Hỏi Đáp

Răng khểnh là răng nào? Có nên nhổ răng khểnh không?

Theo quan niệm của nhiều người, răng khểnh được coi là một chiếc răng “duyên”. Nhưng trên thực tế, theo y học nha khoa, răng khểnh chỉ là một chiếc răng mọc sai khớp cắn, vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến chức năng của hàm răng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin xoay quanh chiếc răng này trong bài viết cụ thể dưới đây.

Răng khểnh là gì? Ý nghĩa của chiếc răng “duyên”

Răng khểnh về thực chất là một chiếc răng nanh, nằm ở vị trí thứ 3 trên cung hàm (là chiếc răng thứ 3 tính từ răng cửa vào trong), có chức năng chính là cắn xé thức ăn. Chiếc răng này có một chân, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa răng cửa và răng hàm nên hình dáng răng cũng có đôi chút khác. Răng khểnh thường có thân mỏng hơn răng hàm và dày hơn răng cửa, mặt nhai của răng không có rãnh.

Về thực chất, chiếc răng này là răng nanh không mọc theo phương thẳng đứng, nó có xu hướng chếch lên và nhô ra phía ngoài. Chiếc răng này thường mọc trong khoảng từ 12 đến 13 tuổi (giai đoạn mọc răng vĩnh viễn). Răng khểnh theo nha khoa được đánh giá là tình trạng răng mọc lệch lạc, trong một vài trường hợp, răng khểnh còn bị chìa ra ngoài quá nhiều so với cung hàm.

Có hai trường hợp mọc răng khểnh, đó là: Răng khểnh 1 bên và răng khểnh 2 bên. Răng khểnh đẹp nhất đó là khi nó có kích thước vừa phải và mọc cân đối trong cung hàm, không bị quá nhọn.

Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh mọc bị lệch
Răng khểnh thực chất là chiếc răng nanh mọc bị lệch

Theo quan niệm riêng của người phương Đông, răng khểnh tạo nên một nét đẹp tiềm ẩn, một nét duyên mà không phải ai cũng có. Ngược lại, tại các nước phương Tây, họ thường xem chiếc răng này là một điều không may (là chiếc răng của ma cà rồng), ở một vài nước còn cấm nhập cảnh người có răng khểnh để tránh điều xui xẻo. Chính vì thế, tại các nước này, bạn rất khó để nhìn thấy một người có chiếc răng nanh này, bởi nếu có, họ thường sẽ nhổ bỏ từ sớm.

Nguyên nhân mọc răng khểnh

Răng khểnh có thể mọc lên từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do yếu tố chủ quan hoặc khách quan.

Yếu tố khách quan

Yếu tố khách quan phải kể đến là do di truyền. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố trên khuôn mặt là thứ dễ di truyền cho đời sau nhất. Cũng có thể nói, nếu ông bà hay cha mẹ có răng khểnh, con cháu của họ rất dễ sở hữu chiếc răng này.

Thứ hai có thể là do sự chen lấn răng. Trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn (12-13 tuổi), răng sữa lần lượt gãy đi và thay vào đó là răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, trong trường hợp răng sữa chưa kịp gãy hoàn toàn thì răng vĩnh viễn đã mọc ra, chen lấn nhau, từ đó dẫn đến tình trạng răng nanh bị mọc lệch đi, trở thành răng khuyểnh.

Yếu tố chủ quan

Yếu tố chủ quan đầu tiên phải kể đến là do một vài thói quen xấu lúc nhỏ như mút tay, đẩy lưỡi, lấy tay đè vào răng khi nó đang mọc,… những hành động này vô tình cản trở quá trình mọc răng, khiến chúng xô lệch và mọc chệch hướng.

