Hỏi Đáp

Áp xe nướu răng: Tổng quan về bệnh lý và cách điều trị

Áp xe nướu răng là tình trạng răng miệng rất dễ mắc phải nhưng lại dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất về bệnh lý áp xe răng, những hệ quả mà nó mang lại và các cách để nhận biết bệnh cũng như các phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Áp xe nướu răng là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không?

Áp xe nướu răng là một khái niệm được dùng để chỉ trường hợp phần chân răng (lợi) đang bị sưng đau và có các dấu hiệu bị tụ mủ hoặc đã chảy mủ. Đây là một căn bệnh nhiễm trùng, thường là hệ quả biến chứng của sâu răng, bệnh viêm nha chu hoặc do răng bị nứt, vỡ khiến men răng vỡ ra theo, làm vi khuẩn trong miệng len lỏi vào tủy răng khiến tủy răng tê liệt. Khi đó, tại hốc xương hàm sẽ xuất hiện tình trạng tích tụ dịch mủ và gây ra áp xe nướu răng.

Áp xe nướu răng có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người 
Áp xe nướu răng có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người

Áp xe nướu có thể hình thành rất nhanh, thậm chí ở nhiều trường hợp bệnh chỉ hình thành sau một hoặc hai ngày sau khi miệng bị nhiễm trùng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, không loại trừ bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em cho tới người lớn.

Người bị áp xe nướu răng nếu không được điều trị đúng lúc, đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Điển hình như:

  • Răng suy yếu dẫn tới nguy cơ mất răng.
  • Áp xe răng mãn tính: Sưng và đau mạnh, răng không thể nhai được, âm thầm phá hủy xương hàm,…
  • Viêm mô tế bào: Trong giai đoạn cấp tính, nếu vi khuẩn mạnh có thể xâm lấn sâu hơn và lan tới các vùng mô mềm lân cận tạo nên bệnh viêm mô tế bào. Lúc này, viêm nhiễm tại vùng răng miệng có thể lan đi khắp nơi trong cơ thể gây ra nhiễm trùng máu, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nguyên nhân và biểu hiện của áp xe nướu răng

Áp xe nướu răng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, hình thành do nhiều nguyên nhân và có những biểu hiện rất đặc trưng.

Nguyên nhân

Áp xe chân răng hình thành chủ yếu khi vi khuẩn răng miệng tấn công đến tủy răng và các mô mềm tại chân răng, nhất là tại các vị trí có nhiều dây mô liên kết và mạch máu. Vi khuẩn thường xâm nhập và tấn công thông qua khoang nha khoa hoặc những tổn thương của răng như vết răng bị sứt mẻ, vết răng bể,…

Những nguyên điển hình nhất làm gia tăng vi khuẩn răng miệng dẫn đến áp xe chân răng là:

  • Người bệnh mắc các bệnh lý về răng như sâu răng, hỏng men răng, viêm tủy lâu ngày không được điều trị gây ra áp xe chân răng.
  • Do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt hoặc không chăm sóc răng và nướu đúng cách khiến vi khuẩn, mảng cặn bẩn bám và xâm nhập vào gây ra áp xe chân răng.
  • Tai nạn, chấn thương làm cho răng bị mẻ, sứt, vỡ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành áp xe chân răng nhanh hơn.
  • Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như một số bệnh: Tiểu đường, tim mạch, béo phì cũng khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm, gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng lợi, hàm, tủy răng và gây tình trạng áp xe chân răng.
Các bệnh lý về răng có thể tạo điều kiện cho áp xe nướu phát triển
Các bệnh lý về răng có thể tạo điều kiện cho áp xe nướu phát triển

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh nhân có thể nhận biết bệnh áp xe nướu thông qua các triệu chứng đặc trưng như:

  • Vùng miệng và bên ngoài má trở nên sưng tấy, đau nhức.
  • Đau răng, nhai cảm thấy đau, cơn đau răng dai dẳng.
  • Răng bị lung lay.
  • Ê buốt răng lúc ăn đồ ăn, thức uống, cơn ê buốt tăng mạnh khi ăn đồ nóng hoặc lạnh.
  • Cảm thấy đắng miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Có thể bị tăng nhiệt độ cơ thể, cảm thấy nóng, sốt, sưng hạch cổ.
  • Cơ thể mệt mỏi, sưng tấy ở một hoặc cả hai hàm trên và dưới.
  • Cơn đau nhức nướu nhiều hơn mỗi khi hoạt động cơ hàm.
  • Vùng nướu ngay chân răng bị sưng đỏ và mưng mủ, có khi có mủ đặc chảy ra.

Xem thêm:

Cách điều trị áp xe nướu răng cho mọi lứa tuổi

Để điều trị áp xe răng, bệnh nhân cần tới các địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, vị trí bị áp xe nướu mà bác sĩ sẽ chỉ định các cách điều trị khác nhau. Mục đích xuyên suốt của quá trình điều trị áp xe là cần loại bỏ các ổ nhiễm trùng, giảm triệu chứng bệnh, ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra và trên hết là bảo vệ răng lành lặn, tốt nhất.

Điều trị giữ răng

Công đoạn này có thể giúp loại bỏ sự lây nhiễm nhiễm trùng và giữ được răng, không cần nhổ. Để loại bỏ các triệu chứng bệnh từ gốc, răng nha sĩ khoan vào răng, loại bỏ các trung tâm mô bệnh (bột) và cống áp xe của buồng tủy răng và gốc răng. Các vết khoan sẽ được làm đầy, đóng dấu sau đó bằng cách làm mũ răng với sứ hoặc vàng.

