Hỏi Đáp

Trị Sâu Răng Cho Bé Tại Nhà: 11 Cách An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Tuy không nguy hiểm về tính mạng, nhưng tình trạng đau răng kéo dài, viêm sưng lợi gây ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất cũng như tinh thần của bé. Liệu có cách trị sâu răng cho bé tại nhà an toàn hiệu quả? Hãy “bỏ túi” ngay các cách trị sâu sún răng cho bé dưới đây!

11 mẹo trị sâu răng cho bé an toàn tại nhà

Trong trường hợp bé bị đau hay sưng nướu do răng bị sâu, nếu chưa kịp đến nha khoa, ba mẹ có thể áp dụng các cách trị sâu răng cho trẻ em sau đây:

Cách trị sâu răng cho bé 3 tuổi bằng nước muối

Muối là gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của gia đình. Ngoài ra, muối còn được xem là nguyên liệu phổ biến để điều trị các bệnh lý về răng miệng, điển hình là bệnh răng sâu

Trị sâu răng cho bé tại nhà bằng nước muối
Trị sâu răng cho bé tại nhà bằng nước muối

Trong điều trị răng miệng, muối có tác dụng kháng viêm, loại bỏ mảng bám, viêm nhiễm. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu sâu răng, cho bé dùng nước muối mỗi ngày sẽ giúp giảm đau, giảm nhiễm trùng, loại trừ viêm nhiễm do bệnh sâu răng. 

Ngoài ra, cho bé súc miệng nước muối thường xuyên cũng là cách bảo vệ hàm răng chắc khỏe. 

Cách thực hiện:

  • Cho 3 thìa canh muối vào trong 1 lít nước lọc rồi khuấy đều
  • Cho bé sử dụng dung dịch này để súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày (buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ)
  • Lưu ý súc thật mạnh và đổi bên liên tục để đánh tan mảng bám có tích tụ vi khuẩn
  • Thời gian súc miệng là 3 phút mỗi lần để đạt được hiệu quả
  • Bảo quản nước muối bằng cách để nơi thoáng mát

Trị đau răng cấp tốc bằng lá trầu không và muối

Theo nghiên cứu, lá trầu không là loại lá có tác dụng kháng sinh mạnh vì cứ 100g lá trầu thì có chứa đến 2,4% tinh dầu. Tinh dầu này có công dụng tiêu diệt khuẩn, diệt nấm,…

Chính vì vậy, lá trầu không hay được sử dụng trong trị đau răng, sâu răng. Bên cạnh đó, trong lá trầu không còn chứa muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate và nhiều loại khoáng chất khác,… giúp cho răng chắc và khỏe hơn.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 2 – 3 lá trầu không đã rửa sạch, giã nát với vài hạt muối. Sau đó, đổ một chút rượu vào, chờ 10 phút cho hỗn hợp tan vào nhau rồi gạn lấy nước.
  • Cho bé súc miệng 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, tình trạng đau nhức răng sẽ giảm rõ rệt.

Trị đau răng sâu bằng lá ổi

Hợp chất Astringents được chứa rất nhiều trong lá ổi. Đây là chất kháng viêm và kháng khuẩn cực tốt có tác dụng giúp cho nướu săn chắc và làm giảm cơn đau nhức răng hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Nấu 100g lá ổi non với 1 lít nước. Đun sôi cho đến khi nồi nước còn lại 2/3 là được
  • Súc miệng với nước lá ổi 2-3 lần mỗi ngày (sau khi ăn và trước khi đi ngủ)

Trị sâu răng hôi miệng với dầu dừa

Axit lauric là một loại axit béo chuỗi trung bình, chiếm đến gần 50% chất béo có trong dầu dừa. Loại axit này có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng (nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng, viêm nướu và hơi thở có mùi). 

Do vậy, axit lauric có tác dụng rất tốt trong việc tấn công các vi khuẩn trong khoang miệng gây nên tình trạng sâu răng.

Trị sâu răng hôi miệng với dầu dừa
Trị sâu răng hôi miệng với dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Ngậm 1 thìa dầu dừa vào trong miệng
  • Súc miệng và đảo xung quanh khoang miệng từ 1 – 2 phút
  • Sau đó đánh răng cùng kem đánh răng như bình thường và súc miệng lại với nước

Nước chanh giúp răng chắc khỏe hơn

Chất axit tự nhiên có trong quả chanh giúp ngăn chặn và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn có hại. Ba mẹ có thể dùng nước chanh để trị sâu răng cho trẻ tại nhà bằng cách dùng chanh tươi nhỏ vào chỗ răng sâu của trẻ để sát trùng và giảm cơn đau.

Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé uống một lượng nhỏ nước chanh pha loãng mỗi ngày, giúp cho men răng và chân răng của bé chắc khỏe hơn.

Nước chanh tươi giúp răng bé chắc khỏe hơn
Nước chanh tươi giúp răng bé chắc khỏe hơn

Giảm cơn đau sâu răng bằng tỏi và húng quế

Tỏi được sử dụng mỗi ngày trong gian bếp là một phương thuốc đông y hữu hiệu đặc trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó có cả bệnh sâu răng. 

Cách thực hiện:

  • Sử dụng vài nhánh tỏi và lá húng quế rồi đem giã nát.
  • Dùng hỗn hợp đắp lên chân răng của trẻ hoặc chắt lấy nước nhỏ vào vị trí răng sâu giúp giảm cơn đau răng tức thì

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Kết hợp dầu oliu và dầu đinh hương điều trị sâu răng cho bé

Trong thành phần của dầu oliu có chứa một số chất có khả năng giảm viêm nhiễm. Bên cạnh đó, dầu đinh hương có tác dụng gây tê, giảm đau và sát khuẩn vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Trộn chung dầu oliu với dầu đinh hương theo tỉ lệ 1:2
  • Sau đó dùng tăm bông bôi lên phần răng sâu hay phần nướu bị sưng của trẻ.

Trị sâu răng cho bé 3 tuổi tại nhà bằng hạt tiêu đen và húng quế

Dùng hạt tiêu đen và húng quế cũng là một trong những cách trị sâu răng đơn giản mà hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đem vài lá húng quế rửa sạch rồi nghiền nát cùng với vài hạt tiêu đen
  • Hỗn hợp sau khi được nghiền nát sẽ sệt lại, đắp lên khu vực răng bị đau để giảm cơn đau nhanh chóng.

Cách trị sâu răng bằng hoa cúc

Hoa cúc là một vị thuốc đông y, có thể chữa trị sâu răng.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng 5 bông hoa cúc vàng đã ngắt hết cành và rửa sạch
  • Đem ngâm với 0,5 lít rượu trong 7 – 10 ngày
  •  Mỗi ngày cho bé súc miệng với một ngụm rượu hoa cúc để diệt khuẩn. Thực hiện trong 7 ngày, cơn đau răng sẽ thuyên giảm rõ rệt

Trị sâu răng cho em bé tại nhà bằng gừng và tỏi

Gừng và tỏi là hai gia vị đều có tính kháng viêm và sát trùng cao. Trong tỏi có chứa rất nhiều chất kháng sinh allicin giúp chống lại các loại virus và vi khuẩn gây hại. Tinh dầu tỏi còn có tác dụng diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

  • Tỏi đem giã nát, trộn với một ít muối rồi đắp lên phần răng bị sâu
  • Tương tự, giã nát gừng và đắp thẳng lên phần răng sâu
  • Kiên trì cho bé thực hiện 2 – 3 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả tức thì.

Dùng hạt cau chữa sâu răng cho bé

Cau được coi là nguyên liệu trị sâu răng hữu hiệu bởi hạt cau có tính chát, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao.

Cách làm:

  • Rửa sạch hạt cau và để ráo nước
  • Ngâm hạt cau với rượu trắng trong khoảng 30 ngày hoặc chờ tới khi rượu chuyển sang màu vàng là có thể lấy ra cho bé sử dụng
  • Cho bé súc miệng 2 lần/ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy tình trạng sâu răng ở bé giảm rõ rệt.

Đây là các mẹo vặt đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể “bỏ túi” để trị sâu răng cho bé ngay tại nhà an toàn, hiệu quả mà chưa kịp cho bé đến nha khoa.

Bỏ túi lưu ý khi trị sâu răng cho bé

Mặc dù các mẹo chữa mẹo dân gian tại nhà có an toàn và hiệu quả, nhưng những phương pháp đó chỉ áp dụng cho các trường hợp sâu răng nhẹ, giảm cơn đau tức thời hay giảm tình trạng viêm sưng nướu do sâu răng. 

