Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?
Viêm nha chu chính là hậu quả của việc chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng sau một khoảng thời gian dài. Song song với việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen ăn uống của mình sao cho phù hợp để kiểm soát bệnh. Vậy viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì? Bài viết sau đây sẽ có một vài gợi ý hữu ích dành cho bạn!
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu
Bệnh viêm nha chu chính là tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng hơn của viêm lợi. Khi bệnh tiến triển nặng nó có thể làm cho chân răng chảy máu, tụt lợi,…. Một số biến chứng nguy hiểm của viêm nha chu không thể không đề cập tới đó là đau tim, đột quỵ cùng nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe khác.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu chủ yếu là thói quen vệ sinh răng miệng không cần thận và thường xuyên. Ngoài ra còn một số yếu tố khác có liên quan gồm:
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Viêm nha chu khởi phát do thay đổi nội tiết tố của yếu xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh và thời kỳ kinh nguyệt.
- Bệnh tật: Những người bị ung thư, HIV đều bị bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng nên nên răng lợi dễ cũng dễ bị vi khuẩn tấn công. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường cũng dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu do có chỉ số đường huyết cao.
- Thuốc: Dilantin®, Procardia® và Adalat®, là những loại thuốc có tác dụng phụ là làm cơ thể người bệnh giảm tiết nước bọt. Điều này khiến răng, lợi mất đi hàng rào bảo vệ, dẫn đến men răng bị bào mòn.
- Thói quen hút thuốc lá: Theo thống kê sơ bộ, người hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ bị viêm nha chu cao hơn hẳn so với người không sử dụng.
- Thường xuyên dùng tăm xỉa răng: Xỉa răng sau ăn là thói quen của khá nhiều người. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đáng kể đến nướu và chân răng, khiến hai bộ phận này bị tách ra, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
- Di truyền: Theo các bác sĩ chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt thì viêm nha chu khả năng di truyền tương đối cao đối với những người tiền sử gia đình mắc bệnh về răng miệng.
Viêm nha chu nên ăn gì?
Khi bị bệnh, bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị viêm nha chu, yếu tố quan trọng để khắc phục bệnh này là bạn cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất cho mình. Có như vậy cơ thể mới có đủ sức đề kháng lại vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Vậy viêm nha chu nên ăn gì? Sau đây là một số gợi ý hữu ích mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Chất xơ nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên song song với đó, nó còn giúp chúng ta làm sạch hiệu quả những mảng bám cũng như vết bẩn bị kẹt trong khoang miệng và chân răng.
Đáng chú ý, khi nhai lâu, chất xơ còn có khả năng kích thích cơ thể tiết nước bọt với số lượng nhiều hơn bình thường, qua đó khắc phục chứng khô miệng do bệnh viêm nha chu gây ra. Những thực phẩm giàu chất xơ mà người bị viêm nha chu nên tăng cường bổ sung gồm:
- Mọi loại rau xanh, đặc biệt là súp lơ, cần tây, cà rốt,…
- Các loại củ như cà rốt, của cải đường, khoai lang tím,….
- Những loại trái cây như bơ, táo, lê, chuối,…
- Bánh mỳ, một yến mạch, bỏng ngô, hạt chia, hạnh nhân,…
Viêm nha chu nên ăn gì? – Thực phẩm giàu omega-3
Omega-3 là một loại axit béo đặc biệt có lợi cho cơ thể con người. Đáng chú ý, nó còn sở hữu khả năng chống viêm, diệt virus, tăng cường đề kháng. Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng, người thường xuyên bổ sung Omega-3 vào thực đơn hàng ngày sẽ làm giảm nguy cơ sâu răng đồng thời thúc đẩy hình thành các tế bào khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, Omega-3 cũng giúp làm sạch các mảng bám ở kẽ răng, chân răng và cả bề mặt răng. Người bị viêm nha chu có thể bổ sung nhóm chất này thông qua những thực phẩm sau đây:
- Các loại hạt: Óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hạt chia, đậu hà lan, đậu đen, đậu đỏ,..
- Các loại cá biển, nhất là cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu, trứng cá,…
- Các loại rau phải kể đến như măng tây, rau chân vịt,…
- Dầu cá, thịt bò ăn cỏ và trứng các loại.
Thực phẩm giàu vitamin A
Người bị viêm lợi hay viêm nha chu đều cần tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì hoạt chất này luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe cũng như cấu trúc răng miệng. Nguyên nhân là nó có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin A cũng là chất thiết yếu trong cấu tạo của các mô xương, răng và tóc, móng.
Những thực phẩm giàu vitamin A mà người bị viêm nha chu nên ăn gồm:
- Các loại gan của động vật.
- Các loại rau củ như rau bina, bông cải xanh, cà rốt, khoai lang, đậu mắt đen,…
- Hoa quả: xoài, dưa lưới, mơ khô, cà chua,…
Người bị viêm nha chu nên ăn thực phẩm chứa axit lactic
Axit lactic là hoạt chất rất cần thiết cho hoạt động hình thành nên những tế bào mới giúp nướu và răng chắc khỏe. Ngoài ra, nó cũng có khả năng tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể, qua đó giúp chúng ta hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.
Axit lactic có nhiều trong:
- Các loại thực phẩm lên men: Sữa chua, phô mai,..
