Hỏi Đáp
Tiêu chuẩn AIFC là bộ tiêu chuẩn dành riêng cho cơ sở nha khoa, đánh giá một nha khoa chất lượng một cách toàn diện. AIFC là tên viết tắt đại diện cho 4 tổ chức lớn, có hệ thống tiêu chuẩn cho nha khoa được nhiều đơn vị trên thế giới áp dụng để vận hành một cơ sở nha khoa an toàn, chất lượng, bao gồm:..

Áp xe răng có nguy hiểm không và các biến chứng có thể xảy ra

Áp xe răng được biết tới là một dạng nhiễm trùng do mắc phải bệnh về nướu, sâu răng, răng bị nứt gây ra. Vậy áp xe răng có nguy hiểm không, cần điều trị như thế nào? 

Bệnh áp xe răng là gì?

Trước khi tìm hiểu áp xe răng có nguy hiểm không, chúng ta hãy cùng xem qua thông tin về căn bệnh này.

Áp xe răng được xếp vào danh sách các bệnh về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Đây là hệ quả của việc hốc răng bị viêm nhiễm không được điều trị kịp thời, tạo thuận lợi để vi khuẩn tác động, tấn công vào sâu bên trong răng.

Lúc này, một răng nào đó sẽ bị sưng đỏ, kèm theo đau nhức,có dấu hiệu tụ mủ và chảy mủ. Ngoài ra, áp xe cũng có thể do răng bị vỡ mẻ do chấn thương, khiến cho men răng bị vỡ. Vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào bên trong tủy răng gây nhiễm trùng. Mủ càng nhiều sẽ khiến dây thần kinh chịu áp lực lớn dẫn tới cơn đau đớn dữ dội.

Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng nguy hiểm
Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng nguy hiểm

Áp xe răng có bao nhiêu dạng?

Hiện nay, áp xe răng được chia ra làm 2 loại cơ bản sau đây:

Toàn bộ quá trình tư vấn, thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ đến từ các quốc gia có nền thẩm mỹ phát triển với HƠN 15 NĂM kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe răng miệng, có đầy đủ kiến thức, chuyên môn được chứng nhận bởi các Hiệp hội nha khoa danh tiếng...
  • Áp xe chân răng: Đây là bệnh lý do quá trình điều trị tủy răng không kịp thời hoặc một số trường hợp đã điều trị bằng phương pháp lấy tủy răng nhưng không có kết quả. Khi đó, áp xe sẽ ẩn náu bên trong chóp chân răng khiến bộ phận này bị tổn thương.
  • Áp xe quanh răng: Xuất phát từ việc bệnh lý nha chu không được điều trị kịp thời. Từ đó tạo điều kiện gây ra áp xe quanh răng. Đặc điểm của áp xe này đó là bao bọc lấy tất cả phần chân răng tổn thương.
Áp xe răng gồm có 2 loại cơ bản
Áp xe răng gồm có 2 loại cơ bản

Nguyên nhân gây ra bệnh áp xe răng là gì?

Áp xe răng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

  • Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng khiến cho khoang miệng không được sạch sẽ. Theo thời gian, những mảng bám tích tụ trên răng càng nhiều tạo cơ hội để vi khuẩn sinh sôi.
  • Người bị bệnh viêm nha chu không được điều trị kịp thời gây chuyển biến nặng
  • Quá trình lấy tủy răng không thành công
  • Do tai nạn, ngoại lực tác động khiến cho răng bị vỡ, nứt dẫn tới tình trạng áp xe răng phát triển nhanh hơn.
  • Viêm tủy, sâu răng nhưng phần lớn người bệnh không chịu điều trị. Bệnh phát triển gây ra áp xe.
  • Một số trường hợp mắc bệnh tim mạch, tiểu đường… làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển và tấn công vào cơ thể.

Xem thêm: Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng khiến cho khoang miệng không được sạch sẽ
Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng khiến cho khoang miệng không được sạch sẽ

Áp xe răng có nguy hiểm không?

Với câu hỏi bị áp xe răng có nguy hiểm không? Chúng tôi xin trả lời là có. Đây là căn bệnh được xếp vào danh sách nguy hiểm nhất trong số các bệnh liên quan tới răng miệng hiện nay. Bệnh có thể khiến người bệnh phải chịu được những khó chịu, đau đớn, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng.

Ban đầu, áp xe răng tại khu vực ngoài má và vùng miệng sẽ sưng tấy. Lúc này, mưng mủ sẽ khá nhiều nhưng vẫn chưa bị vỡ gây ra cơn đau dai dẳng, khó chịu, việc ăn uống trở nên khó khăn, răng bị lung lay. Nếu tình trạng này kéo dài làm cho răng bị suy yếu, tăng nguy cơ mất răng cao.

Áp xe răng có nguy hiểm không?
Áp xe răng có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lý âm thầm phát triển, sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính khá nhanh nếu người bệnh không được phát hiện, điều trị sớm. Trên thực tế, nhiều trường hợp bệnh ở dạng cấp tính, lúc thì mãn tính hoặc thay đổi qua lại ở 2 trạng thái.