Muốn trị sâu răng cho bé một cách dứt điểm, ba mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám và dựa trên tình trạng răng miệng của bé để đưa ra cách khắc phục sâu răng hiệu quả nhất.

  • Trường hợp bé bị sâu răng nặng

Với trường hợp sâu răng nặng, có thể nhìn thấy lỗ sâu nhưng chưa lan rộng, thường bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện hàn trám răng cho bé để khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, để miếng trám được bền và chắc chắn, phụ huynh nhớ nhắc trẻ không nên ăn đồ ăn quá cứng hoặc quá dai.

  • Trường hợp sâu răng quá nặng

Nếu sâu răng đã ăn sâu vào tủy răng khiến cho trẻ cảm thấy đau nhức dữ dội thì cách tốt nhất là lấy tủy răng và bọc sứ. 

Trong trường hợp, sâu răng ăn vào đến tủy gây ảnh hưởng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sâu đó để đảm bảo an toàn cho các răng khác trong hàm, không để lây lan.

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh sâu răng và giảm thiểu tối đa các bệnh lý về răng miệng, ba mẹ hãy tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách. Cụ thể như sau:

  • Cho bé sử dụng bàn chải có lông mềm, đầu chải nhỏ và kem đánh răng trị sâu răng cho bé để vệ sinh răng miệng
  • Với các bé từ 3 tuổi, hãy dạy con súc miệng, đánh răng đúng cách. Tập cho con thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy) để hàm răng luôn sạch sẽ, vi khuẩn không có cơ hội phát triển.
  • Hạn chế cho trẻ ăn uống đồ ngọt, đặc biệt là bánh, kẹo. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sâu răng ở trẻ.
  • Bổ sung ăn, uống các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D,… giúp cho răng miệng luôn chắc khỏe
  • Cho bé đi thăm khám định kỳ tại nha khoa để có thể phát hiện sớm các bệnh lý về răng miệng.

Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Do vậy, ngoài những mẹo trị sâu răng cho bé mà chúng tôi đã cung cấp, các bậc phụ huynh nên theo dõi sức khỏe răng miệng của bé thường xuyên để phát hiện ra mầm bệnh sớm, kịp thời đưa ra phương pháp điều trị để bé phát triển một cách toàn diện.

ĐỌC NGAY:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bệnh nha chu ở trẻ nhỏ được chia ra làm 4 loại cơ bản
Bé bị viêm nha chu nhận biết và điều trị thế nào đảm bảo an toàn

Bé bị viêm nha chu là dạng bệnh lý khá phổ biến. Căn bệnh này có liên quan trực tiếp tới mô nâng đỡ ở...

cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất
Top 11 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không cần dùng thuốc

Viêm lợi không chỉ là tác nhân gây ra những cơn đau nhức mà còn khiến hơi thở của bạn nặng mùi hơn. Bởi vậy...

Bệnh hôi miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hơi thở có mùi
Bệnh Hôi Miệng Do Đâu? Cách Trị Hơi Thở Có Mùi Hiệu Quả

Hôi miệng, miệng hôi thối là tình trạng thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng hơi thở “rau mùi” sẽ làm...

Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể bị mắc bệnh viêm nướu răng
Các cách điều trị viêm nướu răng giúp giảm đau buốt, khó chịu cực dễ

Viêm nướu răng là căn bệnh đang ngày càng phổ biến. Nếu bệnh nhân không được khám và điều trị kịp thời có thể gây...

Viêm lợi sưng má là hiện tượng lợi bị sưng viêm gây ra sưng má
Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không và 3 cách khắc phục đơn giản

Viêm lợi sưng má là một trong những bệnh lý về răng miệng có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên nhiều người băn...

dán răng sứ
Dán răng sứ: Ưu, nhược điểm, quy trình thực hiện và giá thành

Phương pháp dán răng sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn để cải thiện tính mỹ cho răng răng. Bên cạnh đó, kỹ thuật...

Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý xảy ra do răng số 8 mọc khi ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi
Viêm lợi trùm có mủ có biểu hiện gì? Cách điều trị thế nào?

Viêm lợi trùm có mủ là một dạng bệnh lý về răng miệng gây ra viêm nhiễm. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp...

quy trình dán sứ veneer
Quy trình dán sứ Veneer bao gồm những công đoạn nào?

Dán sứ Veneer là một trong những giải pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi kỹ thuật này có thể khôi...

ReviewNK