Hỏi Đáp

Trám răng sâu bao nhiêu tiền? Quy trình và các phương pháp thực hiện

Trám răng sâu là một trong những phương pháp điều trị sâu răng rất phổ biến. Thủ thuật này giúp kịp thời bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, ngăn chặn việc lây lan sang những răng khác hoặc tổn thương cả hàm răng. Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật điều trị răng sâu này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trám răng sâu là gì?

Trám răng sâu (hàn răng sâu) là một trong những kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo thay thế vào vị trí mô răng bị hỏng, ngăn chặn sự lan rộng của các tổn thương. Thông qua tác động của tia laser, các vật liệu trám sẽ gắn chắc vào lỗ hổng trên răng, đảm bảo độ bền bỉ nhất định.

Kỹ thuật này giúp khôi phục chức năng khi răng sâu ở mức độ nhẹ, chưa tổn thương đến tủy hoặc răng sâu nhưng sứt mẻ do ăn vật cứng. Các vật liệu sử dụng chủ yếu là: Composite, amalgam hoặc kim loại như vàng, bạc. Tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng mà loại vật liệu được sử dụng sẽ có sự khác biệt.

Trám răng sâu bằng chất liệu gì? Composite, amalgam được sử dụng phổ biến
Trám răng sâu bằng chất liệu gì? Composite, amalgam được sử dụng phổ biến

Để đảm bảo loại bỏ sạch vi khuẩn, răng không tiếp tục bị ăn mòn thì bác sĩ sẽ làm sạch răng, kiểm tra lại các tổn thương rồi mới tiến hành trám răng. Đây gần như là quy trình chung, dù là trám răng sâu nặng, lỗ to hay nhỏ thì bác sĩ vẫn phải tuân thủ các yêu cầu này.

Khi nào nên trám răng sâu?

Theo các nha sĩ, khi gặp bất cứ tổn thương nào trên răng như sứt mẻ, bị ăn mòn, sâu răng… thì người bệnh cũng nên hàn răng. Bởi kỹ thuật này giúp bảo vệ răng khỏi sự tái tấn công của vi khuẩn, từ đó bảo tồn răng tự nhiên. Riêng đối với bệnh sâu răng, chuyên gia khuyến khích nên đi hàn răng trong những trường hợp dưới đây:

  • Sâu răng nặng, lỗ to

Sâu răng hình thành do sự tích tụ của vi khuẩn ở những khu vực có thức ăn thừa như kẽ răng, chân răng. Chúng âm thầm phát triển, sinh sôi và dần dần phá hủy mô răng, tạo ra các lỗ hổng khiến bệnh nhân đau nhức khó chịu. Do vậy, để răng phát triển bình thường, việc cần làm là phải lấp đầy các khoảng trống đó. Trám răng sâu lỗ to là giải pháp tốt nhất giúp ngăn chặn hỏng răng, thậm chí gãy rụng.

  • Răng sâu bị mẻ do chấn thương

Ở một số bệnh nhân, mặc dù răng bị sâu với diện tích nhỏ nhưng do tai nạn, chấn thương khiến răng mẻ, vỡ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhai thức ăn. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh trám răng sâu bị mẻ để vừa đảm bảo khả năng nhai, vừa mang lại tính thẩm mỹ.

  • Sâu răng gây bào mòn

Không ít người bị sâu răng vẫn có thói quen nghiến răng khi ngủ, chải răng quá mạnh, ăn đồ cứng hoặc không tốt cho men răng. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến hỏng răng, thậm chí phải nhổ bỏ. Do vậy bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân nên trám răng nhằm tạo ra “bức tường” bảo vệ răng trước sự bào mòn.

Đây là kỹ thuật cần thiết khi răng đã xuất hiện các tổn thương
Đây là kỹ thuật cần thiết khi răng đã xuất hiện các tổn thương

Phương pháp hàn răng sâu phổ biến và quy trình thực hiện

Kỹ thuật trám răng sâu sử dụng rất nhiều vật liệu mới để lấp đầy các khoảng trống trên răng, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Các phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay gồm trám bít rãnh răng sâu, trám composite, amalgam, inlay, onlay.

Trám bít hố rãnh răng sâu

Trám bít hố rãnh răng sâu là kỹ thuật được áp dụng cho những răng sâu đang xuất hiện vệt đen, chưa hình thành lỗ sâu. Theo các nha sĩ, đây là phương pháp trám răng giúp hạn chế khả năng sâu răng lan rộng rất hiệu quả.

