Hỏi Đáp

Răng trẻ mọc lẫy nguy hiểm thế nào? Phương pháp giải quyết tốt nhất

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, các bé trong độ tuổi thay răng có 70% gặp phải hiện tượng răng mọc lẫy. Vậy hiện tượng răng trẻ mọc lẫy là gì? Nó gây ra những nguy hiểm sao? Phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả Chúng ta hãy cùng xem ngay bài viết sau đây để có được câu trả lời chính xác nhất.

Răng trẻ mọc lẫy là gì?

Răng trẻ mọc lẫy được biết tới là hiện tượng răng sữa vẫn chưa rụng, nhưng răng vĩnh viễn đã trồi lên. Thông thường, hiện tượng này sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi, vị trí mọc là ở răng cửa. Khi đó, răng vĩnh viễn không mọc đúng vị trí của răng sữa.

Răng trẻ mọc lẫy sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi
Răng trẻ mọc lẫy sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi

Răng trưởng thành có xu hướng mọc lệch ra hướng ngoài hoặc trong gây ra mất thẩm mỹ. Hiện nay, răng mọc ở lẫy hàm dưới thường chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với hàm trên. Mọc lệch hướng vào phía ngoài ít hơn so với phía trong.

Nguyên nhân răng trẻ mọc lẫy

Răng bé mọc lẫy có thể do các nguyên nhân khác nhau gây ra như sau:

Yếu tố di truyền

Đây là yếu tố thường gặp gây ra hiện tượng răng mọc lẫy. Trong trường hợp bố mẹ có răng bị mọc lẫy thì con sinh ra cũng dễ có dấu hiệu như vậy. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền cũng sẽ quyết định hình dạng, kích thước, độ dày mỏng của men răng. Nếu cha mẹ bị móm, hô, lệch khớp cắn thì con sinh ra cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về răng cao hơn.

Nếu cha mẹ có các biểu hiện liên quan tới răng miệng cần phải quan sát. Khi có con nhỏ, bạn cũng nên theo dõi, đưa trẻ tới bác sĩ khám định kỳ để phát hiện bệnh lý răng miệng và có phương án điều trị kịp thời.

Va đập ở ngoài

Rất nhiều bé thích chạy nhảy, hiếu động và khả năng bị té ngã cũng khá cao. Lúc này răng có thể bị va đập gây tổn thương. Phần xương hàm bị lực tác động mạnh là nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ mọc lẫy răng.

Xem thêm: Nhổ răng sữa mọc lệch: Thực hiện đúng thời điểm và đúng cách

Trẻ bị té ngã khiến răng ảnh hưởng
Trẻ bị té ngã khiến răng ảnh hưởng

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Đối tượng cần được chú trọng dinh dưỡng nhiều nhất đó là trẻ em. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp việc mọc răng ở bé diễn ra đúng quy trình, răng chắc khỏe đồng thời tác động để cơ thể phát triển tối ưu. Khi thiếu đi các loại khoáng chất, vitamin cần thiết sẽ làm nha chu suy yếu, răng mọc lẫy hoặc răng vĩnh viễn mọc chậm hơn.

Trẻ có thói quen xấu

Một số trẻ nhỏ có thói quen xấu như thường xuyên nghiến răng, mút tay, bú bình… Điều này cũng tác động khiến cho xương hàm bị ảnh hưởng, làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc tùy theo từng mức độ khác nhau.

Răng trẻ mọc lẫy có ảnh hưởng gì không?

Răng trẻ mọc lẫy có thể gây ra một số tác hại sau đây:

  • Hàm răng mất thẩm mỹ: Răng vĩnh viễn mọc khi răng sứ chưa rụng khiến cho tổng thể hàm răng bị mất đi sự hài hòa, cân đối. Nó có thể khiến con bạn mất đi sự hồn nhiên và vẻ đẹp tự nhiên. Nhiều bé khi giao tiếp sinh ra tâm lý mất tự tin, bị bạn bè trêu chọc.
  • Khó khăn khi ăn uống: Răng sữa và răng vĩnh viễn bị mất cân đối làm ảnh hưởng lớn tới quá trình ăn nhai của trẻ. Đặc biệt, trong quá trình nhai trẻ nhỏ phải làm nhai lâu hơn để giảm áp lực cho tiêu hóa. Ruột và dạ dày của các con còn non nớt nên khi thức ăn không nhai kỹ sẽ khiến cho cơ thể bị ảnh hưởng.
Trẻ gặp khó khăn trong ăn uống khi răng mọc lẫy
Trẻ gặp khó khăn trong ăn uống khi răng mọc lẫy

Răng trẻ mọc lẫy cần xử lý như thế nào?