Yếu tố chủ quan là do thói quen mút tay hay đẩy lưỡi từ khi còn nhỏ
Yếu tố chủ quan là do thói quen mút tay hay đẩy lưỡi từ khi còn nhỏ

Bên cạnh đó, có một lý do chủ quan khác khiến răng khểnh xuất hiện đó là trồng răng giả. Đặc biệt tại các nước phương Đông, ưa chuộng nét “duyên ngầm”, quan niệm có răng khểnh là sẽ gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống. Do đó, nhiều người đã tìm đến các nha khoa với mục đích gắn răng khểnh giả, để tạo điểm nhấn thu hút người đối diện. Hiện nay, có 3 phương pháp thẩm mỹ trồng răng khểnh như sau:

  • Đắp Composite: Đây là phương pháp thực hiện nhanh nhất và giá cả cũng phải chăng. Bác sĩ sẽ dùng vật liệu Composite để đắp lên chiếc răng nanh thứ 3, sao cho nó chếch ra ngoài một góc vừa phải. Dịch vụ đắp Composite răng khểnh thường dao động trong khoảng 1 triệu đến 1,2 triệu.
  • Đắp răng sứ: Tương tự như đắp Composite nhưng hương pháp này sẽ đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời hơn. Bạn có thể thoải mái lựa chọn vật liệu làm răng phù hợp (răng sứ toàn sứ hoặc răng sứ kim loại), thời gian bảo hành lâu hơn, răng trắng sáng và không có mùi hôi,… Tuy nhiên, dịch vụ trồng sứ cho răng khểnh có chi phí cao hơn, dao động từ 1 triệu đến 7 triệu.
  • Trồng răng Implant: Trồng răng Implant là giải pháp gắn răng khểnh vĩnh viễn, bằng cách lắp trụ trực tiếp vào nướu, sau đó đắp một lớp mão sứ phủ lên trụ răng đó. Đây là dịch vụ nha khoa đắt nhất trong các dịch vụ, mức giá thường trên 10 triệu đồng.

Một số câu hỏi liên quan tới răng khểnh

Để thông tin đến bạn chi tiết hơn về răng khểnh, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc dưới đây.

Răng khểnh như nào là xấu?

Một chiếc răng khểnh được đánh giá là xấu nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

  • Răng bị chìa quá nhiều ra phía ngoài, ảnh hưởng đến cấu trúc toàn bộ hàm răng, ảnh hưởng đến quá trình ngậm và mở miệng.
  • Răng quá nhọn.
  • Răng có màu ngả vàng, không trắng sáng.
  • Răng mọc chen chúc với những chiếc răng khác, tạo vẻ bất cân xứng.
  • Răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của những chiếc răng khác, tạo ra kẽ hở lớn dễ vướng mắc vụn thức ăn.
Những trường hợp răng khểnh được coi là xấu
Những trường hợp răng khểnh được coi là xấu

Có nên thực hiện nhổ bỏ chiếc răng này hay không?

Tuỳ theo quan niệm từng người, răng khểnh có thể đẹp hoặc không. Chính vì vậy mà hiện nay xuất hiện dịch vụ nhổ răng và trồng răng khểnh, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Về lâu dài, chiếc răng này có thể gây nên một số vấn đề sau đây:

  • Rất khó để vệ sinh sạch sẽ, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tăng nguy cơ gây nên các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
  • Đây là răng nanh với chức năng là cắn xé thức ăn. Tuy nhiên, nếu răng lệch lâu dài, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
  • Nếu chiếc răng này có xu hướng chìa quá nhiều ra phía ngoài, răng quá sắc nhọn, rất dễ gây tổn thương hoặc va chạm mạnh với khu vực ngoài miệng.

Chính vì vậy, trong đa số trường hợp, chúng tôi khuyến cáo bạn nên điều chỉnh răng nanh mọc lệch này về đúng vị trí vốn có của nó. Trường hợp răng khểnh ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ, bạn nên nhổ bỏ hoàn toàn chiếc răng này.

Xem ngay:

Nếu răng không bị lệch lạc quá nhiều, bạn không nhất thiết phải nhổ bỏ
Nếu răng không bị lệch lạc quá nhiều, bạn không nhất thiết phải nhổ bỏ

Một vài trường hợp được chỉ định nên nhổ bỏ răng khểnh đó là:

  • Trường hợp răng gây nên các bệnh lý nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng như: Viêm tủy, viêm nha chu, viêm lợi, sâu răng,… ở mức độ nặng. Nếu không nhổ bỏ kịp thời, tình trạng này sẽ lây lan sang cả những răng lân cận khác.
  • Trường hợp răng có kích thước to, sắc nhọn, mọc chồi cản trở quá trình ăn uống, sinh hoạt bình thường.

Như vậy, không phải răng khểnh nào cũng bắt buộc phải nhổ bỏ. Chúng tôi vẫn khuyến cáo rằng, nếu vị trí mọc lệch của răng không quá nghiêm trọng, bạn nên thực hiện các phương pháp nha khoa khác để điều chỉnh răng, bảo tồn hàm răng hoàn toàn.

Các cách điều chỉnh răng khểnh

Như đã phân tích ở trên, răng khểnh có thể điều chỉnh được nếu tình trạng lệch lạc không quá nghiêm trọng. Các phương pháp phổ biến nhất để điều chỉnh chiếc răng này đó là:

Bọc sứ

Bọc sứ răng khểnh là một trong những thủ thuật nha khoa phát triển nhất hiện nay. Để có thể điều chỉnh vị trí răng khểnh nhờ phương pháp này, bạn cần phải tiến hành mài nhỏ răng thật. Sau đó, đeo mão sứ lên theo phương song song với những chiếc răng khác.

Răng khểnh của bạn chỉ cần mất từ 2 đến 4 ngày là có thể khắc phục hoàn toàn. Hơn nữa, răng cũng có thể duy trì với thời gian lâu hơn, có giá trị thẩm mỹ lớn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể áp dụng trong tình trạng răng lệch lạc nhẹ.

Bọc sứ là cách điều chỉnh nhanh chóng và hiệu quả
Bọc sứ là cách điều chỉnh nhanh chóng và hiệu quả

Niềng răng

Niềng răng khểnh về cơ bản cũng thực hiện theo quy trình niềng răng thông thường, nhờ vào lực kéo của hệ thống dây cung hoặc khay niềng để đưa răng về vị trí đúng. Đối với phương pháp này, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn, thông thường là từ 18 đến 36 tháng, tuỳ vào tình trạng lệch lạc.

Ưu điểm của phương pháp niềng răng là có thể khắc phục được hầu hết các tình trạng răng miệng, có hiệu quả rất cao và duy trì trọn đời, không phải tác động đến răng thật (như mài răng của phương pháp bọc sứ), cấu trúc răng được bảo tồn tuyệt đối.

Chỉnh nha là cách điều chỉnh vẫn bảo tồn được hàm răng thật
Chỉnh nha là cách điều chỉnh vẫn bảo tồn được hàm răng thật

Thông thường, một quy trình niềng răng nanh mọc lệch được diễn ra theo 6 bước như sau:

  • Bước 1 – Thăm khám tổng quan: Xác định tình trạng răng miệng, mức độ lệch lạc của răng thông qua hệ thống chụp chiếu.
  • Bước 2 – Chọn gói dịch vụ phù hợp: Có nhiều gói dịch vụ niềng răng như niềng mắc cài hoặc niềng bằng khay trong suốt. Đối với trường hợp răng lệch nhiều, bạn sẽ được tư vấn dùng niềng mắc cài để hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 3 – Thiết kế khí cụ niềng: Bác sĩ lấy dấu răng để thiết kế dụng cụ niềng phù hợp cho từng người.
  • Bước 4 – Vệ sinh răng và xử lý vấn đề răng miệng khác: Nếu răng có bệnh lý khác như sâu răng hay viêm chân răng,… cần phải xử lý sạch trước khi niềng.
  • Bước 5 – Đeo niềng: Gắn hệ thống mắc cài và dây cung (niềng mắc cài) hoặc khay niềng (niềng Invisalign) cho bệnh nhân.
  • Bước 6 – Tháo niềng: Sau khi đủ thời gian đeo niềng, bạn sẽ được tháo niềng và dùng hàm duy trì để ổn định răng.

