng Invisalign còn có tên gọi khác là niềng răng trong suốt. Đây là phương pháp chỉnh nha hiện đại, được khá nhiều người lựa...

Nướu răng là gì? Là các mô mềm nằm ở vị trí chân răng
Nướu răng là gì? Các bệnh thường gặp về nướu răng

Nướu răng là một trong những bộ phận phản ánh rõ nhất sức khỏe của răng miệng. Vậy nướu răng là gì? Đâu là bệnh...

Phương pháp chữa sâu răng bằng tỏi chỉ nên áp dụng với những trường hợp người bệnh mới bị sâu răng
TOP 4 cách chữa sâu răng bằng tỏi cực đơn giản và hiệu quả

Chữa sâu răng bằng tỏi là một trong những mẹo dân gian an toàn và hiệu quả được nhiều người áp dụng tại nhà. Trong...

Sún răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ
Bé bị sún răng phải làm sao và 4 cách khắc phục cực dễ

Sún răng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại chủ quan và không...

TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TP.HCM Uy Tín Và An Toàn Nhất
TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TPHCM Uy Tín Và An Toàn Nhất

Phương pháp niềng răng giúp mang lại cấu trúc hàm đều đẹp và sở hữu nụ cười tự tin. Tuy nhiên, trên thị trường hiện...

Dr Thái Nguyễn Smile Niềng Răng Tốt Không? Chuyên Môn Thế Nào?

Bác sĩ Thái niềng răng (Dr Thái Nguyễn Smile) được đánh giá là gương mặt nổi tiếng trong giới nha khoa. Hàng loạt các thông...

Niềng răng
Niềng Răng Giá Bao Nhiêu? Quy Trình, Phương Pháp Phổ Biến

Trong số những phương pháp chỉnh nha hiện nay, thì niềng răng được đánh giá là hình thức an toàn, hiệu quả cao nhất, không...

Trám răng sâu bao nhiêu tiền? Quy trình và các phương pháp thực hiện
Trám răng sâu bao nhiêu tiền? Quy trình và các phương pháp thực hiện

Trám răng sâu là một trong những phương pháp điều trị sâu răng rất phổ biến. Thủ thuật này giúp kịp thời bảo vệ răng...

ReviewNK