Hỏi Đáp

Răng hàm nằm ở vị trí nào? Có vai trò quan trọng không?

Răng hàm có vai trò gì, răng hàm có phải răng vĩnh viễn không, mất răng hàm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ không?… là những vấn đề chung mà rất nhiều người thắc mắc. Để giúp các bạn hiểu hơn, chúng tôi sẽ thông tin đầy đủ và chi tiết về chiếc răng hàm trong bài viết dưới đây.

Răng hàm là gì và đặc điểm của nó?

Bộ răng của người trưởng thành gồm 32 chiếc, chia đều thành 2 cung hàm, mỗi hàm gồm 16 chiếc, phân loại thành 4 nhóm chính là:

  • Nhóm răng cửa (răng số 1, 2).
  • Nhóm răng nanh (răng số 3).
  • Nhóm răng tiền hàm (răng số 4 và 5).
  • Nhóm răng hàm (răng số 6, 7 và 8).

Vị trí răng hàm

Răng hàm hay còn được gọi với cái tên là răng cối, là những chiếc răng mọc ở vị trí trong cùng trên hàm. Đây là những chiếc răng có kích thước to nhất, công dụng chính dùng để ăn nhai, nghiền nát thức ăn và đồng thời giúp bảo vệ cho xương hàm.

Bộ răng của người trưởng thành có 32 chiếc, trong đó răng hàm nằm vị trí trong cùng của hàm
Bộ răng của người trưởng thành có 32 chiếc, trong đó răng hàm nằm vị trí trong cùng của hàm

Nhóm răng tiền hàm có thể thay sau khi rụng răng sữa, tuy nhiên, nhóm răng hàm là những chiếc răng vĩnh viễn, mọc duy nhất một lần. Đặc biệt, chiếc răng hàm thứ nhất (răng số 6), còn được gọi là chiếc răng hàm 6 tuổi, bởi nó là chiếc răng hàm mọc lên sớm nhất, cùng thời điểm với răng sữa nên thường bị nhầm lẫn.

Mỗi chiếc răng đều nằm giữ vị trí rất quan trọng, vì thế mất đi chiếc răng nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ hàm răng và hệ tiêu hoá. Chính vì vậy, bạn cần có thói quen chăm sóc cẩn thận, vì nếu chúng gãy đi sẽ không thể mọc lại.

Cấu tạo

Với bất kỳ một chiếc răng nào cũng vậy, đều được chia ra làm 2 phần là chân răng và thân răng, nối với nhau bằng cổ răng. Thân răng là phần bạn có thể thấy được – phần nhô lên trên nướu, gồm có 5 mặt là mặt nhai, mặt trong, mặt ngoài và 2 mặt bên. Chân răng là phần cắm sâu vào trong xương ổ răng. Tuỳ vào từng vị trí mà số chân răng sẽ thay đổi. Cụ thể đối với những chiếc răng hàm, cấu tạo của chúng như sau:

  • Thân răng: Đây là những chiếc răng có mặt nhai lớn nhất, đảm bảo chức ăn nhai và nghiền thức ăn.
  • Chân răng: Các răng hàm thường có từ 2 đến 3 chân răng. Những răng có 2 chân đó là răng hàm nhỏ thứ nhất của hàm trên (1 chân ngoài và 1 chân trong), răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm lớn thứ hai của hàm dưới (1 chân xa và 1 chân gần). Răng hàm có 3 chân đó là răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai của hàm trên (2 chân ngoài và 1 chân trong).
Cấu tạo chi tiết của răng hàm
Cấu tạo chi tiết của răng hàm

Đối với cấu tạo của răng cũng có 3 phần là: Lớp men răng (lớp cứng nhất, không có dây thần kinh), lớp ngà răng (ít cứng hơn men răng, chứa 70% chất vô cơ, 30% chất hữu cơ và nước) và trong cùng là lớp tuỷ răng (phần chứa mạch máu và các dây thần kinh).