Trong trường hợp răng trẻ mọc lẫy, cần xử lý theo các phương pháp sau đây:

Sử dụng lưỡi đầy

Nếu phụ huynh thấy con mình bị răng mọc lẫy, hãy đưa bé tới nha khoa để kiểm tra về độ lung lay của răng sữa. Trong trường hợp sử dụng tay lắc nhẹ thấy răng sữa lung lay thì có thể nhắc bé dùng lưỡi đẩy đẩy răng. Thao tác này có tác dụng giúp đẩy nhanh thời gian rụng của răng sữa rất tốt. Nếu chân răng sữa không được tác động sẽ khá lâu để nhú lên thoát ra ngoài và tiêu biến.

Nhổ răng mọc lẫy

Rất nhiều phụ huynh đều cảm thấy băn khoăn vì không biết răng mọc lẫy có nhổ được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa nhận định rằng, răng bị mọc lẫy là răng vĩnh viễn đã mọc lên. Các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp để nhổ bỏ răng sữa một cách an toàn và đảm bảo không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

Răng mọc lẫy có nhổ được không?
Răng mọc lẫy có nhổ được không?

Khi thấy bé có hiện tượng răng bị mọc lẫy, bạn cần tìm bệnh viện hoặc nha khoa uy tín để thực hiện điều trị. Còn phương pháp như thế nào sẽ được chỉ định khi đã thông qua thăm khám, kiểm tra và xem xét tình trạng của từng trường hợp.  Nhổ răng sữa mọc lẫy có thể thực hiện nếu như tình trạng của bé ở mức độ nhẹ. Lúc này, các bác sĩ sẽ thực hiện nhổ bỏ răng sữa để lấy vị trí giúp răng vĩnh viễn mọc lên chính xác.

Niềng răng

Với trường hợp nặng, răng mọc lấy gây ra sai khớp cắn, bác sĩ sẽ phải chỉ định phương pháp niềng răng để tối ưu cho các bé. Lúc này trẻ nhỏ sẽ được gắn khí cụ có tác dụng chỉnh nha để tạo lực giúp răng mọc lẫy được điều chỉnh về đúng vị trí cung hàm.

Hiện tại đang có 2 phương pháp niềng răng được áp dụng phổ biến là niềng răng trong suốt và niềng răng mắc cài. Độ tuổi chỉnh nha thực hiện tốt nhất ở trẻ em sẽ từ 11 đến 12 tuổi. Lúc này, xương hàm còn khá mềm, răng vĩnh viễn đã mọc đủ đảm bảo điều kiện để quá trình chỉnh nha diễn ra đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, nha sĩ sẽ theo dõi toàn bộ khuôn hàm. Nếu như thấy đường cung của răng bị hẹp làm cho răng mọc lộn xộn, chen chúc thì sẽ tiến hành nong hàm. Điều này giúp cho răng vĩnh viễn có khoảng trống đủ để mọc răng, hạn chế hiện tượng răng mọc lệch về sau.

Răng trẻ mọc lẫy khám và điều trị ở đâu?