Thực tế, các răng cối nhỏ và răng cối lớn của chúng ta luôn tồn tại nhiều rãnh sâu và hẹp. Ngay cả khi thường xuyên đánh răng thì lông bàn chải vẫn rất khó tiếp cận và làm sạch vị trí này. Khi thức ăn tồn đọng lại lâu ngày hình thành nên vôi răng và bám lại các rãnh trên răng, gây ra bệnh sâu răng. Vì thế, việc áp dụng kỹ thuật trám bít hố rãnh là điều vô cùng cần thiết.

Bản chất của phương pháp này là sử dụng vật liệu trám lấp đầy vào rãnh, khiến thức ăn không có cơ hội bám lại, từ đó ngăn chặn sâu răng lan rộng. Trám bít hố rãnh răng sâu không gây đau, chất trám tồn tại trong thời gian dài.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch rãnh răng bằng mũi khoan.
  • Bước 2: Nhám lại bề mặt mặt rãnh răng bằng acid rồi tiến hành thổi khô.
  • Bước 3: Chất trám sâu răng được lấp đầy vào các hố rãnh và chờ đông cứng tự nhiên hoặc sử dụng đèn chiếu nếu dùng vật liệu trám quang trùng hợp. Sau đó bệnh nhân có thể ra về, chú ý ăn uống theo dõi đến khi miếng trám mòn thì quay lại bệnh viện kiểm tra.

Lưu ý:

  • Trám bít hố rãnh răng sâu chỉ dùng để trám rãnh trên bề mặt nhai của răng (chủ yếu là răng cối lớn và răng cối nhỏ), không trám được sâu kẽ răng.
  • Kỹ thuật trám bít hỗ rãnh có thể thực hiện trên cả răng cối và răng sữa. Trẻ em từ 6-10 tuổi cũng đã có thể áp dụng phương pháp này.

XEM THÊM:

Trám răng sâu bằng composite

Trám răng bằng composite là một trong những kỹ thuật đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Bởi chất liệu composite có màu trắng ngà tương đồng như màu răng tự nhiên. Do vậy, đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn, nhất là những người bị sâu răng cửa và mong muốn có hàm răng tự nhiên sau khi điều trị.

Composite giúp răng được trám có màu sắc tự nhiên
Composite giúp răng được trám có màu sắc tự nhiên

Kỹ thuật hàn răng sâu bằng chất liệu composite thường được chỉ định cho các xoang trám nhỏ. Nếu như vùng tổn thương răng lớn, cần sử dụng miếng trám lớn thì nha sĩ sẽ sử dụng thêm chốt kim loại để gia cố, nhằm đảm bảo miếng trám chắc chắn hơn.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Sử dụng mũi khoan để làm sạch phần răng sâu.
  • Bước 2: Nhám bề mặt răng bằng acid để tăng độ ma sát, giúp keo dính sau này có thể bám chặt vào bề mặt cần trám.
  • Bước 3: Rửa sạch acid rồi xịt khô. Tiếp theo nha sĩ sẽ phết lên bề mặt cần trám một lớp keo dán, sau đó là composite.
  • Bước 4: Khi vật liệu trám đã nằm cố định, một chiếc đèn sẽ được sử dụng để chiếu vào miếng trám nhằm làm composite đông cứng lại. Cuối cùng, bệnh nhân được vệ sinh lại miệng là có thể ra về.

Trám Amalgam

Kỹ thuật trám răng này sử dụng vật liệu amalgam có màu đen – một kỹ thuật tương đối lâu đời và không đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bên cạnh đó, cho đến nay Bộ Y tế cũng có văn bản khuyến cáo không nên thực hiện phương pháp hàn răng amalgam vì có chứa hàm lượng lớn thủy ngân – kim loại có thể gây độc hại cho sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế đang làm việc trong lĩnh vực nha khoa. Mặt khác, nó cũng gián tiếp gây ra nhiều vấn đề môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng.

Trám răng inlay, onlay (trám đúc)

Amalgam và composite là những vật liệu trám răng mềm (ở dạng lỏng), sau khi được đưa vào chính xác vị trí cần hàn chúng mới đông cứng lại. Do vậy mà hai vật liệu này thường được dùng cho các xoang trám không lớn. Trong trường hợp răng đã sâu quá nhiều, chân răng tự nhiên còn ít, cấp độ sâu răng nghiêm trọng thì nha sĩ buộc phải gắn răng vào miếng trám đã được đúc sẵn từ bên ngoài.

Phương pháp trám đúc răng sâu sử dụng vật liệu là vàng hoặc sứ nung, đảm bảo độ cứng trước khi lắp vào răng. Nhờ vậy mà trám inlay, onlay không chỉ giúp lấp đầy lỗ hổng ở răng mà còn bảo vệ, nâng đỡ hiệu quả cho phần răng còn lại.

