Hỏi Đáp

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tưa lưỡi. Bệnh lý này nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe của bé. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích về tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh để bạn chủ động phòng ngừa và khắc phục nó trong mọi tình huống.

Tưa lưỡi là bệnh gì?

Tưa lưỡi hay nấm miệng là một bệnh lý liên quan đến khoang miệng. Tác nhân chính gây ra tình trạng này là sự xâm nhập và phát triển của một loại nấm đặc biệt trong khoang miệng mang tên Candida Albicans.

Tưa lưỡi là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tưa lưỡi là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tưa lưỡi thường xảy ra phổ biến trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của em bé. Trường hợp nấm miệng kéo dài lâu ngày mà không được khắc phục thì những tổn thương có thể lan rộng trong vòm họng, niêm mạc lưỡi, bệnh nấm lưỡi bản đồ và gây nhiều đau đớn cho em bé. Bởi vậy khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, phụ huynh cần đưa con đi khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm.

Dấu hiệu nhận biết tưa lưỡi ở trẻ

Bạn có thể nhận biết bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng những dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Đầu lưỡi trẻ hình thành nhiều chấm trắng hình tròn có kích thước nhỏ. Theo thời gian, những chấm trắng này xuất hiện càng nhiều khiến bề mặt lưỡi có bé bị phủ bởi một lớp trắng xóa.
  • Lớp màng trắng không thể biến mất khi chúng ta kỳ cọ hoặc cậy ra. Thậm chí việc làm này còn khiến lưỡi bé bị tổn thương, chảy máu và viêm nhiễm.
  • Hơi thở của bé có mùi hôi do chất thải của Candida Albicans tiết ra.
  • Bé bị khô môi và nứt nẻ ở khóe miệng.
  • Lưỡi trẻ bị đau rát, sưng tấy.
  • Em bé rất quấy khóc bất thường, thường xuyên bỏ bú. Nguyên nhân là do lớp màng trắng bao phủ lên lưỡi bé bị gắn chặt vào niêm mạc gây nên cảm giác đau, khó nuốt và mất vị giác.
Trẻ bị nấm miệng có lớp màng trắng bám chặt ở lưỡi
Trẻ bị nấm miệng có lớp màng trắng bám chặt ở lưỡi

Tưa lưỡi có một số dấu hiệu khá giống với hiện tượng đóng cặn sữa ở trẻ. Bạn cần phân biệt rõ chúng như sau:

  • Cặn sữa chỉ xuất hiện sau khi trẻ bú mẹ hoặc uống sữa. Còn tưa lưỡi thì tồn tại bất cứ thời điểm nào.
  • Biểu hiện của cặn sữa là các chấm nhỏ màu trắng, dễ bong và trôi xuống khi bé nuốt nước bọt hay uống nước.Trong khi đó, tưa lưỡi thì ngược lại, nó không thể tự biến mất bằng những hoạt động này.
  • Cặn sữa không hề gây đau, chảy máu cũng không khiến trẻ khó chịu còn tưa lưỡi thì có.
  • Cặn sữa cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác của bé nếu bị đóng thành mảng dày. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ hết sau khi trẻ được bố mẹ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tưa lưỡi ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của em bé. Bởi vậy, các phụ huynh cần nắm rõ được những nguyên nhân gây ra bệnh lý này để kịp thời khắc phục.

Tưa lưỡi ở trẻ do nấm gây ra

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là do sự tấn công của nấm Candida albicans. Đây là một dạng vi nấm trong suốt, có kích thước vô cùng nhỏ, thậm chí chỉ khoảng 5/1000 mm.

Nấm Candida albicans gây tưa lưỡi
Nấm Candida albicans gây tưa lưỡi

Tuy nhiên, trong môi trường nuôi cấy nhân tạo thì nó có thể biểu hiện rất nhiều kiểu hình khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chu kỳ sống cũng như tác động của các yếu tố môi trường. Hiện có ít nhất bảy kiểu hình khác nhau của nấm Candida albicans đã được phát hiện.

Candida albicans là loại nấm men thường sinh trưởng và phát triển trong khoang miệng và đường tiêu hóa của trẻ. Trong trường hợp răng miệng bé không được vệ sinh cẩn thận thì loại nấm này sẽ có cơ hội sinh sôi và gây bệnh.

Hiện nay, không ít gia đình đang phải thường xuyên sử dụng corticoid bằng đường hít cho trẻ bị hen suyễn, dùng thuốc độc tế bào trong điều trị bệnh ung thư hay dùng thuốc kháng sinh phổ rộng. Việc làm này đã làm cho hệ vi sinh trong cơ thể trẻ bị mất cân bằng và bị ảnh hưởng nghiêm trọng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida albicans sinh trưởng và phát triển.

Trẻ chưa được chăm sóc đúng cách

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gần như không thể tự chăm sóc hay vệ sinh cá nhân cho mình nên cha mẹ hãy chủ động hơn trong việc này. Hiện tượng trẻ bị nấm miệng có thể là do sau khi cho trẻ bú hoặc ăn dặm, bạn đã không vệ sinh miệng răng miệng cho bé cẩn thận.

