Hỏi Đáp

Bị ê buốt răng khi mang thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách trị

Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng mà nhiều người dễ gặp phải hiện nay. Hiện tượng này được xác định do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cản trở sự hình thành và phát triển của thai nhi. Và để hiểu hơn về bệnh cũng như biết cách để phòng tránh, điều trị một cách tốt nhất, mời bạn đọc những thông tin hữu ích dưới đây.

Ê buốt răng khi mang thai là gì? Có nguy hiểm không?

Khi mang thai, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi cả về thể chất và tinh thần. Trong đó phải kể đến chính là tình trạng ê buốt răng, sưng nướu,… Theo nghiên cứu ê buốt chân răng khi mang thai chính là tình trạng răng, nướu trở nên nhạy cảm hơn trước mọi tác động từ bên ngoài như nhiệt độ, thực phẩm, nước uống,…

Đi kèm cảm giác ê buốt chân răng thấy rõ ràng nhất còn là cảm giác sưng nhức, đau nhẹ khi ăn, uống một số loại thực phẩm. Các bà bầu sẽ phải chịu tình trạng này trong vài phút hoặc nhiều giờ liền.

Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng mà nhiều người dễ gặp phải
Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng mà nhiều người dễ gặp phải

Về cơ bản, ê buốt chân răng không ảnh hưởng ngay lập tức đến tính mạng con người nhưng lại tác động không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của mẹ cũng như sự phát triển bình thường của thai nhi.

Bởi khi bị ê buốt thường xuyên và kéo dài, mẹ bầu sẽ bị chán ăn, gặp khó khăn về ăn uống kéo dài khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Mà khi cơ thể người mẹ không tốt thì sức khỏe của bé cũng không được ổn định, sinh ra dễ bị thiếu tháng, còi cọc, suy dinh dưỡng hơn.

Đặc biệt tình trạng ê buốt răng kéo dài, diễn ra thường xuyên và không được cải thiện, người mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao hơn gấp 2,2 lần so với người bình thường khác.

Ngoài ra những đối tượng bị ê buốt chân răng được xác định là do nguyên nhân vi khuẩn Suntans, thì có thể lây truyền bệnh qua đường máu rất cao. Do đó, một lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa, ngay khi thấy những triệu chứng bất thường, kéo dài cần đến ngày cơ sở y tế để thăm khám và điều trị từ sớm.

Tình trạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé
Tình trạng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Nguyên nhân và triệu chứng gây ê buốt răng

Nguyên nhân và triệu chứng của chứng ê buốt chân răng khi mang thai là vấn đề mà các mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm. Nó sẽ giúp các mẹ phần nào phòng tránh được vấn đề này và tăng cường sức khỏe hơn.

Nguyên nhân

Theo nhiều báo cáo nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng ê buốt chân răng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong số đó phải nhắc đến như:

  • Rối loạn hormone:

Đây được xem là một trong những số những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ê buốt chân răng ở chị em đang mang thai. Cụ thể chính là nồng độ Estrogen và Progesterone tăng bất thường, làm cho máu lưu thông đến một số bộ phận trong đó có nướu nhanh hơn. Từ đó, kích thích quá trình phản ứng với vi khuẩn, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn kèm theo những cơn đau buốt, nhức nhối.

  • Do tình trạng ốm nghén:

Ốm nghén khi mang thai trong 3 tháng đầu tiên cũng là một nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ê buốt chân răng kéo dài. Tình trạng ốm nghén, khiến lượng axit dạ dày kèm theo vi khuẩn trào ngược lên trên thực quản và khoang miệng. Lâu dần khiến men răng dần bị yếu đi, hình thành nên những mảng bám, dẫn đến chảy máu chân răng và nhiều bệnh khác về răng miệng.

Ốm nghén cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ê buốt chân răng
Ốm nghén cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ê buốt chân răng
  • Chế độ ăn uống thay đổi:

Mang thai là một quá trình thay đổi rất nhiều yếu tố từ tâm sinh lý, thể chất và cả những thói quen ăn uống hằng ngày. Một phần vừa là những loại thực phẩm để tăng cường dinh dưỡng cho mẹ và bé điển hình nhất là sữa – một chế phẩm từ đường dễ tăng khả năng phát triển những căn bệnh trong khoang miệng hơn. Thêm vào đó, khi mang thai, việc thèm chua, thèm cay, hay những món ăn nóng lạnh,… cũng gây nên tình trạng ê buốt chân răng.