Một số câu hỏi về kỹ thuật trám răng

Khi có răng bị sâu và tìm hiểu về kỹ thuật trám răng, không ít người tỏ ra lo lắng về tính hiệu quả cũng như khả năng gây đau của phương pháp này. Dưới đây là một số giải đáp chi tiết từ nha sĩ:

Trám răng sâu có đau không?

Trám răng sâu có bị đau không, có ê buốt không còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương ở răng và trình độ tay nghề của bác sĩ. Đối với những trường hợp răng sâu nặng, các lỗ hổng lớn, trước khi trám bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cho bệnh nhân. Vì vậy mà trong suốt thời gian thủ thuật diễn ra, bệnh nhân không cảm nhận bất cứ đau đớn nào.

Kỹ thuật trám răng thường ít gây đau đớn
Kỹ thuật trám răng thường ít gây đau đớn

Tuy nhiên, sau khi thuốc gây tê hết tác dụng người bệnh có thể đau nhức nhẹ. Đây là điều thường gặp ở các bệnh nhân bị sâu răng nặng sau khi lấy tủy. Do vậy, nếu đang gặp tình trạng này bạn không nên quá lo lắng, hãy liên hệ với bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau.

Khi trám răng sâu có lấy tủy không?

Việc trám răng có lấy tủy hay không còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi bệnh nhân. Sau khi xem phim chụp X-Quang và những quan sát lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp nhất.

  • Trường hợp không cần lấy tủy: Răng bị nứt nhưng sâu răng mới ở mức độ nhẹ, ổ sâu chưa tác động tới tủy. Với những bệnh nhân này, bác sĩ chỉ cần làm sạch vết sâu đen, sau đó dùng vật liệu trám bít lại khoảng trống của ổ răng sâu nhằm ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào tủy.
  • Trường hợp phải lấy tủy: Răng bị sâu nghiêm trọng, vi khuẩn đã tấn công vào tủy thì bệnh nhân buộc phải điều trị tủy. Trước tiên, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ để nạo sạch các mô tủy bị viêm, đồng thời loại bỏ vi khuẩn tại răng sâu, cuối cùng mới trám bít các ống tủy này.

Do vậy, nếu thuộc trường hợp răng sâu nặng bệnh nhân cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị và trám răng kịp thời. Trường hợp để lâu có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như ép xe ổ xương răng, tủy chết, thậm chí là nhiễm trùng máu,… đe dọa tới tính mạng.

Trám răng sâu giữ được bao lâu thì mòn?

Theo các nha sĩ, thường thì các mảng trám răng sẽ tồn tại được trong vòng 3-5 năm. Trám răng sâu giữ được bao lâu còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố:

  • Tay nghề của bác sĩ: Nếu bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, tay nghề cao, thực hiện đúng quy trình thì màu trám và độ bền của miếng trám sẽ lâu dài hơn.
  • Vật liệu trám: Yếu tố này quyết định không nhỏ tới tuổi thọ của miếng dán. Nếu vật liệu trám được sử dụng có chất lượng tốt thì chắc chắn độ bền sẽ cao hơn.
  • Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng: Việc ăn đồ quá cứng, không đánh răng, để mảng bám tích tụ trên răng… cũng làm tuổi thọ của những chiếc răng được trám giảm đáng kể.
Miếng dán trám răng có thể tồn tại trong vòng 3-5 năm
Miếng dán trám răng có thể tồn tại trong vòng 3-5 năm

Sau khi trám răng sâu có ăn được không?

Không ít bệnh nhân trám răng sâu xong bị ê buốt và băn khoăn không biết có được ăn không. Thực tế, sau khi trám răng 2-3 giờ là bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, lúc này cảm giác ê buốt vẫn còn nên cần chú ý ăn thức ăn mềm, tránh nhai vào vị trí có miếng trám.

Trám răng sâu bao nhiêu tiền? Bảo hiểm có chi trả không?

Bên cạnh thông tin về phương pháp, quy trình thực hiện, câu hỏi “trám răng sâu bao nhiêu tiền” cũng được không ít người đặt ra. Thực tế, giá trám răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tình trạng răng, vật liệu được sử dụng, công nghệ… cùng như bệnh viện/phòng khám thực hiện.

Cụ thể, giá trám răng sẽ dao động trong khoảng từ 200.000-800.00đ/răng. Trong đó, chi phí với từng loại răng, vị trí răng tham khảo như sau:

  • Trám răng sữa: 70.000đ/răng.
  • Trám răng bị mòn cổ: 200.000-300.000đ/răng.
  • Trám răng composite không điều trị tủy: 200.000-300.000đ/răng.
  • Trám răng GIC không điều trị tủy: 80.000-150.000đ/răng.