Bệnh diễn biến phức tạp thường do bệnh nhân chủ quan không tới bệnh viện thăm khám. Thay vào đó tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau. Nhiều người khi bị cấp tính răng ăn nhai được, hết đau, hết sưng… cho rằng mình đã khỏi bệnh. Nhưng thực tế bệnh vẫn đang diễn biến âm thằng ở phần dưới xương hàm.

Ở mức độ cấp tính, vi khuẩn phát triển mạnh lan rộng đi các khu vực khác, có thể tấn công vào mô mềm dẫn tới bệnh cảnh viêm mô tế bào. Viêm nhiễm tại khu vực răng miệng có thể di chuyển ở bên trong cơ thể dẫn tới nhiễm trùng huyết hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người bệnh.

Có thể thấy căn bệnh này có mức độ nguy hiểm rất cao. Nếu thấy mình đang có triệu chứng, người bệnh cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị nhanh nhất.

Áp xe răng có nguy hiểm không và cách điều trị

Việc điều trị áp xe răng sẽ tùy thuộc vào vị trí và mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cụ thể:

  • Điều trị tủy răng: Bác sĩ sẽ nạo sạch toàn bộ phần tủy răng nhằm mục đích ngăn chặn và loại bỏ vi khuẩn phát triển. Bước tiếp theo là rạch đường trên túi áp xe để lấy mủ ra ngoài. Khi đã hoàn thành việc làm sạch sẽ bịt ống tủy lại và trám bít thân răng.
  • Nhổ răng: Với trường hợp áp xe răng đã nặng, tủy răng chết không phục hồi được người bệnh sẽ được chỉ định nhổ răng. Sau đó, bác sĩ sẽ phải thực hiện trồng răng bằng việc cắm Implant để tránh tiêu xương hàm.
  • Chỉnh khớp cắn: Bệnh nhân bị áp xe do khớp cắn bị chấn thương sẽ được áp dụng phương pháp chỉnh nha. Phương pháp này có tác dụng giúp việc nắn chỉnh khớp cắn và điều trị viêm mủ rất tốt.
  • Phẫu thuật: Trường hợp này được chỉ định cho bệnh nhân gặp biến chứng liên quan tới tim mạch, hô hấp xuất hiện triệu chứng sốt cao, khó thở.
Cách điều trị áp xe răng hiệu quả
Cách điều trị áp xe răng hiệu quả

Trên đây là lời giải đáp áp xe răng có nguy hiểm không và cách điều trị phù hợp. Hy vọng bạn đã có cho mình kiến thức bổ ích để dễ dàng phát hiện, điều trị bệnh kịp thời.

Dành cho bạn:

ArrayArray
Khách hàng sở hữu thẻ ViDental Standard có quyền truy cập thông tin thăm khám tại nha khoa, yêu cầu hỗ trợ ngay cả khi hoàn thiện dịch vụ và có quyền khiếu nại nếu phát hiện sai sót trong quá trình thăm khám. Đối với các vấn đề phát sinh,...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

sún răng cửa
Sún răng cửa ở trẻ nhỏ nên xử trí như thế nào?

Sún răng cửa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là các bé đang trong nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình...

Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất
Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất

Dịch vụ niềng răng trả góp không còn quá xa lạ với những khách hàng mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, chắc khỏe...

Răng cửa đều đẹp giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp
Răng cửa và những điều quan trọng các bạn cần biết

Răng cửa nằm ở vị trí rất đặc biệt và có vai trò quan trọng trên cung hàm. Do đó nếu không bảo vệ và...

Trồng răng ở đâu tốt nhất tại cả ba miền Bắc Trung Nam
Trồng Răng Ở Đâu Tốt Nhất? Gợi Ý 15 Địa Chỉ Uy Tín, Giá Cả Phải Chăng

Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, con người cũng ngày càng quan tâm đến sức khỏe nói chung...

Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất
Gợi Ý TOP 11 Địa Chỉ Niềng Răng Quận 12 Được Tìm Kiếm Nhiều Nhất 

Mặc dù thăm khám tổng quát, điều trị bệnh hay thẩm mỹ răng miệng cũng đều cần đến tay nghề cao của bác sĩ ở...

Loạn Giá Trồng Răng? Nha Tặc Lộng Hành? Gợi Ý Nha Khoa Trồng Răng Không Hét Giá, Uy Tín Nhất Ngành

Quảng cáo trồng implant giá rẻ xuất hiện tràn lan trên thị trường thu hút một lượng cực lớn người dùng quan tâm. Tuy nhiên,...

Niềng Răng Ở Đâu Tốt? Top 12 Địa Chỉ Chỉnh Nha Uy Tín Nhất
Niềng Răng Ở Đâu Tốt? Top 12 Địa Chỉ Chỉnh Nha Uy Tín Nhất

Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn và đông dân nhất cả nước. Chính vì vậy mà nhu cầu khám chữa người...

Sâu răng có mủ
Sâu răng có mủ cảnh báo điều gì? Giải pháp trị vĩnh viễn

Sâu răng có mủ là tình trạng bệnh lý răng miệng khá nguy hiểm và gây đau đớn cho người bệnh. Bài viết sau đây...