  • Thiếu canxi khi mang thai:

Thông thường khi mang thai, các mẹ được khuyên nên sử dụng nhiều loại thực phẩm hay các loại viên uống để bổ sung một lượng lớn canxi trong cơ thể. Để giúp hệ xương của mẹ chắc khỏe cũng như phát triển khung xương và răng cho bé. Do đó, khi lượng canxi cần nạp vào cơ thể không đủ, dẫn đến hiện tượng khử khoáng trong men răng, gây nên tình trạng ê buốt chân răng.

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách:

Thai nhi ngày càng lớn hơn trong bụng mẹ, khiến răng và nướu của mẹ cũng trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này việc đánh răng, vệ sinh không khoa học đúng cách có thể gây nên nhiều căn bệnh về răng miệng.

  • Bệnh lý về răng miệng:

Nguyên nhân cuối cùng mà các mẹ sẽ gặp phải tình trạng ê buốt chân răng chính là trước hoặc trong quá trình mang thai đã mắc bệnh lý về răng miệng. Ví dụ như viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng, viêm tủy, hỏng men răng, mẻ răng, bệnh sún răng,… Các bệnh lý, phần nhiều đều sẽ có triệu chứng chung là đau nhức và ê buốt chân răng.

Những bệnh lý răng miệng là nguyên nhân trực tiếp gây nên ê buốt khi mang thai
Những bệnh lý răng miệng là nguyên nhân trực tiếp gây nên ê buốt khi mang thai

Triệu chứng

Khi gặp phải hiện tượng ê buốt răng trong thời kỳ mang thai, các mẹ sẽ bắt gặp những triệu chứng điển hình. Cụ thể như:

  • Cảm thấy chân răng bị ê buốt khi sử dụng một số loại thực phẩm có tính chua, ngọt, nóng, lạnh, cắn đồ cứng hay có tính axit cao.
  • Rất nhiều người bị nặng còn cảm thấy buốt răng ngay khi hít phải không khí lạnh, thời tiết thay đổi hoặc khi uống nước lọc,
  • Việc va chạm nhẹ vào răng cũng tạo cảm giác đau nhức, sưng buốt kéo dài trong vài phút, thậm chí là vài giờ đồng hồ.
  • Tình trạng báo hiệu chuyển nặng nhất là khi bạn đánh răng, dùng tăm hay các dụng cụ nha khoa sẽ thấy đau buốt chạy thẳng lên đỉnh đầu và dọc sống lưng.
  • Ê buốt chân răng còn đi kèm biểu hiện chán ăn, mệt mỏi, không muốn dùng bất kỳ loại thực phẩm nào.
  • Nhiều trường hợp ê buốt do bệnh lý răng miệng còn xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, răng chuyển màu.
Đau nhức, buốt là triệu chứng thường thấy nhất
Đau nhức, buốt là triệu chứng thường thấy nhất

Cách trị ê buốt răng cho bà bầu hiệu quả an toàn nhất

Ngay khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, các mẹ cần ngay lập tức đi thăm khám, kiểm tra tình hình sức khỏe. Bác sĩ sẽ dựa trên đó để có hướng điều trị cho phù hợp nhất

Điều trị Tây y ê buốt răng

Điều trị bằng Tây y sẽ được nhiều người áp dụng tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng cũng được khuyên nên áp dụng. Bởi hình thức này thường sẽ gây biến chứng, tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và bé. Thông thường những đối tượng mẹ bầu bị ê buốt răng trong 3 tháng đầu của thai kỳ không được dùng thuốc mà chỉ nên áp dụng các cách chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng này.

Tuy nhiên sau giai đoạn này, nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, cần có những biện pháp điều trị chuyên khoa để cải thiện. Trong đó có thể sử dụng một số những loại thuốc chữa ê buốt răng, bôi lên răng để phục hồi men răng. Các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ quy định, hướng dẫn sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Ngoài ra với những trường hợp bị ê buốt răng do bệnh lý sâu răng, sún răng, mẻ răng,… bác sĩ sẽ áp dụng một số những thủ thuật nha khoa để khắc phục tình trạng này. Cụ thể như:

  • Trám răng: Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nhân tạo để trám bít vào vị trí bị sâu răng, sún răng để hạn chế tình trạng viêm nhiễm bị lan rộng.
  • Bọc răng sứ: Kỹ thuật này là việc mài đi 1 phần men răng rồi tạo mão chụp lên phía trên. Bọc men răng không chỉ giúp cho tình trạng ê buốt được cải thiện mà còn tăng tính thẩm mỹ và áp dụng được trong thời gian dài.