Ngoài ra, một số em bé không may gặp phải tình trạng tưa lưỡi cũng là do thường xuyên phải dung nạp những thức ăn không phù hợp với độ tuổi và thể trạng. Cụ thể là những thức ăn cứng và quá khô dễ làm cho trẻ bị tổn thương niêm mạc lưỡi và họng. Bởi vậy, phụ huynh chỉ nên cho trẻ ăn những thực phẩm phù hợp.

Lây nhiễm từ mẹ

Bên cạnh hai lý do kể trên thì trẻ nhỏ có nguy cơ bị nấm miệng cao nếu người mẹ cũng mắc bệnh này. Bởi đây là bệnh lý dễ dàng lây nhiễm.

Bệnh có thể lây từ mẹ sang bé khi bé bú
Bệnh có thể lây từ mẹ sang bé khi bé bú

Cụ thể, sau khi em bé bú mẹ thì nấm Candida albicans có thể lây truyền từ mẹ sang con do có tiếp xúc với vùng da có bệnh. Bởi vậy, cha mẹ nên lưu ý tới yếu tố lây truyền này để hạn chế nguy gây tưa lưỡi cho em bé.

Trẻ bị tưa lưỡi phải làm sao?

Trên thực tế, việc điều trị bệnh tưa lưỡi khá đơn giản. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cha mẹ cũng có thể chữa cho bệnh này cho bé ngay tại nhà bằng các phương pháp sau:

Đánh tưa lưỡi

Đánh tưa lưỡi hay rơ lưỡi là phương pháp hữu ích giúp loại bỏ các mảng trắng cũng như sự ký sinh của nấm Candida albicans trên niêm mạc lưỡi bé. Các bước thực hiện cách điều trị này gồm:

  • Phụ huynh rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc là dung dịch sát khuẩn chuyên dụng trước bước vào công đoạn đánh tưa lưỡi.
  • Bế trẻ ở tư thế nằm ngửa.
  • Bạn hãy sử dụng một miếng băng gạc mềm dùng để quấn quanh ngón tay trỏ của mình.
  • Nhúng ngón tay trỏ vừa quấn băng gạc vào dung dịch sát khuẩn chuyên dụng có khả năng diệt nấm.
  • Chà nhẹ ngón trỏ lên mặt lưỡi từ bên trong ra bên ngoài. Làm lại động tác này thêm lần 2 nếu trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi.
  • Dùng một miếng gạc mới lau sạch cả 2 bên má, vòm miệng và các vị trí khác trên cơ thể trẻ nếu bạn thấy có sự xuất hiện của nấm Candida albicans.

Xem thêm:

Đánh tưa lưỡi giúp loại bỏ nấm Candida Albicans
Đánh tưa lưỡi giúp loại bỏ nấm Candida Albicans

Một số lưu ý quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ khi đánh tưa lưỡi cho trẻ là:

  • Trong quá trình đánh tưa lưỡi, bạn tuyệt đối không đưa ngón tay sâu vào trong họng trẻ. Bởi điều này rất dễ khiến bé bị nôn trớ.
  • Không cho trẻ bú hoặc ăn uống ngay trong vòng 20 phút sau khi đánh lưỡi.

Dùng thuốc chữa tưa lưỡi

Việc dùng thuốc trị nấm là cần thiết nếu như tình trạng tưa lưỡi của trẻ đã tiến triển ở mức độ nặng. Hai loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này là Nystatin và miconazol.

Thuốc chống nấm miệng Nystatin

Thuốc chống nấm miệng Nystatin hầu như không độc với mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Đáng chú ý, thuốc này nếu dùng trong thời gian dài cũng sẽ không thẩm thấu vào máu nên ba mẹ có thể yên tâm áp dụng thuốc này cho con mình.

Thuốc Nystatin có tác dụng điều trị nấm miệng
Thuốc Nystatin có tác dụng điều trị nấm miệng

Nystatin được dùng bằng cách rơ ở miệng cho trẻ liên tục trong 7 ngày. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể mua thuốc theo dạng viên bao đường để pha với lượng nước đủ và dùng để bôi 1 cho trẻ. Cách làm như sau:

  • Bẻ 1/5 viên thuốc pha với khoảng 1ml nước muối sinh lý hoặc nước sôi để nguội.
  • Dùng băng gạc sạch quấn quanh ngón tay trỏ để rơ lưỡi cho bé và cả những nơi có nấm mọc.

