[Giải đáp chi tiết] – Nhổ răng sữa chưa lung lay có nên hay không?
Nhổ sữa chưa lung lay có nên hay không? Đây là vấn đề mà tất cả các bố mẹ đều cần đặc biệt lưu ý. Bởi chỉ cần một sai sót nhỏ cũng khiến quá trình thay răng sữa của bé gặp trục trặc, mọc không đều và gây mất thẩm mỹ.
Răng sữa là gì? Quy luật thay răng sữa ở trẻ
Răng sữa còn có tên gọi khác là răng tạm thời hay răng trẻ em. Nó bắt đầu mọc lên khi trẻ được 6 tháng tuổi. Một bộ răng sữa hoàn thiện sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng, trong đó có 10 răng ở hàm dưới và 10 răng ở hàm trên.
Thông thường, răng sữa sẽ mọc theo một trình tự nhất định. Đầu tiên là mọc răng cửa hàm dưới, thứ hai là răng cửa hàm trên rồi sau đó lần lượt là những chiếc răng lân cận.
Đến một thời điểm nhất định, những chiếc răng sữa của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng dần theo quy luật tự nhiên. Lúc này, các bậc phụ huynh nên nắm rõ thứ tự thay răng sữa ở trẻ để dễ dàng kiểm soát việc mọc của chúng.
Quy luật thay răng sữa ở trẻ thường là:
- Răng cửa giữa được thay khi trẻ 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa trên thay lúc trẻ 7- 8 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ nhất được loại bỏ khi trẻ 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh sữa biến mất khi trẻ 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ 2 được thay khi trẻ 11 – 12 tuổi
Chú ý: Trên thực tế, vẫn có khá nhiều bé thay răng sữa sớm hoặc muộn hơn so quy luật trên. Vậy nên, ba mẹ nên căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để theo dõi sát sao quá trình thay răng sữa ở trẻ.
Nhổ răng sữa chưa lung lay có an toàn không?
Thông thường đến thời điểm nhổ răng sữa lung lay thì khá dễ dàng. Vậy với những chiếc chưa lung lay thì sao, có nên nhổ bỏ không?
Đối với thắc mắc này thì theo các bác sĩ còn việc nhổ hay không còn tùy thuộc vào tình trạng mọc của răng. Cụ thể:
- Răng sữa chưa lung lay và răng vĩnh viễn chưa mọc: Việc nhổ bỏ răng sữa là điều không cần thiết.
- Răng sữa chưa lung lay nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lệnh: Cần tiến hành loại bỏ răng sữa ngay để dành chỗ cho chiếc răng quan trọng hơn mọc. Nguyên nhân là do mầm răng vĩnh viễn đã mọc lệch nên không thể nào làm tiêu hoàn toàn chân răng sữa. Nếu chúng ta không nhổ răng sữa đúng lúc và kịp thời thì chắc chắn hàm răng sẽ bị mất thẩm mỹ.
Ngoài ra, theo lời khuyên của các nha sĩ, việc nhổ răng sữa cho bé khi nó chưa lung lay có thể tiến hành trong những trường hợp sau:
- Trẻ đến độ tuổi thay răng sữa, nhưng chiếc răng này lại không tự rụng và mầm răng vĩnh viễn đã bắt đầu nhú lên khỏi lợi.
- Răng sữa của trẻ bị sâu hoặc bị viêm nhiễm nặng, đã áp dụng nhiều phương pháp điều trị nhưng không khỏi.
- Răng sữa của bé bị viêm tủy hay viêm nhiễm vị trí chóp của răng. Tình trạng này kéo dày lâu có thể làm nhiễm khuẩn cả vùng răng vĩnh viễn.
Hiện nay không ít bậc phụ huynh có thái độ chủ quan đối với giai đoạn mọc thay răng sữa của trẻ. Trong khi đó theo các nha nhĩ, đây là thời điểm vô cùng quan trọng vì nó có vai trò quyết định gần như hoàn toàn đến tính thẩm mỹ của hàm răng bé sau này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa răng miệng thì nhổ răng sữa chưa lung lay là việc mà các phụ huynh không thể tự thực hiện tại nhà. Bởi đây là một thủ thuật khá khó, chắc chắn khiến bé bị đau, nếu không cẩn thận còn có thể làm sót chân răng, hệ quả là ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn. Lời khuyên tốt nhất là các ba mẹ nên đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.
Xem thêm:
Trẻ thay răng sữa phụ huynh cần lưu ý gì?
Bên cạnh vấn đề nhổ răng sữa chưa lung lay có nên hay không thì phụ huynh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng để giúp quá trình thay răng tạm thời của trẻ diễn ra thuận lợi.
Cụ thể, để răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí và không có xu hướng mọc lệch thì sau khi nhổ răng sữa cho bé bạn nên hướng dẫn trẻ cách dùng lưỡi để đẩy răng vĩnh viễn nhẹ nhàng ra ngoài. Cứ lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày cho đến khi răng vĩnh viễn trồi lên hoàn toàn.
Trong nhiều trường hợp, răng sữa của trẻ khi lung lay lại đi kèm với dấu hiệu sưng nướu và đau nhức thì cha mẹ không nên chủ quan. Bởi đây có thể là triệu chứng viêm nướu hoặc một số bệnh lý về răng miệng khác.
Bạn nên nhớ, thông thường, những chiếc răng sữa của trẻ khi lung lay và bắt đầu rụng sẽ không gây cảm giác quá khó chịu và nướu của bé cũng hoàn toàn không bị sưng tấy. Chính bởi vậy mà phụ huynh cần theo dõi kỹ tình trạng thay răng sữa ở trẻ.
Với những thông tin vừa rồi chắc hẳn các bậc phụ huynh đã có lời giải đáp cho thắc mắc: Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay hay không. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những cha mẹ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!