Hỏi Đáp

Khi nào nhổ răng sữa cho bé thích hợp nhất? Lưu ý cho cha mẹ

Khi nào nhổ răng sữa cho bé là điều khiến nhiều người làm cha làm mẹ băn khoăn, chủ yếu vì không biết cách xác định thời điểm nhổ răng hợp lý. Nhổ răng sữa cho bé quá sớm hoặc quá muộn đều gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và thẩm mỹ của răng vĩnh viễn sau này.

Thời điểm thay răng của trẻ

Dấu hiệu để nhận biết trẻ bắt đầu thay răng là một trong những chiếc răng cửa đầu tiên sẽ lung lay được. Răng của bé lung lay trong khoảng từ 10 – 15 ngày là đủ thời điểm sinh lý để rụng tự nhiên. Tuy nhiên quá trình thay răng ở mỗi trẻ không giống nhau và không phải bé nào cũng có thể tự rụng răng sinh lý. Đa số bé sẽ cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc nha sĩ để nhổ răng sữa bị lung lay.

Thời điểm thay răng sữa
Từ 5 tuổi trẻ bắt đầu thay chiếc răng sữa đầu tiên

Răng sữa của bé sẽ được thay thế khi trẻ bắt đầu 5 – 6 tuổi trở đi. Một số trẻ có thể bắt đầu thay răng từ 4 tuổi hoặc muộn hơn khi 7 – 8 tuổi. Nếu cha mẹ nhận thấy con mình thay răng quá sớm hay quá muộn đều cần đưa con đi khám nha khoa.

Thực tế, thời điểm thay răng và thời gian thay răng ở trẻ nhanh hay chậm, ngắn hay dài phụ thuộc vào 2 yếu tố sau đây:

  • Vị trí răng và đặc điểm của răng: Đối với răng cửa, răng nanh chỉ có 1 chân thì thời gian lung lay và thay răng sẽ nhanh hơn. Đối với răng nhiều chân như răng cối, răng hàm thì cần nhiều thời gian hơn, từ 1 – 2 tháng mới sau thời điểm răng bắt đầu lung lay mới nhổ được.
  • Thói quen sinh hoạt của bé: Các bé trong độ tuổi mẫu giáo có thể có thói quen mút tay, ngậm thức ăn lâu hoặc cắn đồ ăn quá mạnh, thường xuyên cắn nhai các vật cứng như đồ chơi, quần áo… Những thói quen xấu này ảnh hưởng không tốt đến quá trình thay răng và mọc răng vĩnh viễn. Đặc biệt trong quá trình thay răng, nhiều bé tò mò về khoảng trống khi răng vĩnh viễn chưa mọc lên nên thường xuyên cho tay vào ấn hoặc dùng lưỡi đẩy vào khiến răng vĩnh viễn mọc lên không thẳng hàng hoặc thậm chí gây viêm nhiễm.

Khi nào nhổ răng sữa cho bé?

Xác định khi nào cần nhổ răng sữa cho bé không phải việc đơn giản nếu cha mẹ không thường xuyên để ý đến răng miệng của bé. Nhiều gia đình cha mẹ quá bận rộn với công việc, không quan tâm tới việc mọc răng, thay răng của con, bé tự nhổ răng sữa hoặc răng mọc chòi vừa mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng tới chức năng nhai.

Vì vậy, cha mẹ có con trong độ tuổi từ 5 – 10 tuổi cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện khi nào nên nhổ răng sữa cho bé. Sau đây là lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc răng hàm mặt nhi khoa về thời điểm nhổ răng sữa cho bé:

  • Bé từ 5 tuổi bắt đầu thay răng sữa, bé có chiếc răng sữa đầu tiên lung lay, thường là răng cửa.
  • Thời gian lung lay răng thường khoảng 7 – 10 ngày là có thể nhổ được dưới sự hỗ trợ của cha mẹ hoặc của nha sĩ. Đây là thời gian trung bình dựa trên đa số các trẻ phát triển bình thường.
  • Với những trẻ chậm mọc răng, sinh non, suy dinh dưỡng thấp còi thì thời điểm răng bắt đầu lung lay thường chậm hơn.
xác định khi nào nhổ răng sữa cho bé
Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám nha khoa để xác định chính xác khi nào nên nhổ răng sữa cho bé

Cha mẹ có thể tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà vào thời điểm răng đủ lung lay và có thể bật chân ra khỏi lợi chỉ với lực tác động vừa phải. Trong trường hợp bé sợ hãi, không hợp tác thì không nên tự nhổ răng cho bé tại nhà.

Răng sữa chưa lung lay có nên nhổ hay không?

Không ít ý kiến cho rằng răng sữa rồi sẽ bị thay thế bởi răng vĩnh viễn nên nhổ răng sữa sớm để “dọn chỗ” cho răng vĩnh viễn mọc thuận lợi hơn. Theo các chuyên gia thì tuyệt đối không được nhổ răng sữa khi chưa lung lay nếu không nằm trong các trường hợp cụ thể sau đây:

  • Răng sữa bị mẻ, vỡ, sâu dù đã điều trị hàn răng
  • Răng sữa không lung lay nhưng răng vĩnh viễn bắt đầu mọc chòi lên
  • Răng sữa bị tụt lợi, viêm cement cấp, có khả năng gây viêm xuống răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc lên.
  • Răng sữa bị viêm chân, viêm lợi trùm, hỏng tủy ảnh hưởng tới các răng xung quanh

Tóm lại, chỉ nên nhổ răng sữa chưa lung lay khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sau khi thăm khám cụ thể cho bé. Nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không? Việc nhổ răng sữa khi chưa lung lay tại nhà cho bé có thể gây ra nhiều hậu quả như:

  • Ảnh hưởng lớn tới tâm lý của bé, bé ám ảnh, sợ hãi sau quá trình nhổ răng đau đớn
  • Nhổ răng còn sót lại chân răng
  • Bé bị đau nhiều, dễ viêm nướu, hình thành ổ apxe tạ vị trí nhổ răng
  • Chỗ răng sữa đã nhổ chưa có răng vĩnh viễn mọc lên trong thời gian dài sẽ bị liền lợi lại, sau này khi răng mới mọc lên bé sẽ cảm thấy đau đớn nhiều hơn

Xem thêm: [Giải đáp chi tiết] – Nhổ răng sữa chưa lung lay có nên hay không?

Nhổ răng sữa cho trẻ ở đâu? Lưu ý

Khi đã xác định được khi nào nhổ răng sữa cho bé, cha mẹ cũng nên tìm nơi nhổ răng cho bé uy tín. Việc nhổ răng nên được thực hiện tại cơ sở nha khoa đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:

  • Lựa chọn nơi nhổ răng cho bé có đội ngũ bác sĩ nha khoa có trình độ cao. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm thực tế cùng nghiệp vụ chuyên môn, bác sĩ sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái nhất khi nhổ răng, không gặp vấn đề về tâm lý sợ khám răng. Bác sĩ có chuyên môn cao cũng sẽ tư vấn cho cha mẹ về thời điểm khi nào thì nhổ răng sữa cho bé hợp lý nhất.
  • Cơ sở nha khoa phải có cơ sở vật chất đảm bảo vệ sinh, thiết bị đầy đủ, hiện đại đảm bảo an toàn cho bé. Đặc biệt cơ sở đó phải đảm bảo các dụng cụ, thiết bị phải được vô trùng trước khi nhổ răng cho bé.
  • Lựa chọn cơ sở nha khoa có công nghệ nhổ răng mới, hiện đại: Trước khi quyết định đưa bé đi nhổ răng, cha mẹ nên tìm hiểu thông tin về công nghệ nhổ răng tại phòng khám đó. Hiện nay công nghệ nhổ răng sữa mới không gây đau và giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi khám răng. Bên cạnh đó, kỹ thuật, công nghệ mới cũng giúp hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng sau khi nhổ răng cho bé như chảy máu ồ ạt, viêm nướu, viêm chân răng…

Trên đây là một số lưu ý giúp các bậc phụ huynh dễ xác định khi nào nhổ răng sữa cho bé hơn và sáng suốt hơn khi lựa chọn phòng khám nha khoa.

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm lợi trùm răng khôn
Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không? Điều trị ra sao?

Viêm lợi trùm răng khôn là triệu chứng phổ biến gắn liền với thời điểm mọc răng khôn. Tình trạng này gây ra những cơn...

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến
Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Nó gây ra sự khó chịu, có thể làm ảnh hưởng...

Review 16 Nha Khoa Niềng Răng Trả Góp Tại Hà Nội Uy Tín Nhất
Review 16 Nha Khoa Niềng Răng Trả Góp Tại Hà Nội Uy Tín Nhất

Niềng răng là dịch vụ phổ biến hiện nay nhằm mang lại hàm răng trắng sáng và đều đẹp, đem đến sự tự tin cho...

Áp xe răng gồm có 2 loại cơ bản
Áp xe răng có nguy hiểm không và các biến chứng có thể xảy ra

Áp xe răng được biết tới là một dạng nhiễm trùng do mắc phải bệnh về nướu, sâu răng, răng bị nứt gây ra. Vậy...

Cách sử dụng miếng trắng răng Crest 3D rất đơn giản
Cách Sử Dụng Miếng Dán Trắng Răng 3D Crest Đơn Giản, An Toàn

Hiện nay có rất nhiều người đang sử dụng miếng dán tẩy trắng răng 3D Crest White để mong muốn sở hữu một hàm răng...

[Góc giải đáp] Bị sâu răng có thi quân đội được không?
[Góc Giải Đáp] Bị Sâu Răng Có Thi Quân Đội Được Không?

Bị sâu răng có thi quân đội được không là câu hỏi được nhiều phụ huynh và thí sinh đặt ra. Đây là tâm lý...

Nấm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính
Bệnh nấm lưỡi bản đồ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị triệt để

Bạn thấy trên lưỡi của bé nhà mình xuất hiện các đốm đỏ và vệt trắng loang lổ. Đây là một trong những triệu chứng...

Truy tìm nguyên nhân viêm nha chu khi niềng răng
[Giải đáp]: Viêm nha chu khi niềng răng có nguy hiểm không?

Niềng răng được biết tới là phương pháp có tác dụng giúp hàng răng lộn xộn, mọc lệch lạc trở nên đều và đẹp. Tuy...