- Các loại nước trái cây đã lên men: Nước mơ, nước dâu tằm,…
- Rau củ muối chua: Dưa chuột ngâm, kim chi, dưa cải muối,…
Xem thêm:
Bị viêm nha chu nên uống gì? – Nước trà xanh
Trong lá trà xanh có chứa thành phần oxi hóa cao. Bởi vì thế mà nó mang lại nhiều lợi ích cho cấu trúc men răng, qua đó duy trì sức khỏe răng miệng hiệu quả.
Đáng chú ý, hợp chất polyphenols có trong lá trà xanh còn đóng vai trò giúp ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây nên các bệnh lý về răng miệng. Như vậy, người bị viêm nha chu hoàn toàn có thể uống nước trà xanh để kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý, không nên uống trà xanh mỗi ngày vì chúng rất dễ gây mất ngủ. Thay vào đó bạn nên dùng trà để súc miệng hoặc vệ sinh răng miệng.
Viêm nha chu nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh vấn đề viêm nha chu nên ăn gì thì bạn cũng cần lưu ý tới một số thực phẩm cần tránh khi gặp phải bệnh lý này. Bởi không ít thức ăn quen thuộc có thể làm tổn thương chân răng cũng như cấu trúc răng lợi.
Những thực phẩm mà người bị viêm nha chu nên kiêng chủ yếu là đồ nhiều đường, tinh bột và có đặc tính cứng, dai… Cụ thể:
- Thực phẩm chứa lượng lớn đường, tinh bột và axit: Cụ thể là khoai lang, bánh kẹo ngọt, hoa quả có vị chua (cam, quýt, bưởi, chanh,…),…Các axit có trong những loại thực phẩm này có thể làm cho tình trạng viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn và dễ bị lây lan sang các vùng khác.
- Thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng: Nướu răng của bạn chắc chắn sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều khi bị viêm nha chu. Hệ quả là việc xuất hiện cảm giác tê và ê buốt răng khi bạn dùng thức ăn nóng, lạnh hoặc quá cứng. Các bác sĩ khuyên rằng, trong thời gian điều trị viêm nha chu bạn nên hạn chế ăn lẩu, súp nóng, nước đá lạnh, kem, kẹo cứng và cả các loại trái cây khô.
- Hạt có vỏ cứng: Thói quen ăn vặt với các loại hạt có vỏ cứng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới răng và lợi khi bạn đang bị viêm nha chu. Nguyên nhân là phần nướu của bạn trong thời gian này đang rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi vật cứng, sắc nhọn. Bên cạnh đó trong vỏ hạt cũng có thể chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Bởi vậy, khi bị viêm nha chu, bạn nên kiêng hoàn toàn hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí hay hạt dẻ và hạnh nhân chưa tách vỏ.
- Thịt dai: Gồm thịt gà, thịt trâu hay thịt bò… các thớ thịt này sẽ rất dễ mắc kẹt ở giữa kẽ răng, qua đó tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển khiến tình trạng viêm nha chu trở nên trầm trọng hơn.
Một số lưu ý khi bị viêm nha chu bạn cần biết
Việc lưu tâm hơn đến vấn đề bị viêm nha chu nên ăn gì và kiêng ăn gì luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc và răng miệng mỗi ngày.
Lời khuyên tốt nhất cho bạn là hãy kết hợp giữa vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách với chế độ ăn uống phù hợp. Có như vậy các triệu chứng viêm nha chu mới có thể được kiểm soát và loại trừ một cách nhanh nhất.
Một số nguyên tắc chăm sóc răng miệng cơ bản mà bạn nên tham khảo và áp dụng gồm:
- Đánh răng mỗi ngày 2 lần với thời gian ít nhất 2 phút mỗi bên bằng bàn chải lông mềm. Chú ý đánh nên chải răng theo chiều dọc thay vì chiều ngang.
- Nên dùng kem đánh răng chứa nhiều flour, không dùng loại sản phẩm có vị ngọt, mùi hương nhân tạo. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sử dụng loại bàn chải có kích cỡ phù hợp và chất lượng.
- Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trên răng miệng rồi mới đánh răng sau mỗi bữa ăn.
- Súc miệng bằng nước ấm sau mỗi lần ăn vặt hoặc uống nước ngọt để loại bỏ thức ăn và vi khuẩn còn bám lại trên răng và khoang miệng.
- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý Nacl 0.9 % hoặc các loại dung dịch súc miệng chuyên dụng từ các thương hiệu uy tín.
- Rơ lưỡi bằng gạc hoặc bàn chải đánh răng để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng – nơi cư trú và sinh trưởng của các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng.
- Chú ý thăm khám nha chu tại các cơ sở định kỳ 6 tháng 1 lần dù không mắc bệnh về răng miệng. Mục đích là để lấy cao răng, làm sạch răng hay phát hiện sớm các vấn đề về liên quan đến răng miệng cần khắc phục.
Có thể nói, bị viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì là vấn đề mà bạn nên chú ý để giúp kiểm soát tình trạng bệnh tạm thời. Bạn hãy đến gặp bác sĩ nha khoa uy tín để được thăm khám và nhận hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho phù hợp nhất.
Không bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!