Xem thêm:

Điều trị ngoại khoa cũng sẽ được áp dụng
Điều trị ngoại khoa cũng sẽ được áp dụng

Các mẹo dân gian chữa ê buốt răng khi mang thai

Trong dân gian cũng lưu truyền rất nhiều những mẹo vặt dân gian có thể giảm tình trạng ê buốt chân răng một cách tự nhiên nhất, ngay tại nhà. Hình thức này được đánh giá là an toàn cho đối tượng mẹ bầu, không gây biến chứng hay tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải như Tây y. Cụ thể một số những mẹo chữa ê buốt chân răng khi mang thai phải kể đến như:

  • Sử dụng lá lốt:

Lá lốt là loại thảo dược tự nhiên có chứa một lượng lớn các chất được gọi là tinh dầu benzyl axetat. Thành phần này có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau nhức, bớt sưng rất hiệu quả. Các mẹ bầu chỉ cần dùng vài lá nhai sống trực tiếp, ngậm trong miệng thêm 3 – 5 phút để tinh chất ngấm đều vào răng.

  • Nước trà xanh:

Florua, catechin và axit tannic là những thành phần chính có trong trà xanh có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn, giảm đau, nhức, ê buốt và còn phòng bệnh viêm nướu. Ngoài ra nước trà xanh còn giúp hòa tan canxi và răng chắc khỏe hơn, bảo vệ cấu trúc xương răng và men răng. Các mẹ chỉ cần uống nước trà xanh pha loãng một lượng vừa đủ vào buổi sáng hằng ngày.

  • Tỏi sống:

Tỏi sống từ lâu đã được biết đến với công dụng chính là có thành phần kháng viêm, dịu nhẹ cơn đau, giảm ê buốt. Đặc biệt lại rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà không gây bất cứ một tác dụng phụ nào. Mỗi ngày các mẹ chỉ cần ép nước tỏi tươi nướng vàng ra để ngậm trong miệng, tinh chất thấm đều vào răng rồi súc miệng lại là được.

  • Cây đinh hương:

Trong dầu đinh hương có chứa một lượng lớn các hoạt chất eugenol có tác dụng giảm đau, sát trùng và tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Hơn nữa những nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, đinh hương không gây ảnh hưởng hay tác dụng phụ để các bà mẹ mang thai. Hằng ngày khoảng 3 – 5 lần dùng một nhánh đinh hương ép chặt vào răng để lấy nước chiết ra từ đinh hương thấm vào vị trí ê buốt.

Đinh hương có tác dụng rất tốt trong giảm ê buốt chân răng
Đinh hương có tác dụng rất tốt trong giảm ê buốt chân răng
  • Gừng tươi:

Gừng là một gia vị quen thuộc trong các bữa ăn truyền thống của người Việt Nam. Không chỉ vậy đây còn là một dược liệu quý của Đông y kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhức ê buốt răng một cách tự nhiên rất hiệu quả. Mỗi ngày chỉ cần đập dập một vài lát gừng tươi để đắp lên vị trí bị nhức, buốt 2 – 5 lần/ ngày.

Các biện pháp giảm ê buốt chân răng này chỉ có hiệu quả mang tính tạm thời không giúp điều trị triệt để. Mẹ bầu chỉ nên áp dụng khi tình trạng ê buốt nhẹ, không quá ảnh hưởng. Trong trường hợp tình trạng kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng cần đến nha khoa để thăm khám và có bước điều trị chuyên nghiệp hơn.

Chế độ dinh dưỡng bị ê buốt răng khi mang thai tốt nhất

Phụ nữ mang thai bị ê buốt chân răng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống. Bởi thay đổi yếu tố này sẽ phần nào cải thiện men răng và giúp răng chắc khỏe hơn.

Những thực phẩm nên bổ sung

  • Các mẹ bầu nên tăng cường những loại thực phẩm dễ nuốt, không phải hoạt động nhiều của răng như cháo, súp, các món hầm.
  • Bổ sung đầy đủ chất xơ từ các loại rau xanh, cà rốt, bông cải,… vào trong thực đơn hằng ngày để giúp răng chắc khỏe và tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
  • Tăng cường bổ sung chất đạm và canxi ở trong các loại thịt, cá, trứng vừa tốt cho răng, chắc khỏe hệ xương khớp để hỗ trợ cho việc mang thai.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể uống thêm các loại nước ép trái cây tươi để bổ sung dưỡng chất, vitamin để tăng cường sức khỏe.