Vậy trám răng sâu có được bảo hiểm không? Thực tế, trám răng là phương pháp điều trị nằm trong danh mục bảo hiểm chi trả. Trừ trường hợp người bệnh trám răng thẩm mỹ thì sẽ không được hưởng quyền lợi nói trên.

Nên trám răng sâu ở đâu uy tín?

Người bệnh đang có nhu cầu thăm khám và trám răng có thể tìm đến các bệnh viện sau:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương: Đơn vị chuyên khoa đầu ngành trong thăm khám và điều trị bệnh răng hàm mặt, trong đó có sâu răng. Hiện viện đang sử dụng máy móc, kỹ thuật hiện đại trong trám răng sâu và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh. Bệnh viện có địa chỉ tại: Số 40B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội – Hotline tư vấn (84.4) 3826.9722 – 3928.5172 – 3826.9275.
  • Bệnh viện 198 – Bộ Công an: Là bệnh viện đầu ngành của Bộ Công an, đơn vị chuyên tiếp nhận và điều trị cho Công an, Quân đội, nhân dân và đối tượng chính sách. Người bệnh có nhu cầu trám răng sâu có thể tìm đến Khoa Răng Hàm Mặt của viện tại địa chỉ tòa nhà B8 – Bệnh viện 198, số 9, đường Trần Bình, phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Bệnh viện 108: Khoa Răng của viện là nơi tiếp nhận và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh về răng, trồng răng giả,… trong đó kỹ thuật trám răng sâu của viện được đông đảo bệnh nhân đánh giá cao. Người bệnh có thể liên hệ viện theo hotline 024 6278 4129 hoặc địa chỉ số 1 Trần Hưng Đạo – thuộc quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.
Dịch vụ khám chữa bệnh về răng tại viện 108 được bệnh nhân đánh giá cao
Dịch vụ khám chữa bệnh về răng tại viện 108 được bệnh nhân đánh giá cao

Lưu ý trong chăm sóc bệnh nhân trám răng

Để bảo vệ sức khỏe cũng như độ bền của miếng dán, sau khi trám răng sâu bệnh nhân và người chăm sóc cần chú ý:

  • Chỉ được ăn sau 2-3 giờ nghỉ ngơi thực hiện thủ thuật. Tuyệt đối không ăn ngay sau khi vừa trám vì có thể gây ảnh hưởng đến miếng dán cũng như sức khỏe răng.
  • Sau khi trám răng vẫn cần duy trì chế độ ăn uống khoa học. Cần kiêng sử dụng những loại thức ăn có thể tạo mảng bám, đồ ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Duy trì thói quen đánh răng, vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày. Tốt nhất nên kết hợp đánh răng với làm sạch mảng bám bằng chỉ nha khoa, tăm nước.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng.

Như vậy, trám răng sâu là thủ thuật không quá phức tạp nhưng đòi hỏi được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề. Do vậy, nếu đang có nhu cầu thăm khám và hàn răng, bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa uy tín, không nên vì tâm lý ham rẻ mà rơi vào hoàn cảnh “tiền mất, tật mang”.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM
[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM

Địa chỉ trồng răng giá rẻ TPHCM là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi trồng răng là một kỹ thuật khó, đòi...

Nấm miệng trẻ em còn có tên khác là tưa lưỡi hoặc đẹn trăng
Nấm miệng ở trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Nấm miệng ở trẻ là căn bệnh khá phổ biến. Bệnh do nấm candida albican xâm nhập vào khoang miệng của trẻ nhỏ. Nếu quá...

Miếng dán trắng răng nha-khoa
Hướng dẫn bạn cách sử dụng miếng dán trắng răng chuẩn nha khoa

Hàm răng trắng khỏe là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự tự tin của bạn. Do đó, nắm được nhu...

Nhổ răng được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị áp xe rặng
Tổng hợp các cách điều trị áp xe răng hiệu quả cần lưu lại ngay

Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người...

Thời răng trồng răng sứ sẽ được bác sĩ quyết định dựa theo từng trường hợp cụ thể
Trồng Răng Sứ Mất Bao Lâu Thời Gian Để Hoàn Thành? Giải Đáp Chi Tiết

Trồng răng sứ mất bao lâu? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc về phương pháp phục hình răng thẩm...

Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện
Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện

Hiện nay trong ngành nha khoa thì dán Veneer đang là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ được nhiều người quan tâm và ưa...

viêm nha chu nên ăn gì
Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi?

Viêm nha chu chính là hậu quả của việc chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng sau một khoảng thời gian dài. Song song với...

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự
Giải đáp thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây...