Hỏi Đáp

Ăn tỏi hôi miệng và 5 cách loại bỏ mùi hôi nhanh nhất

Tỏi được biết tới là gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn. Hơn nữa, nó còn có tác dụng trong việc tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Nhưng rất nhiều người gặp phải tình trạng ăn tỏi hôi miệng. Điều đó gây ra những bất tiện, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, vậy cách giải quyết như thế nào mới tốt?

Vì sao ăn tỏi hôi miệng?

Trong thanh phần của tỏi thường có chứa sulfuric nó sẽ tạo ra vị và mùi khá riêng biệt giống với những vi khuẩn gây ra bệnh hôi miệng. Về nguyên nhân vì sao ăn tỏi bị hôi miệng, các chuyên gia giải thích như sau:

Trong thanh phần của tỏi thường có chứa sulfuric nó sẽ tạo ra vị và mùi khá riêng biệt
Trong thanh phần của tỏi thường có chứa sulfuric nó sẽ tạo ra vị và mùi khá riêng biệt

Đầu tiên, khi ăn tỏi trong miệng sẽ có chứa hợp chất lưu huỳnh và nó khiến cho hơi thở của chúng ta có mùi. Chúng sẽ tiếp tục ở lại bên trong khoang miệng cho tới khi bạn vệ sinh răng miệng bằng cách súc miệng, cạo lưỡi, xỉa răng, đánh răng.

Tiếp nữa, tỏi sẽ tác động tới hơi thở qua phổi. Khi đi vào cơ thể, mùi hôi sẽ đi vào máu tới phổi do chứa chất Allyl methyl sulfide. Bên cạnh đó, mùi tỏi cũng có thể đi ra ngoài thông qua quá trình tiết mồ hôi. Vì thế nhiều người sau khi ăn tỏi xong sẽ thấy cơ thể khá nặng mùi. Hơn nữa, mùi khó chịu chỉ hết thông qua vài giờ hoặc vài ngày khi cơ thể thực hiện đào thải xong.

Ăn tỏi hôi miệng phải làm sao?

Nếu như bạn đang lo lắng vì hơi thở có mùi hôi sau khi ăn tỏi, hãy áp dụng một số cách sau đây để mùi hôi được áp chế nhanh nhất. Để loại bỏ mùi hôi miệng, hãy sử dụng một số nguyên liệu sau đây:

Trà xanh

Trong trà xanh thường có chứa polyphenol. Nó có tác dụng trong việc ngăn chặn vi khuẩn, bảo vệ khoang miệng và trả lại mùi thơm mát. Mỗi ngày bạn có thể uống vài chén trà hoặc trực tiếp nhai lá trà xanh, nước này nuốt từ từ cùng với nước bọt, bỏ bã. Bên cạnh đó, hãy thử sử dụng nước trà xanh để súc miệng cũng có tác dụng loại bỏ mùi hôi.

Ăn tỏi bị hôi miệng nên sử dụng chanh tươi

Chanh tươi thường có chứa hàm lượng axit. Nó sẽ giúp đẩy lùi mùi hôi do ăn tỏi gây ra. Bạn có thể sử dụng nước cốt chanh hòa cùng chút muối và nước súc miệng sau khi ăn. Nếu không hãy ngậm trực tiếp một lát trong nhỏ trong miệng khoảng 1-2 phút.

Xem thêm: 3 cách trị hôi miệng bằng gừng siêu đơn giản có thể áp dụng ngay!

Ăn tỏi bị hôi miệng nên sử dụng chanh tươi
Ăn tỏi bị hôi miệng nên sử dụng chanh tươi

Cần tây

Cần tây được ví như một chiếc bàn chải từ tự nhiên có tác dụng loại bỏ mảng bám, vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Hãy sử dụng 1 nhánh cần tây đem nhai trực tiếp, chính mùi cần tây này sẽ át ngay lập tức mùi tỏi rất hiệu quả.

Ăn tỏi bị hôi miệng nên sử dụng sữa bò

Theo như các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, việc sử dụng 200ml sữa bò sẽ giúp hợp chất methyl sulphide được loại bỏ tới 50%. Vì thế, nếu có ăn tỏi trong bữa ăn, ngay sau đó bạn có thể uống một chút sữa bò để tránh mùi hôi.