Một số địa chỉ khám và điều trị răng trẻ mọc lẫy được đánh giá cao hiện nay gồm có:

Địa chỉ khám và điều trị khi răng trẻ mọc lẫy
Địa chỉ khám và điều trị khi răng trẻ mọc lẫy
  • Khoa răng trẻ em – bệnh viện răng hàm mặt trung ương: Địa chỉ bệnh viện tại số 40 đường Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Khoa răng trẻ em được biết là khoa lớn tại bệnh viện răng hàm mặt trung ương. Tại đây sở hữu đội ngũ bác sĩ tâm huyết, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ thăm khám và điều trị tại khoa. Khoa luôn áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong quá trình chẩn đoán, khám và điều trị bệnh về răng miệng cho trẻ nhỏ.
  • Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba: Địa chỉ nằm tại số 37 đường Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tại bệnh viện có chuyên khoa răng hàm mặt là chuyên khoa lớn được đầu tư trang thiết bị và kỹ thuật cao. Hơn nữa các bác sĩ tại đây đều có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản. Kết hợp với trang thiết bị máy móc, điều trị thuộc loại tốt nhất. Điều này giúp việc khám và điều trị diễn ra đạt hiệu quả.
  • Phòng khám nha khoa trẻ: Địa chỉ phòng khám tại số 38 đường Ngụy Như Kon Tum – quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đây là phòng khám sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa về răng hàm mặt có chuyên môn, tay nghề cao sẽ trực tiếp thăm khám, điều trị 100%. Đặc biệt, tại đây có đầu tư các dịch vụ chuyên sâu liên quan tới răng sứ thẩm mỹ, chỉnh nha, phục hồi chân răng. Đội ngũ bác sĩ đều có chuyên môn cao, tâm huyết với nghề.

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới răng trẻ mọc lẫy. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho các bố mẹ các thông tin cần thiết và hữu ích. Trong giai đoạn mọc răng ở trẻ, phụ huynh cần phải theo dõi và quan sát để dễ dàng phát hiện tình hình và đưa trẻ tới cơ sở y tế để can thiệp nhanh chóng. Nếu được điều trị kịp thời sẽ giúp hàm răng của bé được đều đặn, tránh làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ và giao tiếp về sau.

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TP.HCM Uy Tín Và An Toàn Nhất
TOP 16 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở TPHCM Uy Tín Và An Toàn Nhất

Phương pháp niềng răng giúp mang lại cấu trúc hàm đều đẹp và sở hữu nụ cười tự tin. Tuy nhiên, trên thị trường hiện...

Tâm Đan Vị là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam giúp việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng
Tâm Đan Vị – Bí quyết loại bỏ chứng hôi miệng một lần và mãi mãi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đánh răng không thôi chưa đủ để loại bỏ những mảng bám, vi khuẩn. Đây chính là lý...

Cần điều trị bệnh nhanh chóng để tránh biến chứng có thể xảy ra
Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân & các cách chữa hiệu quả nhất

Hôi miệng chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến gặp ở khá nhiều người. Đây là một dạng bệnh lý có thể gặp...

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái – Chuyên gia bọc răng sứ không mài nhỏ Nano Biotech

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp nha khoa được rất nhiều người ưa chuộng để cải thiện nụ cười và khắc phục...

Nhổ Răng Có Đau Không? Cách Để Giảm Đau Khi Nhổ Răng
Nhổ Răng Có Đau Không? Cách Để Giảm Đau Khi Nhổ Răng

Quá trình nhổ răng sẽ xâm lấn đến các tổ chức trong miệng. Vậy thực tế nhổ răng có đau không? Chuyên gia cho biết...

Top 10 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở Hà Nội Được Tin Cậy Nhất
Top 11 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở Hà Nội Được Tin Cậy Nhất

Niềng răng đòi hỏi cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều yếu tố, đặc biệt là lựa chọn được địa chỉ uy tín. Trong...

thun niềng răng
Thun niềng răng là gì? Có những loại nào phổ biến?

Thun niềng răng còn có tên gọi khác là thun liên hàm. Trong chỉnh nha, đây là dụng cụ thiết yếu được sử dụng trong...

Không phải trường hợp nào cũng có thể trồng răng sứ nguyên hàm
Trồng Răng Sứ Nguyên Hàm Và Những Thông Tin Bạn Cần Lưu Ý

Trồng răng sứ nguyên hàm là trường hợp không hiếm gặp tại các nha khoa thẩm mỹ. Mặc dù rất phổ biến nhưng với sự...

ReviewNK