Chức năng

Công dụng chính của những chiếc răng này đó là:

  • Chức năng ăn nhai: Vì mặt răng thường phẳng và có diện tích lớn, nên chúng sẽ đảm nhiệm chính chức năng nghiền thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày, đảm bảo cho hệ tiêu hoá hoạt động bình thường.
  • Chức năng thẩm mỹ: Các răng sẽ cố định vẻ hài hoà của gương mặt, giúp khuôn mặt trở nên cân đối. Nếu mất xương hàm, bạn có thể cảm nhận rõ sự thay đổi như: Mặt bị lệch, má hóp, da chảy xệ và lão hoá,…
  • Chức năng phát âm: Cùng với lưỡi, hàm răng tham gia vào quá trình phát âm ở người. Hàm răng có đầy đủ sẽ giúp phát âm được tròn chữ hơn. Nếu một chiếc răng nào đó bị mất, nó sẽ tạo ra một khoảng trống, từ đó phát âm sẽ trở nên khó khăn hơn, thậm chí xuất hiện tình trạng nói ngọng.

Nguyên nhân bị mất răng hàm

Như đã nói ở trên, răng hàm là những chiếc răng vĩnh viễn, chỉ mọc duy nhất 1 lần trong cuộc đời, chính vì thế bạn cần phải chăm sóc chúng cẩn thận. Nhưng đôi khi, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng mất răng hàm, nguyên nhân phổ biến nhất đó là:

  • Do tác động ngoại lực: Đôi khi bạn bị va chạm mạnh (như bị tai nạn, chơi các trò chơi đá bóng, bóng rổ,… dễ bị tác động gây gãy răng).
  • Do thói quen sinh hoạt không tốt: Thói quen xấu từ khi còn nhỏ như nghiến răng, đẩy lưỡi, do thường xuyên hút thuốc lá ảnh hưởng đến nướu, từ đó mất răng.

Tìm hiểu:

Hút thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ răng miệng
Hút thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ răng miệng
  • Do chế độ ăn uống không đảm bảo: Ăn uống không đều, không đủ bữa, thiếu chất (đặc biệt là thiếu canxi), ăn nhiều đồ ngọt, nhiều axit,… là nguyên nhân phổ biến khiến răng bị yếu, gãy rụng.
  • Do vệ sinh răng miệng kém: Chăm sóc răng chưa đúng cách, không vệ sinh sạch dẫn đến sâu răng, về lâu dài sẽ gây viêm nhiễm nặng và rụng răng.
  • Do mắc phải một vài bệnh lý: Những bệnh nhân có tiền sử bị ung thư khớp cắn, viêm khớp, hay các bệnh về tiểu đường, huyết áp,… thường răng sẽ yếu và dễ gãy rụng hơn.
  • Do vấn đề về tuổi tác: Người cao tuổi thường gặp phải tình trạng mất răng do hoạt động nghiền, nhai lâu dài gây mòn và lão hóa răng.

Mất răng hàm có nguy hiểm cho sức khoẻ không?

Mất răng hàm có thể gây ra những hậu quả khá nghiêm trọng nếu không được khắc phục kịp thời, một số biến chứng hàng đầu xảy ra đó là:

  • Mất chức năng ăn nhai: Mất răng rất khó cho việc nghiền thức ăn, lâu dần có thể khiến cơ thể bị suy nhược, tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá.
  • Ảnh hưởng thẩm mỹ: Mặc dù những chiếc răng này nằm ở vị trí trong cùng, rất khó để nhìn thấy nhưng nếu không khắc phục sẽ khiến vùng da bên ngoài chỗ răng mất bị chảy xệ, má bị lõm vào, hốc hác, trông già đi so với tuổi thực.
  • Ảnh hưởng đến phát âm: Răng rụng tạo ra một khoảng trống, gây khó khăn trong việc lấy hơi và đẩy hơi khi phát âm, khiến giọng bị méo hoặc ngọng, từ đó gây trở ngại khi giao tiếp.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe cả hàm: Lâu dần chỗ vùng răng bị mất sẽ xuất hiện tình trạng tiêu xương và tụt nướu. Hơn nữa, mất răng còn gây khó khăn trong việc vệ sinh, có thể dẫn đến một vài bệnh lý khác như viêm nướu, sâu răng, áp xe răng,…
Mất răng hàm lâu sẽ gây lão hoá da, tiêu xương hàm
Mất răng hàm lâu sẽ gây lão hoá da, tiêu xương hàm

Trường hợp mất răng hàm khắc phục như nào?