Baking soda

Baking soda là nguyên liệu được sử dụng để làm sạch khoang miệng nhanh chóng
Baking soda là nguyên liệu được sử dụng để làm sạch khoang miệng nhanh chóng

Baking soda là nguyên liệu được sử dụng để làm sạch khoang miệng nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng nó để đánh răng hoặc pha nước nước ấm súc miệng sau khi ăn tỏi. Nguyên liệu này có tác dụng trong việc giảm axit bên trong khoang miệng, ngăn chặn vi khuẩn phát triển và trị bệnh hôi miệng hiệu quả.

Chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách phòng ngừa hôi miệng

Bên cạnh hôi miệng sau khi ăn tỏi thì có tới 90% người bị hôi miệng thường do các bệnh lý về răng miệng mà ra. Vì thế, việc chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách chính là chìa khóa để hơi thở thơm mát, tự nhiên.

Sau mỗi bữa ăn, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ cần phải đánh răng sạch sẽ
Sau mỗi bữa ăn, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ cần phải đánh răng sạch sẽ
  • Sau mỗi bữa ăn, nhất là buổi tối trước khi đi ngủ cần phải đánh răng sạch sẽ. Ngoài ra, bạn cần phải kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn còn sót lại ở trên răng do đánh răng chưa tới được. Đừng quên việc  vệ sinh lưỡi đều đặn để không tích tụ vi khuẩn.
  • Mỗi ngày phải bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước. Nó có tác dụng giúp khoang miệng giảm bớt mùi khó chịu, đẩy lùi vi khuẩn. Tuyệt đối không nên để miệng bị khô quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Sử dụng thêm một số sản phẩm có tác dụng trong việc thơm miệng như kẹo cao su, xịt thơm miệng… Nó giúp mùi hôi được đẩy lùi một cách tạm thời.
  • Tới nha sĩ kiểm tra răng miệng và cạo sạch vôi răng theo định kỳ 6 tháng/ lần. Đây là cách đơn giản để tạo ra môi trường khoang miệng sạch sẽ, ngăn chặn các bệnh lý và tình trạng hôi miệng phát triển.
  • Nếu đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ mà miệng vẫn hôi bạn cần tới gặp nha sĩ để được thăm khám, tìm ra chính xác nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời nhất.

Trên đây là một số cách khắc phục tình trạng ăn tỏi hôi miệng hiệu quả. Các phương pháp này đều rất đơn giản và dễ thực hiện, do vậy nếu đang ở trong tình huống khó nói này, đừng ngại thử áp dụng để nhận thấy hiệu quả ngay nhé.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mẹo cho bé chậm mọc răng
Mẹo cho bé chậm mọc răng hiệu quả mà phụ huynh nên biết

Thông thường khi bắt đầu bước sang tháng tuổi thứ 6, trẻ đã có những dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ...

Sún răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ
Bé bị sún răng phải làm sao và 4 cách khắc phục cực dễ

Sún răng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại chủ quan và không...

thăm khám nha khoa
Trồng răng sứ là gì? Giải đáp thắc mắc liên quan nhiều người quan tâm nhất

Trồng răng sứ là một trong những giải pháp giải quyết tình trạng răng sâu hiệu quả rất phổ biến hiện nay. Phương pháp này...

Hôi miệng từ cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân và các cách chữa an toàn, hữu hiệu

Hôi miệng từ cổ họng là bệnh lý thường gặp hiện nay. Tuy rằng không gây ra nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính...

Trồng Răng Là Phương Pháp Gì? Có Mấy Loại? Thực Hiện Thế Nào?
Trồng răng là phương pháp gì? Có mấy loại? Thực hiện thế nào?

Tiêu xương hàm hoặc xương ổ răng dẫn tới lệch khớp cắn, méo miệng,... chính là hệ quả của một thời gian dài mất răng....

Đang mang bầu cần cẩn trọng khi thực hiện dán răng sứ Veneer
Đang mang thai có nên thực hiện dán sứ Veneer không? [Giải Đáp]

Là phụ nữ, ai trong chúng ta cũng có nhu cầu làm đẹp và phục hình thẩm mỹ để giúp bản thân trở nên hoàn...

Trồng răng giả cố định có hai phương pháp là cấy ghép Implant và cầu răng sứ
Trồng Răng Giả Cố Định Là Gì? Đối Tượng Áp Dụng Và Chi Phí

Sau khi bị mất răng trong một thời gian dài, xương hàm sẽ có hiện tượng tiêu biến, gây hại đến sức khỏe răng miệng...

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...