Hỏi Đáp

Răng nanh là gì? Vai trò của răng nanh trên cung hàm

Răng nanh là một trong các loại răng được phân bố ở phía trước cung hàm. Loại răng này có vai trò rất quan trọng đối với chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Vì vậy, ngay từ khi mọc lên bạn cần có biện pháp chăm sóc và bảo vệ răng đúng cách.

Răng nanh là gì? Vị trí răng năng trên cung hàm

Răng nanh thuộc nhóm răng phía trước, thường sắc nhọn hơn các răng khác.

Vậy răng nanh là răng số mấy trên cung hàm? Theo liên đoàn nha khoa quốc tế (FDI), mỗi người trưởng thành thường có 28 – 32 chiếc răng chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Trong đó, có 4 răng nanh được phân bố ở vị trí thứ 3, tính từ răng cửa vào. Vì vậy mà răng nanh còn được gọi là răng số 3 trên cung hàm.

Hình ảnh răng nanh trên cung hàm
Hình ảnh răng nanh trên cung hàm

Răng nanh ở trẻ sơ sinh mọc vào khoảng 16 – 23 tháng tuổi, sau khi mọc đủ răng cửa giữa, răng cửa bên và răng hàm thứ nhất. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ bé có thể mọc răng này trước thời gian mọc răng cửa. Đến khi trẻ được khoảng 9 – 12 tuổi, các răng nanh sữa sẽ rụng để nhường chỗ cho răng nanh vĩnh viễn mọc lên.

Cấu tạo và vai trò của răng nanh

Răng nanh có cấu tạo đặc biệt và có vai trò rất quan trọng trên cung hàm. Cụ thể:

Cấu tạo răng

Về hình dáng: 

Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa nhóm răng trước và nhóm răng trong nên hình dạng răng nanh cũng có sự giao thoa, chuyển tiếp của các răng này:

  • Hình dáng răng có một phần giống răng cửa, một phần giống răng cối nhỏ.
  • Thân răng dày hơn răng cửa nhưng lại mỏng hơn so với răng cối.
  • Mặt nhai không bằng phẳng như răng cửa và cũng không có gờ rãnh như răng cối mà có độ nhọn như các mấu răng cối và dài mảnh như rìa răng cửa.

Xem thêm:

Chi tiết vị trí các răng và cấu tạo của răng
Chi tiết vị trí các răng và cấu tạo của răng

Về cấu tạo:

Cấu tạo răng nanh gồm các phần:

  • Men răng được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ do đó có độ cứng cao.
  • Ngà răng nằm trong men răng gồm các thành phần như: 770% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và nước. Ngà răng khá xốp, có màu hơi vàng và chiếm phần lớn khối lượng răng. Bên trong lòng ngà răng có chứa buồng tủy cùng với ống tủy răng.
  • Tủy răng là bộ phận có các sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng. Bộ phận này có vai trò cung cấp dưỡng chất để nuôi răng chắc khỏe hơn.
  • Răng nanh chỉ có 1 chân và 1 ống tủy, phần men răng và ngà răng tương tự răng cửa, mảnh hơn các răng hàm phía trong.

Răng nanh được đánh giá là răng ổn định nhất trên cung hàm. Chân răng  dài và khỏe nhất so với các răng khác do chúng được giữ chắc trong xương ổ răng. Bên cạnh đó, độ nhô theo chiều từ ngoài trong khiến cho chiếc răng này được bảo vệ tốt bằng cơ chế tự làm sạch.

Chức năng trên cung hàm

Răng nanh ở vị trí đặc biệt nên có vai trò rất quan trọng đối với chức năng ăn nhai và thẩm mỹ:

  • Về thẩm mỹ: Nằm ở vị trí hàm trước nên khi giao tiếp rất dễ nhìn thấy răng nanh. Bên cạnh đó, nằm ở bốn góc ở bốn vùng răng được coi là nền tảng của cung răng, giúp tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Vì vậy, răng không chỉ giúp nụ cười duyên dáng mà còn giúp khuôn mặt cân đối hơn.
  • Về chức năng ăn nhai: Do cấu tạo chắc khỏe và sắc nhọn hơn các răng khác nên răng nanh có chức năng nhai, xé thức ăn.
  • Cọc hướng dẫn: Ngoài ra, những chiếc răng này còn có tác dụng lớn trong hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên, vậy nên được coi là “cọc hướng dẫn” cho khớp cắn.
Răng nanh có vai trò rất quan trọng đối với chức năng ăn nhai
Răng nanh có vai trò rất quan trọng đối với chức năng ăn nhai

Một số câu hỏi về răng nanh được quan tâm

Đối với răng nanh, thông thường bạn đọc quan tâm đến các vấn đề sau:

Răng nanh có phải là răng khểnh không?

Có rất nhiều người gọi răng nanh là răng khểnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia chỉ khi răng nanh mọc lệch mới gọi là răng khểnh. Đây là những chiếc răng thay vì mọc song song với phương thẳng đứng như bình thường, thì chúng có xu hướng chếch lên trên và nhô ra phía trước cung hàm.

Theo quan niệm dân gian, người có răng khểnh thường có duyên ngầm, là điều may mắn. Tuy nhiên, trong nha khoa răng khểnh là một dạng sai lệch khớp cắn, do đó tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe răng miệng như: Xáo trộn khớp cắn, gây khó khăn khi ăn nhai, dễ bị giắt thức ăn,… Ngoài ra, răng khểnh nhô quá cao có thể làm mất đi sự cân đối, hài hòa của khuôn hàm.