Chăm sóc răng khểnh như nào?

Đối với những người có tình trạng răng khểnh nhẹ hoặc muốn trồng răng khểnh cho duyên thì cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Tuy đây là răng mọc lệch, nhưng nó lại có vị trí dễ nhìn thấy nhất mỗi khi bạn cười hoặc nói chuyện. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, một chút bám bẩn hoặc sâu nhẹ trên răng cũng sẽ khiến bạn tự ti.

Ngoài việc đánh răng đều đặn 2-3 lần lần mỗi ngày, bạn nên chuẩn bị thêm cả nước súc miệng, chỉ nha khoa để vệ sinh sau mỗi bữa ăn. Tránh ăn những đồ dai cứng vì rất dễ làm sứt mẻ răng gây mất thẩm mỹ. Hạn chế sử dụng đồ uống có ga và các loại bánh kẹo ngọt, gây nên tình trạng sâu răng. Bạn cũng nên duy trì thói quen thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra sức khoẻ tổng quan của răng miệng.

Răng khểnh đẹp hay xấu là tuỳ theo quan điểm của mỗi người. Mặc dù vậy, bạn cần hiểu đúng và có cách chăm sóc răng khểnh hiệu quả, để hạn chế tối đa những biến chứng mà nó có thể gây nên.

Tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bọc Răng Sứ Ở Đâu Tốt Nhất? Review TOP 13 Địa Chỉ Uy Tín
Bọc Răng Sứ Ở Đâu Tốt Nhất? Review TOP 13 Địa Chỉ Uy Tín

Bọc răng sứ hiện là giải pháp tối ưu cho các trường hợp bệnh nhân bị mất hư tổn, mài mòn, xỉn màu hoặc bị...

Cần điều trị bệnh nhanh chóng để tránh biến chứng có thể xảy ra
Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân & các cách chữa hiệu quả nhất

Hôi miệng chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến gặp ở khá nhiều người. Đây là một dạng bệnh lý có thể gặp...

TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TP.HCM Uy Tín Và An Toàn Nhất
TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TPHCM Uy Tín Và An Toàn Nhất

Phương pháp niềng răng giúp mang lại cấu trúc hàm đều đẹp và sở hữu nụ cười tự tin. Tuy nhiên, trên thị trường hiện...

Trồng răng ở đâu tốt nhất tại cả ba miền Bắc Trung Nam
Trồng Răng Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý 15 Địa Chỉ Uy Tín, Giá Cả Phải Chăng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, con người cũng ngày càng quan tâm đến sức khỏe nói chung...

[REVIEW] TOP12 Địa chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp TPHCM Tốt Nhất
[REVIEW] TOP12 Địa chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp TPHCM Tốt Nhất

Bọc răng sứ hiện đang là một trong những dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ thu hút đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, chi phí...

Răng giúp chúng ta thực hiện nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là ăn nhai
Răng là gì? Cấu tạo, chức năng và cách chăm sóc răng miệng tốt nhất

Răng là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc tổng thể của động vật có xương sống nói chung và của con người...

Trồng răng giả giá bao nhiêu 1 chiếc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Trồng Răng Sứ Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc? Địa Chỉ Trồng Răng Sứ Uy Tín

“Cái răng cái tóc là góc con người” là câu ca từ xa xưa nói về việc ngoại hình có ảnh hưởng lớn đến hình...

Sâu răng số 5
Sâu răng số 5 nguy hiểm không? Giải pháp điều trị sâu răng số 5

Sâu răng vốn là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng và lứa tuổi nào. Tuy nhiên...

ReviewNK