Hỏi Đáp

Nhổ răng sữa mọc lệch: Thực hiện đúng thời điểm và đúng cách

Đối với trẻ nhỏ, những chiếc răng đầu tiên xuất hiện là thời điểm vô cùng nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu răng sữa bị mọc lệch sẽ gây ra những ảnh hưởng về thẩm mỹ sau này. Vậy nhổ răng sữa mọc lệch phải thực hiện như thế nào, thời điểm nào thích hợp nhất? 

Răng sữa mọc lệch có sao không?

Khi bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi, răng sữa ở trẻ bắt đầu mọc. Cho tới 30 tháng tuổi sẽ mọc hoàn chỉnh. Khi đó, nếu như răng sữa bị mọc lệch sẽ nhận thấy dễ dàng khi các răng trên cung hàm bị lệch lạc, không đều nhau gây mất thẩm mỹ.

Chức năng của răng sữa giúp việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng tạo lực để kích thích giúp xương hàm phát triển cân đối và ổn định. Vào giai đoạn đầu đời, trẻ bắt đầu hình thành giọng nói và ngôn ngữ. Nếu răng sữa khỏe mạnh sẽ có tác dụng giúp hạn chế hiện tượng nói ngọng, bé phát âm rành mạch rõ tiếng. Đây cũng là tiền đề giúp răng vĩnh viễn được định hình sau này.

Răng sữa mọc lệch dễ nhận biết qua mắt thường
Răng sữa mọc lệch dễ nhận biết qua mắt thường

Vậy răng sữa mọc lệch có sao không? Các chuyên gia cho biết, răng sữa mọc lệch là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ nên phụ huynh cũng không cần quá lo lắng. Tới độ tuổi thay răng, răng trẻ cũng sẽ có các thay đổi liên quan tới vị trí.

Cho dù bây giờ răng sữa không đều, mọc lệch thì răng vĩnh viễn vẫn có thể đều và đẹp. Mặt khác, hiện tượng này cũng không làm ảnh hưởng tới việc vệ sinh răng miệng, ăn uống của trẻ. Phụ huynh chỉ cần quan tâm tới việc chăm sóc răng sữa cho bé hợp lý cho tới khi thay răng là được.

Có nên nhổ răng sữa mọc lệch không?

Theo các chuyên gia nhận định, việc răng sữa bị can thiệp nhổ trước thời hạn hoặc gãy sớm cũng sẽ khiến cung hàm bị phá vỡ cấu trúc. Điều này khiến cho cung hàm có xu hướng bị thu hẹp lại. Răng vĩnh viễn sau đó mọc lên có thể không đúng vị trí hoặc mọc chen chúc gây mất thẩm mỹ.

Răng sữa mọc lệch có nên nhổ không?
Răng sữa mọc lệch có nên nhổ không?

Bên cạnh đó, quá trình từ khi răng sữa bị mọc lệch lung lay tới khi rụng răng thường mất vài tháng. Do đó, nếu phụ huynh quá nôn nóng nhổ sớm sẽ khiến bé bị chảy máu, gây đau hoặc tâm lý sợ hãi ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc khám và điều trị.

Nếu quan sát thấy răng sữa mọc lệch bị hư, sâu thì phụ huynh cần đưa bé tới bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để điều trị cho phù hợp. Nếu như răng sữa bị nhiễm trùng, hư hại nặng, viêm tủy làm ảnh hưởng lớn tới vùng răng vĩnh viễn thì cần nhổ răng sữa chưa lung lay.

Nhổ răng mọc lệch có đau không?

Răng nanh mọc lệch tới thời điểm rụng thì phần chân răng sẽ bị bong toàn bộ. Khi thực hiện nhổ răng sẽ không khiến trẻ bị đau nhức, khó chịu. Còn nếu như răng sữa bị tổn thương, hư hại cần phải nhổ trước thời hạn, chân răng còn nguyên thì khi nhổ sẽ khiến bé bị đau nhức.

Việc nhổ răng sẽ khó tránh được chảy máu và gây đau
Việc nhổ răng sẽ khó tránh được chảy máu và gây đau

Với các trường hợp răng sữa mọc lệch bị sụn, sâu phụ huynh cần đưa bé tới bệnh viện, phòng khám nha khoa có uy tín để được các bác sĩ có chuyên môn thực hiện. Điều này sẽ hạn chế được đau nhức và không làm tổn thương tới nướu. Đặc biệt, bạn không được tự ý nhổ răng sữa cho bé tại nhà vì quá trình sai sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc mọc răng vĩnh viễn sau này.

Việc nhổ răng sẽ khó tránh được chảy máu và gây đau. Nhưng nếu được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ có trình độ cao, chuyên môn giỏi kết hợp trang thiết bị máy móc hiện đại thì việc nhổ răng sữa mọc lệch sẽ được diễn ra nhanh chóng. Hơn nữa, nó cũng ít gây đau nhức và chảy máu cho người thực hiện.

Xem thêm: Nhổ răng sữa lung lay: Nên hay không nên nhổ?

Chăm sóc sau khi nhổ răng sữa mọc lệch như thế nào?

Việc chăm sóc sau khi nhổ răng sữa mọc lệch cũng có vai trò vô cùng quan trọng giúp răng chắc khỏe và rụng đúng thời điểm, tạo điều kiện để răng vĩnh viễn phát triển thuận lợi. Với giai đoạn này, bạn cần hướng dẫn và định hướng để bé chăm sóc răng miệng thật tốt.

Bé dưới 3 tuổi

Với giai đoạn này, các bé còn khá nhỏ. Vì thế phụ huynh không được cho bé dùng kem đánh răng để đánh răng vì có thể gây ra hiện tượng bé nuốt kem đánh răng làm ố men răng.

Thay vào đó, hãy để bé súc miệng với nước muối hoặc nước bình thường mỗi ngày. Sử dụng khăn hoặc gạc sạch vệ sinh toàn bộ khoang miệng cho bé.

Bé trên 3 tuổi

Thời điểm này, hãy cho bé dùng kem đánh răng để chải răng mỗi ngày. Bạn cần hướng dẫn để bé chải răng đúng cách từ trên xuống dưới, từ phải sang trái. Điều đó giúp thức ăn, mảng bám trên kẽ răng được hạn chế.

Mỗi ngày cần cho bé đánh răng 2 lần vào thời điểm sau khi ăn
Mỗi ngày cần cho bé đánh răng 2 lần vào thời điểm sau khi ăn

Mỗi ngày cần cho bé đánh răng 2 lần vào thời điểm sau khi ăn. Hãy chú ý, lượng kem đánh răng ở từng độ tuổi sẽ khác nhau. Hay đưa bé tới gặp nha sĩ khám răng theo định kỳ 6 tháng/ lần để dễ dàng phát hiện, điều trị các bệnh lý về răng kịp thời.

Trên đây là thông tin chi tiết về nhổ răng sữa mọc lệch cho bé sao cho an toàn, đúng cách nhất. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn những thông tin quan trọng để xác định chính xác thời điểm nào nên nhổ răng và chú ý trong quá trình chăm sóc răng sữa mọc lệch.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất
Top 11 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không cần dùng thuốc

Viêm lợi không chỉ là tác nhân gây ra những cơn đau nhức mà còn khiến hơi thở của bạn nặng mùi hơn. Bởi vậy...

Hơi thở có mùi là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý răng miệng
Sâu răng hôi miệng – Nguyên nhân và top giải pháp hiệu quả nhất

Sâu răng là một bệnh lý gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Không chỉ vậy mà còn mang đến những nỗi phiền...

cách chữa sâu răng bằng lá ổi
Cách chữa sâu răng bằng lá ổi an toàn và tiết kiệm tại nhà

Ổi là loại trái cây giàu chất xơ và vitamin, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, lá ổi còn được biết với tác...

dây cung niềng răng
Dây cung niềng răng là gì? Quy trình lắp dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng trong chỉnh nha. Bởi nó nó có ảnh hưởng trực tiếp tới kết...

Trồng răng sứ Titan vừa an toàn vừa đáp ứng tính thẩm mỹ
Trồng Răng Sứ Titan: Ưu, Nhược Điểm, Quy Trình Và Cách Chăm Sóc

Hiện nay có rất nhiều loại răng bọc sứ khác nhau, có thể kể đến một số loại như: Răng sứ kim loại, răng sứ...

nấm miệng
Nấm miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách để điều trị hiệu quả

Nấm miệng không phải là bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nó lại khiến người bệnh gặp khá nhiều bất tiện...

các mức độ sâu răng
Các Mức Độ Sâu Răng Và Phương Pháp Đặc Trị Cần Biết

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến. Tuy nhiên không phải ca bệnh sâu răng nào cũng giống nhau mà chia...

Răng Khểnh Là Răng Nào? Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không?
Răng khểnh là răng nào? Có nên nhổ răng khểnh không?

Theo quan niệm của nhiều người, răng khểnh được coi là một chiếc răng “duyên". Nhưng trên thực tế, theo y học nha khoa, răng...