Hiện nay, y học nha khoa phát triển, bạn có thể sử dụng các dịch vụ phục hình răng đã mất một cách đơn giản.

Cầu răng sứ

Đây là phương pháp phục hình lại 1 hoặc nhiều răng liên tiếp nhau đã mất bằng cách sử dụng cầu răng. Đây là phương pháp nhanh chóng, tiết kiệm, an toàn tuyệt đối với cơ thể, là hình thức sử dụng keo nha khoa để gắn cố định mão sứ vào trụ răng.

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này đó là bạn cần phải tiến hành mài nhỏ 2 chiếc răng lân cận răng đã mất để làm trụ cầu. Do vậy, khả năng chịu lực của các răng giả này sẽ yếu hơn các răng khác.

Phương pháp làm cầu răng sứ trong trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng cạnh nhau
Phương pháp làm cầu răng sứ trong trường hợp mất 1 hoặc nhiều răng cạnh nhau

Hơn nữa, nếu không thực hiện tại nha khoa chất lượng, mài mòn răng thật để làm trụ không chính xác còn gây nên bệnh lý nghiêm trọng như viêm tuỷ. Hình thức này chỉ đặt răng giả lên trên mà không gắn chân răng vào nướu, nên đôi khi ở giữa vẫn có khe hở, gây viêm nướu hoặc viêm nha chu.

Trồng răng Implant

Hình thức này là phương pháp phục hình răng tân tiến nhất hiện nay, có thể phục hình được 1 hoặc nhiều răng không cần ở vị trí gần nhau. Để thực hiện trồng răng Implant, bác sĩ sẽ cấy một trụ bằng Titanium và xương hàm, đóng vai trò như một chân răng, rồi nhờ một khớp nối với răng sứ bên trên.

Ưu điểm của phương pháp này đó là khả năng chịu lực rất cao, thậm chí cao hơn so với răng thật, trụ răng khi cấy vào sẽ tích hợp với xương hàm, giúp ngăn chặn tình trạng teo xương hàm. Hình thức phục hình này không gây ảnh hưởng đến những răng khác và mức độ thẩm mỹ rất cao, nếu biết cách chăm sóc và vệ sinh, bạn có thể sử dụng trọn đời.

Cấy ghép Implant là phương pháp nha khoa hiện đại nhất
Cấy ghép Implant là phương pháp nha khoa hiện đại nhất

Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là chi phí khá đắt đỏ, không thể thực hiện ở những người mắc các bệnh lý như cấu tạo xương bất thường, tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nhược điểm tiếp theo khi thực hiện trồng răng Implant mất khá nhiều thời gian, vì bạn phải đợi cho trụ răng tích hợp được hoàn toàn với xương hàm mới có thể gắn răng sứ lên trên.

Cách chăm sóc răng hàm hiệu quả

Chăm sóc răng hàm là một việc cần thiết và bạn phải thực hiện ngay từ khi còn nhỏ. Có một vài lưu ý về cách chăm sóc răng mà chúng tôi muốn dành đến cho bạn như sau:

  • Hãy lựa chọn những loại bàn chải có lông mềm mịn, thay đều đặn 2-3 tháng/lần.
  • Chọn và sử dụng những loại kem đánh răng có chứa Fluoride, chất này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng. Tuy nhiên, hãy biết tiết chế, không sử dụng quá nhiều kem trong một lần đánh răng, bởi vì chất này cũng có thể khiến răng bị đổi màu.
Nên chọn bàn chải có sợi lông mềm mịn và nhỏ
Nên chọn bàn chải có sợi lông mềm mịn và nhỏ
  • Hãy đánh răng theo vòng tròn, đánh cả mặt trong và mặt ngoài, đánh sạch cả lưỡi và không nên đánh mạnh. Một ngày nên đánh răng 2-3 lần, mỗi lần khoảng 3 phút.
  • Bên cạnh việc đánh răng, nên sử dụng kết hợp cả nước súc miệng và chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, nên chọn nước súc miệng không chứa alcohol.

Một vài sai lầm mà nhiều người hay mắc phải khi chăm sóc răng:

  • Thường xuyên sử dụng đồ ngọt, nước có ga, hút thuốc lá, uống rượu,…
  • Sử dụng nước súc miệng quá nhiều trong 1 ngày, bởi các chất có trong dung dịch súc miệng có thể làm thay đổi môi trường cân bằng ở trong khoang miệng, đồng thời có thể tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi.
  • Đánh răng quá mạnh và quá kỹ: Những lớp mảng bám ngoài răng thường rất mỏng, nếu đánh quá mạnh có thể ảnh hưởng đến lớp men răng.
  • Không nên đánh răng ngay sau khi vừa ăn xong, bởi vì lúc này trong miệng của bạn sẽ có đầy axit, đánh răng sẽ làm axit hoạt động mạnh hơn nữa, khiến răng bị mài mòn nhanh hơn.
Cần có thói quen thăm khám nha khoa định kỳ
Cần có thói quen thăm khám nha khoa định kỳ
  • Không thăm khám nha sĩ thường xuyên, chỉ đến khi gặp những bệnh lý về răng miệng. Có rất nhiều vấn đề về răng miệng xảy ra một cách âm thầm và lâu dài, nhất là bệnh viêm nha chu. Chính vì vậy, thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm và cũng mất ít chi phí điều trị hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến răng hàm mà bạn cần biết. Hy vọng thông qua bài viết này của chúng tôi, bạn đã có thể hiểu hơn về cấu trúc cũng như vai trò của răng hàm đối với sức khỏe răng miệng, từ đó có những chế độ chăm sóc tốt hơn.

Tham khảo ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua
Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua

Niềng răng Invisalign là phương pháp khá khó, đòi hỏi kỹ thuật cao và đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi. Tuy nhiên, không...

Đánh răng sai cách, vệ sinh răng miệng kém gây ra hôi miệng ở trẻ em
Hôi miệng ở trẻ em: Tìm hiểu nhanh nguyên nhân và cách điều trị phù hợp

Chứng hôi miệng ở trẻ em là mối lo lắng của khá nhiều các bậc phụ huynh. Đây là đối tượng dễ mắc chứng hôi...

Tâm Đan Vị là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam giúp việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng
Tâm Đan Vị – Bí quyết loại bỏ chứng hôi miệng một lần và mãi mãi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đánh răng không thôi chưa đủ để loại bỏ những mảng bám, vi khuẩn. Đây chính là lý...

[Xem Ngay] Top 8 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Trả Góp TPHCM 
[Xem Ngay] Top 8 Địa Chỉ Trồng Răng Implant Trả Góp TPHCM 

Trồng răng Implant trả góp TPHCM nên tới đâu là thắc mắc chung của rất nhiều người có nhu cầu sử dụng dịch vụ này....

Sâu răng ăn vào tủy
Sâu răng ăn vào tủy thì phải làm sao, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Sâu răng ăn vào tủy là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sâu răng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời...

sún răng cửa
Sún răng cửa ở trẻ nhỏ nên xử trí như thế nào?

Sún răng cửa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là các bé đang trong nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình...

Nhổ Răng Có Đau Không? Cách Để Giảm Đau Khi Nhổ Răng
Nhổ Răng Có Đau Không? Cách Để Giảm Đau Khi Nhổ Răng

Quá trình nhổ răng sẽ xâm lấn đến các tổ chức trong miệng. Vậy thực tế nhổ răng có đau không? Chuyên gia cho biết...

Top 13 Địa Chỉ Trồng Răng Uy Tín Tại TPHCM
Top 13 Địa Chỉ Trồng Răng Uy Tín Tại TPHCM

Nhờ sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật trồng răng đang ngày càng được cải tiến, trong đó không thể không nhắc tới phương...

ReviewNK