Hỏi Đáp

Trồng Răng Sứ Có Đau Không? Kinh Nghiệm Chăm Sóc Răng Miệng Tốt

Trồng răng sứ có đau không là một trong những mối lo lắng của nhiều bệnh nhân đang có nhu cầu phục hình thẩm mỹ nha khoa. Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy bỏ chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây và lắng nghe chia sẻ từ các chuyên gia để có câu trả lời chính xác nhất.

Trồng răng sứ có đau không?

Có thể nói, trồng răng sứ là giải pháp giúp nhiều bệnh nhân khắc phục được nhược điểm răng miệng. Các nhược điểm này thường gồm: Răng mọc lệch lạc, hô móm, răng khấp khểnh, răng bị gãy vỡ, sứt mẻ hoặc bị xỉn màu. Với kỹ thuật chế tạo răng sứ cũng như trồng răng sứ hiện đại, người bệnh sẽ nhanh chóng sở hữu hàm răng đều đẹp, chắc khỏe như mong đợi. Vậy trồng răng sứ có đau không?

Trồng răng sứ giúp người bệnh tự tin hơn
Trồng răng sứ giúp người bệnh tự tin hơn

Nhiều người lo lắng trồng răng sứ có đau không do trước khi thực hiện bác sĩ cần mài đi một lớp men của răng thật để dễ dàng bọc sứ ra bên ngoài. Tuy nhiên, với công nghệ nha khoa hiện đại như hiện nay, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi làm răng sứ. Công đoạn mài răng sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng và nhanh chóng nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có nhiều bác sĩ giỏi, chuyên môn cao.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng ê buốt răng trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành chích thuốc tê tại vị trí trồng răng sứ giả. Vì thế cảm giác ê buốt hay đau đớn gần như là không có. Sau khi mài răng xong, bạn sẽ được gắn răng tạm để chống ê buốt cũng như thuận tiện cho việc ăn nhai, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Làm cách nào để giảm tình trạng ê buốt khi mài răng?

Như đã đề cập ở trên, trồng răng sứ luôn có những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật cũng như tay nghề của bác sĩ. Để giảm tình trạng ê buốt khi mài răng, thông thường các nha khoa sẽ tiến hành:

Tìm hiểu ngay:

Trồng răng sứ có đau không quan trọng vẫn do tay nghề của bác sĩ thực hiện
Trồng răng sứ có đau không quan trọng vẫn do tay nghề của bác sĩ thực hiện
  • Gây tê cục bộ trước khi tiến hành mài răng: Trước khi mài răng, khách hàng sẽ được tiêm thuốc gây tê ngay tại vị trí vùng răng cần phục hình. Lượng thuốc này đã được tính toán nhằm đảm bảo trong suốt thời gian thực hiện khách hàng sẽ không có cảm giác ê buốt hay đau đớn.
  • Sử dụng các trang thiết bị máy móc mài răng hiện đại để công đoạn mài răng nhanh, không gây thương tổn nướu. Đồng thời ít tạo ra lực ma sát làm giảm thiểu tối đa việc ê răng.
  • Tuy nhiên trồng răng sứ có đau không, điều quan trọng nhất vẫn là tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ thực hiện phải có kỹ năng tốt, tay nghề giỏi để răng thật có thể giữ lại tối đa. Khi mài không lấn chiếm vùng mô răng bảo vệ tủy cũng như không làm tổn thương nướu.

Cách chăm sóc răng sứ sau khi trồng làm giảm ê buốt răng

Sau khi thuốc tê hết tác dụng bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt một chút và sẽ hết sau khoảng 24 giờ tiếp theo. Vì thế đây không phải vấn đề khiến bạn quá lo lắng khi trồng răng sứ. Một số cách chăm sóc răng miệng dưới đây có thể giúp bạn làm giảm tình trạng ê buốt răng, ví dụ như:

Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách để giảm ê buốt sau khi trồng răng
Vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách để giảm ê buốt sau khi trồng răng
  • Chế độ ăn uống: Răng sứ được đánh giá là có độ chịu lực tốt nhưng xét về độ dẻo dai thì khó sánh bằng răng thật. Với những loại thức ăn cứng đều có thể gây tổn thương cho răng sứ. Vì thế bạn cần chú ý khi ăn nhai nên sử dụng cả hai hàm để giảm lực tác động lên răng sứ mới trồng, đây cũng là cách hạn chế ê buốt. Ở ngày đầu tiên khi mới làm răng xong, người bệnh nên thức ăn mềm như cháo, súp.
  • Cách vệ sinh răng: Hãy sử dụng bàn chải lông mềm có kích thước phù hợp và đánh răng đều đặn 2 lần/ngày. Bạn nên sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm khoảng vài tháng đầu sau khi trồng răng sứ. Khi chải răng bạn nên dùng tay đã rửa sạch massage nhẹ nhàng quanh viền nướu vị trí đã bọc răng sứ để kích thích lưu thông máu. Ngoài ra việc sử dụng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng phù hợp với răng sứ cũng là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
  • Tái khám định kỳ: Đây là việc làm cần thiết nếu bạn muốn có một hàm răng hoạt động tốt và bền lâu hơn. Bởi mỗi lần tái khám bạn không chỉ được kiểm tra răng sứ mà còn được kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát. Từ đó, hạn chế mầm mống gây bệnh một cách kịp thời, xử lý nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên duy trì thói quen tái khám định kỳ 4 – 6 tháng 1 lần. Đồng thời hãy tới nha khoa để bác sĩ có thể kiểm tra sự khít sát giữa mão răng sứ và đường viền răng thật cũng như mức độ mảng bám, sự chắc khỏe của nướu.

Hy vọng với những điều mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, các bạn đã có đủ thông tin để giải đáp thắc mắc trồng răng sứ có đau không. Để giảm thiểu tình trạng ê buốt cũng như tăng tính an toàn khi thực hiện trồng răng, hãy tìm tới những cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và tay nghề cao.

Bài viết liên quan:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh viêm lợi ở trẻ em thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
Viêm lợi ở trẻ em có nguy hiểm không? Thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh

Viêm lợi ở trẻ em là một dạng bệnh lý liên quan tới răng miệng khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này...

Bị tưa miệng là sao ?
Tưa Miệng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tưa miệng là căn bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao. Bệnh được đặc trưng bởi những mảng trắng và cảm giác bỏng rát...

Bệnh hôi miệng là gì? Bị hôi miệng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bị hôi miệng nên ăn gì, kiêng ăn gì để điều trị triệt để?

Hôi miệng được xem là một triệu chứng gây ám ảnh thường gặp ở nhiều người. Tuy nó không gây nên nhiều nguy hiểm cho...

Áp xe răng số 7 là trên răng số 7 hình thành bọc mủ bao quan lấy phần mô
Áp xe răng số 7 – bệnh lý răng miệng không được chủ quan

Áp xe răng số 7 được biết tới là bệnh lý về răng miệng mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt, nếu không có phương...

Chú ý cần nhớ khi sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ

Rơ lưỡi là phương pháp giúp vệ sinh khoang miệng cho bé, đồng thời phòng ngừa nhiều chứng bệnh liên quan. Trong đó, cách rơ...

thăm khám nha khoa
Trồng răng sứ là gì? Giải đáp thắc mắc liên quan nhiều người quan tâm nhất

Trồng răng sứ là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng răng sâu hiệu quả rất phổ biến hiện nay. Phương pháp này...

Các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bị ê răng sau khi trám
Lý giải nguyên nhân và cách khắc phục ê buốt răng sau khi trám chi tiết 

Trám răng được biết tới là phương pháp giúp loại bỏ những khuyết điểm tồn tại trên răng. Tuy nhiên, một số người lại bị...

Nhổ răng sữa lung lay
Nhổ răng sữa lung lay: Nên hay không nên nhổ? 

Răng sữa bắt đầu phát triển từ khi còn là phôi thai và thường xuất hiện khoảng 6 tháng sau sinh. Vì xuất hiện rất...