Những thực phẩm mẹ bầu không nên dùng:

  • Trong thời kỳ mang thai nên hạn chế những loại thực phẩm có chứa nhiều tinh bột, đường, chất ngọt như bánh, kẹo, mứt,… Đây đều là những tác nhân tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và hình thành nên bệnh sâu răng.
  • Hạn chế những loại đồ ăn, gia vị đồ ăn có tính nóng như: Nếp, đồ ăn cay, ớt, lẩu cay,… Những thực phẩm này có thể khiến những ai bị bệnh lý về răng miệng càng thêm ê buốt, đau nhức nhiều hơn.
  • Không dùng những loại đồ ăn lạnh, uống nước đá lạnh nhiều, tình trạng ê buốt có thể trở nên nặng nề hơn.
  • Trong thời kỳ mang thai nên tránh dùng những loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Những đối tượng bị ê buốt chân răng được xác định do nguyên nhân bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi,…nên tránh dùng những loại đồ ăn vặt là hạt có vỏ, thịt có thớ dai,… Những loại này dễ gây nên những mảng bám trên răng miệng.
Các mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai để giảm tình trạng ê buốt
Các mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai để giảm tình trạng ê buốt

Cách phòng tránh hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu

Ê buốt răng miệng khi mang thai có thể ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé nếu để lâu dài. Do đó, bên cạnh việc điều trị như thế nào thì các mẹ cũng nên có cách để phòng tránh hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các loại kem đánh răng tránh ê buốt, tốt cho men răng, sử dụng bàn chải lông mềm, nhọn để làm sạch răng miệng được tốt nhất.
  • Khi đánh nên đánh từ trong ra ngoài, nhẹ nhàng để loại bỏ hết mảng bám, thức ăn thừa ra bên ngoài.
  • Có thể sử dụng máng nhai để giảm tình trạng mài mòn răng trong hoạt động nhai, cắn hằng ngày.
  • Các mẹ cũng nên dùng nước muối sinh lý, nước súc miệng không có chứa nhiều thành phần Fluoride vào sáng và tối trước khi ngủ để làm sạch răng miệng và giảm các loại mảng bám dư thừa trên răng.
  • Thường xuyên thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường của bệnh lý và sớm có hướng điều trị triệt để.
  • Những mẹ bầu bị ê buốt sau khi lấy cao răng nên tuân thủ hướng dẫn vệ sinh tại nhà của bác sĩ đã đưa ra.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về tình trạng ê buốt răng khi mang thai được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Hy vọng với những điều này giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để phòng tránh cũng như chăm sóc sức khỏe của chính mình khi có em bé.

Thông tin hữu ích:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nhổ răng sữa chưa lung lay
[Giải đáp chi tiết] – Nhổ răng sữa chưa lung lay có nên hay không?

Nhổ sữa chưa lung lay có nên hay không? Đây là vấn đề mà tất cả các bố mẹ đều cần đặc biệt lưu ý....

[Gợi Ý] Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM
Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM Chất Lượng Nhất

Nhu cầu làm đẹp tăng lên khiến dịch vụ trồng răng khểnh được nhiều người tìm kiếm. Vậy đâu là địa chỉ trồng răng khểnh...

Viêm nha chu cấp và những điều bác sĩ chưa tiết lộ

Viêm nha chu cấp là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang bị suy giảm. Căn bệnh này có thể gặp...

Răng trẻ mọc lẫy sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi
Răng trẻ mọc lẫy nguy hiểm thế nào? Phương pháp giải quyết tốt nhất

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, các bé trong độ tuổi thay răng có 70% gặp phải hiện tượng răng...

Sâu răng có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm
Giải đáp cụ thể thắc mắc bị sâu răng có chữa được không?

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ già đến trẻ. Nó không chỉ...

Chú ý cần nhớ khi sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ

Rơ lưỡi là phương pháp giúp vệ sinh khoang miệng cho bé, đồng thời phòng ngừa nhiều chứng bệnh liên quan. Trong đó, cách rơ...

Răng sâu bị lồi thịt là gì? Làm sao để điều trị dứt điểm?
Răng Sâu Bị Lồi Thịt Là Gì? Làm Sao Để Điều Trị Dứt Điểm?

Răng sâu bị lồi thịt là trạng thái nghiêm trọng khi người bệnh để răng sâu nặng mà không có biện pháp chữa trị. Lúc...

Bị tưa miệng là sao ?
Tưa Miệng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tưa miệng là căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Bệnh được đặc trưng bởi những mảng trắng và cảm giác bỏng rát...

ReviewNK