Chính vì vậy, trong trường hợp tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nha khoa, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên thực hiện niềng răng chỉnh nha hoặc bọc răng sứ để đưa răng nanh mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Còn trường hợp giữ lại răng khểnh là khi răng có hình dáng đẹp, không lệch lạc quá nhiều so với các răng khác và không ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai cũng như vệ sinh khoang miệng.

Có nên nhổ răng nanh không?

Răng nanh tự nhiên nếu mọc đúng vị trí trên cung hàm giữ vai trò quan trọng trong ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt. Vì vậy, nếu nhổ bỏ sẽ gây ra một số hệ lụy nguy hiểm như:

  • Ảnh hưởng đến sự hài hòa của gương mặt, khiến bạn tự ti hơn khi giao tiếp.
  • Quá trình cắn xé thức ăn trở nên khó khăn hơn, thức ăn dễ dắt vào kẽ hở và tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nha khoa khác.
  • Khoảng trống mất răng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát âm.
  • Ngoài ra, mất răng lâu ngày không có răng thay thế còn làm xô lệch hàm răng, khiến tiêu xương, lão hóa sớm, hóp mặt,…
Răng số 3 bị mất lâu ngày có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm
Răng số 3 bị mất lâu ngày có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm

Chính vì vậy, chỉ khi bạn gặp tình trạng sau các bác sĩ mới khuyến khích nhổ bỏ răng nanh:

  • Răng  bị sâu nặng, lỗ sâu phá hủy gần như toàn bộ cấu trúc răng và gây viêm tủy nghiêm trọng.
  • Răng bị vỡ mẻ lớn do chấn thương, chân răng bị lung lay không còn đảm bảo chức năng ăn nhai.
  • Răng mọc ngầm trong xương hàm gây ảnh hưởng đến các răng lân cận và xương hàm.
  • Răng nanh sữa đến thời kỳ thay răng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Nhổ răng nanh không đúng cách có thể gặp một số tai nạn không mong muốn như: Đau nhức lâu ngày, chảy máu nhiều, sốc phản vệ và thậm chí là tử vong. Để hạn chế tình trạng này, khi nhổ răng người bệnh nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn thực hiện.

Nên làm gì để răng nanh luôn chắc khỏe

Việc chăm sóc răng nanh không khác nhiều so với các răng khác trên cung hàm. Do đó bạn chỉ cần chú ý về vấn đề ăn uống và vệ sinh răng như sau:

  • Tránh dùng răng cắn các vật cứng, mở bao bì thực phẩm, nắp chai,… Vì có thể khiến răng chịu tổn thương, thậm chí là sứt mẻ hoặc gãy răng.
  • Khi ăn uống cần tránh dùng răng cắn, nhai thực phẩm dai cứng. Thay vào đó nên ăn thức ăn có độ cứng vừa phải để tránh ảnh hưởng xấu đến răng.
Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C
Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C
  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin, canxi, magie để răng chắc khỏe hơn. Bạn cũng cần hạn chế ăn các thực phẩm làm gia tăng nguy cơ bị sâu răng và các bệnh lý nha khoa khác.
  • Để phòng ngừa bệnh lý răng miệng tốt nhất bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có tác dụng bảo vệ men răng.
  • Nên dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng chuyên dụng để loại sạch mảng bám cũng như thức ăn tích tụ trong kẽ răng.
  • Ngoài ra, bạn nên đến nha khoa khoảng 6 tháng một lần hoặc khi răng miệng có dấu hiệu bất thường để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh lý về răng miệng. Không chỉ răng nanh và răng hàm, răng cửa cũng đều phải chăm sóc, vệ sinh cẩn thận để hàm răng luôn khỏe mạnh, trắng sáng.

Răng nanh có vai trò không thể thiếu trên cung hàm để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Do đó, bạn cần có thói quen bảo vệ sức khỏe răng miệng ngay hôm nay để tránh nguy cơ phải nhổ bỏ răng.

Tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm lợi là triệu chứng bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ đâu
Viêm lợi hôi miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi hôi miệng được biết tới là một trong những dấu hiệu phổ biến. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác...

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Áp xe quanh chóp răng tấn công mô mềm
Áp xe quanh chóp răng nguy hiểm như thế nào? Điều trị ra sao?

Áp xe quanh chóp răng là một trong những bệnh về nha khoa khá phổ biến. Nó khiến người bệnh cảm giác khó chịu, đau...

Những người bị viêm lợi có được ăn thịt gà không?
Giải đáp nhanh: Viêm lợi có được ăn thịt gà không?

Thịt gà là món ăn phổ biến trong thực đơn dinh dưỡng của nhiều người. Tuy nhiên, vì nhiều bệnh lý khác nhau nên người...

[XEM NGAY] 12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất
12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất

Cấy ghép implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp, do đó cần được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao và...

áp xe răng khôn
Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Răng khôn khi bắt đầu mọc sẽ gây ra nhiều đau đớn cho chúng ta. Bên cạnh đó, một số biến chứng cũng có thể...

Tiến trình mọc răng của trẻ sẽ được chia theo từng độ tuổi
Trẻ Chậm Mọc Răng: Nguyên Nhân, Biện Pháp Khắc Phục

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ mọc răng vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 sau sinh. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến...

18 Carat tự tin kiến tạo nụ cười độc bản
Răng sứ 18 CARAT – Kiến tạo nụ cười độc bản vượt thời gian

Răng sứ 18 Carat - sự kết hợp hoàn hảo giữa thẩm mỹ hoàn hảo và độ bền bỉ vượt thời gian. Với quy trình...

ReviewNK