Thuốc chống nấm miệng Miconazol

Miconazol thuộc nhóm thuốc imidazol tổng hợp có tác dụng hiệu quả trong việc tiêu diệt nhiều loại nấm ở miệng trong đó có cả nấm Candida albicans. Thuốc này dùng để bôi tại chỗ và được bào chế dưới dạng gel rơ miệng với nồng độ 2%. Tuy nhiên Miconazol chỉ được ưu tiên sử dụng sau Nystatin do một số nguyên nhân sau:

  • Miconazol không được chỉ định cho trẻ có bệnh về gan hay khó khăn trong việc nuốt.
  • Tác dụng phụ của Miconazol khi dùng cho trẻ khá nhiều. Cụ thể là bé có thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, viêm gan hoặc mẩn ngứa…
  • Mặc dù đây là thuốc bôi tại chỗ nhưng thuốc vẫn có thể thẩm thấu một lượng nhất định vào máu.
  • Miconazol có thể xảy ra tương tác thuốc với một số thuốc khác.
  • Khi dùng Miconazol ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ huynh cần phải thận trọng để chắc chắn rằng gel này không làm tắc nghẽn cổ họng của bé. Lời khuyên cho bạn là nên chia tổng liều dùng hằng ngày thành những liều nhỏ hơn rồi mới bôi cho bé.
Thuốc điều trị Miconazol rất an toàn cho trẻ nhỏ
Thuốc điều trị Miconazol rất an toàn cho trẻ nhỏ

Một số chú ý khi dùng thuốc trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gồm:

  • Tất cả loại thuốc kể trên đều cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu việc dùng thuốc chống nấm trên mà không khỏi thì trẻ cần dùng đến thuốc kháng nấm toàn thân.Cụ thể là fluconazole hoặc itraconazole.
  • Trong quá trình điều trị tưa lưỡi, phụ huynh tuyệt đối không dùng tay để cạo những mảng trắng trên lưỡi trẻ. Hành động này sẽ dế khiến lưỡi bé bị viêm nhiễm, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển mạnh hơn.
  • Tuyệt đối không dùng mật ong hay nước chanh để bôi lên lưỡi bé nhằm mục đích sát khuẩn.

Biện pháp phòng tránh bệnh tưa lưỡi ở trẻ

Phòng ngừa bệnh tưa lưỡi ở trẻ em là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé yêu. Sau đây là một số biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu ích mà phụ huynh có thể tham khảo và thực hiện:

  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng cho trẻ sau khi bé ăn và bú. Bạn có thể dùng nước lọc sạch hoặc nước muối sinh lý Nacl 0,9 % để rửa miệng cho trẻ.
  • Với trẻ sơ sinh, phụ huynh cần dùng gạc mềm để nước muối sinh lý và lau lưỡi cho bé. Ở những trẻ lớn hơn, bạn hãy dạy cho bé cách đánh răng và súc miệng sau mỗi bữa ăn.
  • Chú ý, không cho trẻ uống nước ngọt, ăn vặt sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ hay trước giờ đi ngủ.

Khi nhận thấy hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ, các bậc phụ huynh tuyệt đối không nên chủ quan. Bởi mặc dù đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó cũng ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ nhỏ. Lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy chủ động phòng tránh nấm miệng cho trẻ ngay từ bây giờ bằng những biện pháp hữu ích mà chúng tôi vừa đề cập ở trên.

Không bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng được hiểu là hôi miệng do dạ dày
Mùi hôi miệng phát nguồn từ ký sinh trùng và thông tin quan trọng cần biết!

Trong thời gian qua, trên khắp các diễn đàn hay mạng xã hội đang lan truyền thông tin liên quan tới mùi hôi miệng phát...

Ê buốt răng khi mang thai
Bị ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng mà nhiều người dễ gặp phải hiện nay. Hiện tượng này được xác định do nhiều...

Công nghệ chế tác đạt chuẩn quốc tế tại ViDental
Nha Khoa ViDental – Sở hữu công nghệ chế tác răng sứ hàng đầu Việt Nam

Để có thể kiến tạo cười theo cách hoàn hảo nhất, mang đến những mẫu răng sứ thẩm mỹ tự nhiên như răng thật, độ...

Cách sử dụng miếng dán trắng răng
Cách sử dụng miếng dán trắng răng an toàn, hiệu quả tuyệt đối

Miếng dán trắng răng là dụng cụ nha khoa cực kỳ hiệu quả, giúp mang lại cho bạn một hàm răng trắng sáng tự nhiên....

quy trình dán sứ veneer
Quy trình dán sứ Veneer bao gồm những công đoạn nào?

Dán sứ Veneer là một trong những giải pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi kỹ thuật này có thể khôi...

Bị tưa miệng là sao ?
Tưa Miệng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tưa miệng là căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Bệnh được đặc trưng bởi những mảng trắng và cảm giác bỏng rát...

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến
Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Nó gây ra sự khó chịu, có thể làm ảnh hưởng...

tẩy trắng răng bị ê buốt
Tẩy trắng răng bị ê buốt phải làm sao để nhanh hết?

Tẩy trắng răng bị ê buốt là tình trạng mà khá nhiều người gặp phải. Dù là nguyên nhân gì thì bạn cũng cần sớm...

ReviewNK