Nướu và răng sau khi được phục hồi có thể sinh hoạt ổn định kéo dài suốt đời nếu chăm sóc đúng cách. Vì vậy công đoạn chăm sóc răng miệng hậu điều trị rất cần được chú trọng.

Dùng thuốc kháng sinh

Trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng giới hạn ở những khu vực áp xe, dùng thuốc kháng sinh có thể không cần thiết. Nhưng với các trường hợp nhiễm trùng lây lan đến các răng bên cạnh, cả hàm hoặc các khu vực khác, bác sĩ sẽ kê toa thuốc chữa áp xe răng để ngăn chặn sự lây lan của vết nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh cũng có thể được chỉ định cho những người bệnh có một hệ thống miễn dịch suy yếu.

Thuốc kháng sinh là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của vết nhiễm trùng
Thuốc kháng sinh là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của vết nhiễm trùng

Ngoài ra, để giảm đau, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen. Các loại thuốc này có thể giúp bệnh nhân kiểm soát được cơn đau tức thời nhưng việc dùng thuốc cần tuân thủ đúng theo chỉ định để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.

Nhổ răng bị tổn thương

Nhổ răng và rạch mở phần niêm mạc bị tổn thương, hút bỏ phần dịch mủ có chứa vi khuẩn gây bệnh. Sau đó làm sạch và làm khép miệng vết thương để ngăn ngừa vi khuẩn tái phát lại.

Theo phương pháp này, các phần dây thần kinh, mạch máu bị hư hại do nhiễm khuẩn sẽ được loại bỏ hết. Sau đó lấp lại lỗ hổng do dịch mủ gây ra bằng phương pháp tráng răng, trám sứ hoặc bọc răng sứ để bảo tồn răng thật, tránh răng bị giòn, vỡ răng về sau.

Một vài trường hợp có thể phải nhổ răng
Một vài trường hợp có thể phải nhổ răng

Lưu ý khi điều trị áp xe nướu hiệu quả nhất

Chìa khóa thành công nhất để điều trị thành công và phòng tránh áp xe nướu răng hiệu quả là tránh sâu răng. Bởi vậy, hãy chú ý các công tác chăm sóc răng miệng và sinh hoạt thông qua các biện pháp:

  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và nên sử dụng các loại kem đánh răng có fluoride.
  • Xỉa răng hoặc làm sạch kẽ răng sau khi ăn, tốt nhất là nên dùng chỉ nha khoa.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại, đầu lông gọn và thay thế bàn chải định kì ba hoặc bốn tháng một lần, hoặc bất cứ khi nào lông chải bị xù.
  • Gặp nha sĩ định kỳ 6 tháng 1 lần để được kiểm tra răng nướu thường xuyên và làm sạch chuyên nghiệp.
  • Xem xét sử dụng một số kháng sinh hoặc nước súc miệng có chứa chất florua để thêm tăng cường một lớp bảo vệ men răng, chống lại sâu răng.
  • Ngăn chặn một áp xe răng bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng; hạn chế thức ăn ngọt, ăn đêm và đồ ăn nhẹ giữa các bữa; tăng cường các vitamin và muối khoáng tốt cho nướu.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về tình trạng áp xe nướu răng. Hi vọng những chia sẻ trên đã giúp mọi người có thêm thông tin bổ ích về bệnh và tìm ra được phương pháp cải thiện răng nướu phù hợp và hiệu quả nhất cho mình.

Không bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[XEM NGAY] 12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất
12+ Địa Chỉ Trồng Răng Implant Tại Hà Nội Tốt Nhất

Cấy ghép implant là một kỹ thuật tương đối phức tạp, do đó cần được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao và...

Ê răng sau khi cạo vôi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Ê răng sau khi cạo vôi, nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản

Ê răng sau khi cạo vôi là hiện tượng mà khá nhiều người gặp phải. Vậy nguyên nhân và cách phục hồi như thế nào...

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến
Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Nó gây ra sự khó chịu, có thể làm ảnh hưởng...

Tẩy trắng răng sai cách sẽ mang lại nhiều tác hại nguy hiểm
Tác Hại Của Tẩy Trắng Răng Là Gì? Lưu Ý Tẩy Trắng Răng An Toàn

Tẩy trắng răng được xem là giải pháp tối ưu nhất mà mọi người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu....

Cách sử dụng miếng dán trắng răng
Cách sử dụng miếng dán trắng răng an toàn, hiệu quả tuyệt đối

Miếng dán trắng răng là dụng cụ nha khoa cực kỳ hiệu quả, giúp mang lại cho bạn một hàm răng trắng sáng tự nhiên....

Tẩy trắng răng là gì, có tốt không?
Tẩy Trắng Răng Có Tốt, An Toàn Không, Cần Lưu Ý Những Gì?

Sở hữu một hàm răng ố vàng, xỉn màu sẽ làm cho nụ cười kém duyên, thiếu tươi tắn hơn. Đây cũng là rào cản...

Bệnh sún răng ở trẻ em và những điều cha mẹ nhất định phải biết
Bệnh Sún Răng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cha Mẹ Cần Phải Biết

Sún răng đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở những trẻ từ 1-3 tuổi. Không ít phụ huynh lầm tưởng cho rằng...

Tiến trình mọc răng của trẻ sẽ được chia theo từng độ tuổi
Trẻ Chậm Mọc Răng: Nguyên Nhân, Biện Pháp Khắc Phục

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ mọc răng vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 sau sinh. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến...