Hỏi Đáp

Nhổ Răng Sữa Cho Bé Đúng Cách Và An Toàn Nhất? Lưu Ý Khi Nhổ

Thay răng sữa là quá trình mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trả qua. Quá trình này có vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành cũng như vẻ đẹp của hàm răng vĩnh viễn sau này. Do đó, việc nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách và đúng thời điểm là điều cần thiết và quan trọng. Vậy làm cách nào để nhổ răng sữa cho bé an toàn tại nhà và có những lưu ý gì, theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây!

Nhổ răng sữa cho bé khi nào?

Độ tuổi thay răng sữa được chia thành các nhóm sau:

  • Hai răng cửa giữa: 6 – 7 tuổi
  • Hai răng cửa bên: 7 – 8 tuổi
  • Hai răng nanh: 9 – 12 tuổi
  • Hai răng hàm đầu tiên: 9 – 11 tuổi
  • Hai răng hàm thứ hai: 10 – 12 tuổi

Thời điểm mọc răng sữa đầu tiên là lúc bé được 6 tháng tuổi. Răng cửa giữa thường là răng sữa rụng đầu tiên sau đó răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc lên tương ứng với vị trí răng sữa vừa rụng đi. Răng sữa cuối cùng thường là răng sữa số 5, rụng vào lúc trẻ được 12 tuổi.

Khi đến tuổi thay răng, răng sữa sẽ tự động lung lay để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Nếu răng lung lay nhiều thì bạn có thể nhổ răng sữa cho bé hoặc răng tự rụng mà không cần phải nhổ.

Nhổ răng sữa cho bé vào thời điểm thay răng
Nhổ răng sữa cho bé vào thời điểm thay răng

Ngoài ra, việc nhổ răng sữa cho bé thường được diễn ra khi:

  • Trẻ đến tuổi mọc răng vĩnh viễn, các răng sữa có dấu hiệu lung lay lâu không rụng.
  • Phát hiện răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên mà răng sữa bên trên vẫn chưa rụng.
  • Răng sữa bị sâu, mẻ đã được điều trị nhưng không có chuyển biến tích cực.
  • Răng sữa bị viêm nhiễm, hư tủy, lâu ngày nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
  • Răng sữa bị viêm cement cấp, tụt nướu, viêm quanh chóp,… và có nguy cơ viêm nhiễm xuống vùng răng vĩnh viễn.

Tại sao phải nhổ răng sữa cho bé đúng thời điểm? Vai trò của răng sữa

Theo các chuyên gia nha khoa, ba mẹ không nên cố gắng nhổ răng sữa của trẻ trước thời điểm thay răng theo quy luật. Bởi so với răng vĩnh viễn, răng sữa cũng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Bên cạnh đó, răng sữa còn góp phần hình thành một hàm răng đẹp sau này. Cụ thể: 

  • Răng sữa giúp trẻ nhai và nghiền nhỏ thức ăn, vì thông thường trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi và đây cũng là thời điểm những chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện.
  • Nếu răng sữa bị viêm, hỏng phải nhổ bỏ sớm, bé sẽ có nguy cơ bị nói ngọng. Do đó, răng sữa có vai trò giúp trẻ phát âm đúng.
  • Răng sữa tác động, kích thích sự phát triển của xương hàm. Nhờ có răng sữa, bé có thể cắn, nhai thức ăn. Từ đó làm cho các cơ và xương hàm phát triển bình thường, đảm bảo các chức năng và sự cân đối cho khuôn mặt.
  • Răng sữa còn là tiền đề giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Răng vĩnh viễn có khả năng mọc chậm, mọc lệch gây lệch lạc khớp cắn nếu như răng sữa bị sâu, hỏng phải nhổ bỏ sớm khi chưa đến tuổi thay răng.
  • Lợi không có răng lâu ngày sẽ co khít lại, gây đau đớn cho bé khi răng vĩnh viễn mọc.

Chính vì vậy, ba mẹ cần quan tâm đến quá trình thay răng sữa của con. Nếu răng không bị sâu, hư hỏng thì không nên nhổ bỏ răng sữa của con trước thời điểm thay răng.

Hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé đúng cách, an toàn

Việc nhổ răng sữa cho trẻ tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách dẫn đến trẻ bị đau, làm tổn thương đến răng nướu của trẻ, khiến trẻ cảm thấy sợ hãi với việc nhổ răng đến mãi sau này.

Nhổ răng sữa cho bé tại nhà

Trong trường hợp trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý răng miệng đặc biệt đi kèm và răng sữa đã bắt đầu lung lay nhiều, ba mẹ có thể thực hiện nhổ răng cho bé tại nhà.

Để việc nhổ răng sữa thật nhẹ nhàng và không làm bé bị đau nhiều, ba mẹ hãy quấn bông đã được sát khuẩn xung quanh răng cần nhổ. Sau đó, dùng lực của ngón trỏ và ngón cái để nhổ răng sữa theo hướng ra ngoài miệng, tránh tình trạng khi răng rụng ra trẻ nuốt răng sữa vào cổ. 

Khi răng sữa bật ra, tại vị trí nhổ răng sẽ bắt đầu chảy máu. Lúc này, ba mẹ hãy cho trẻ cắn bông gạc để cầm máu.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể sử dụng một số mẹo để nhổ răng sữa cho bé. Dùng chỉ quấn chặt vào thân răng sữa và giật thật mạnh ra phía cửa miệng. Hoặc ba mẹ có thể hướng dẫn bé dùng lưỡi để tác động lực lên chiếc răng lung lay để thao tác nhổ răng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Việc nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà cần được cân nhắc và thực hiện đúng cách để không gây hại cũng như nguy hiểm cho bé.

Nhổ răng sữa cho trẻ tại nha khoa

Để đảm bảo an toàn, ba mẹ nên cho trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và thực hiện việc nhổ răng sữa cho trẻ một cách nhẹ nhàng nhất với các bước cơ bản sau:

Nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa
Nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, nha sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng của bé để xem xét có thực hiện nhổ răng hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ thông báo tình trạng răng miệng hiện tại của bé và chỉ định số lượng răng sữa cần phải nhổ bỏ nếu có, giúp răng mọc tốt mà không làm ảnh hưởng đến các răng khác.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê

Trước khi thực hiện nhổ răng sữa, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ và sát khuẩn để đảm bảo an toàn cho bé. Tiếp đó, trẻ được gây tê theo đúng quy trình trước khi nhổ răng.

Bước 3: Tiến hành nhổ răng sữa

Bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng sữa cho bé trong phòng nha vô trùng cùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Quá trình nhổ răng được thực hiện theo đúng kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn tối đa, giúp vết nhổ nhanh phục hồi và không gây đau đớn cho trẻ.

Bước 4: Nha sĩ tư vấn và kê thuốc

Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau, chống viêm và kháng khuẩn cho trẻ. Đồng thời, bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ.

Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nhà

Nếu không có thời gian đến nha khoa, ba mẹ tiến hành nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà cần đặc biệt chú ý những nguyên tắc sau đây:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng, lau khô với khăn sạch trước khi chạm vào răng của con.
  • Khuyến khích con tự làm lung lay chiếc răng sữa bằng lưỡi hoặc bằng tay sạch để răng có thể tự bật ra ngoài. Khi trẻ tự chủ động thực hiện bé sẽ biết cách làm cho phù hợp với bản thân mình nhất và sẽ cảm thấy thoải mái, không lo sợ.
  • Tuyệt đối không làm bé hoảng sợ với động tác mạnh. Ba mẹ hãy từ tốn giải thích cho bé hiểu và hợp tác.
  • Cầm thân răng với miếng gạc sạch, sử dụng một lực xoắn vặn nhỏ, răng sẽ rơi ra.
  • Cho bé cắn bông gòn tại vị trí nhổ răng để cầm máu liên tục trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
  • Sau khi cầm máu xong, ba mẹ nên kiểm tra nướu tại vị trí vừa nhổ răng để đảm bảo không còn dấu tích nào của răng cũ sót lại.

Trong trường hợp thấy vẫn còn mẩu chân răng sót lại trong nướu hoặc phải tác động lực mạnh khiến trẻ đau đớn mà răng vẫn không tự dụng ra được thì hãy đưa trẻ đến nha khoa để được can thiệp. 

Cách chăm sóc sau khi nhổ răng sữa cho bé

Bên cạnh các lưu ý khi nhổ răng sữa, ba mẹ cũng cần quan tâm đến cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé và chế độ ăn uống sau khi nhổ răng cho trẻ.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng các

Hãy vệ sinh răng miệng cho bé sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây ra tình trạng viêm nướu. Ba mẹ nên hướng dẫn trẻ chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động đến vị trí nhổ răng sữa. 

Cho bé sử dụng bàn chải lông mềm cũng như loại kem đánh răng dành riêng cho bé có chứa lượng Flour vừa đủ. Bên cạnh đó, ba mẹ nên cho bé súc miệng với nước muối hoặc nước ấm để sát khuẩn khoang miệng hiệu quả.

Chế độ uống của trẻ sau khi nhổ răng sữa

Nên cho bé ăn các loại thực phẩm mềm như các món cháo, súp, nước ép sinh tố để tránh hoạt động nhai nghiền, tác động lên vị trí nhổ răng. Ngoài ra, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc để tốt cho sức khỏe răng miệng và cơ thể.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã giúp ba mẹ nắm được cách nhổ răng sữa cho bé an toàn và những lưu ý quan trọng để giúp trẻ có một hàm răng khỏe đẹp, bảo vệ sức khỏe răng miệng trong suốt quá trình thay răng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng có thể xảy ra

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Nguyên nhân nào khiến cho bé mọc răng bị muộn như vậy? Tình trạng này gây...

Mẹo cho bé chậm mọc răng
Mẹo cho bé chậm mọc răng hiệu quả mà phụ huynh nên biết

Thông thường khi bắt đầu bước sang tháng tuổi thứ 6, trẻ đã có những dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ...

TOP 12 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín Tại Hà Nội Được Đánh Giá Cao
TOP 12 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín Tại Hà Nội Được Đánh Giá Cao

Bọc răng sứ giúp nâng cao tính thẩm mỹ, mang lại hàm răng trắng sáng, đẹp tự nhiên cho khách hàng. Tuy nhiên, để có...

Nấm lưỡi bản đồ là bệnh lành tính
Bệnh nấm lưỡi bản đồ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị triệt để

Bạn thấy trên lưỡi của bé nhà mình xuất hiện các đốm đỏ và vệt trắng loang lổ. Đây là một trong những triệu chứng...

Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua
Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua

Niềng răng Invisalign là phương pháp khá khó, đòi hỏi kỹ thuật cao và đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi. Tuy nhiên, không...

Dr Thái Nguyễn Smile Niềng Răng Tốt Không? Chuyên Môn Thế Nào?

Bác sĩ Thái niềng răng (Dr Thái Nguyễn Smile) được đánh giá là gương mặt nổi tiếng trong giới nha khoa. Hàng loạt các thông...

Baking soda là một loại bột có công thức hoá học là NaHCO3
Baking soda là gì? Những mẹo trị hôi miệng bằng Baking soda 

Baking soda luôn được biết đến là một loại bột đa công năng. Và một trong số đó là giúp trị hôi miệng một cách...

Top 10 Nha Khoa Dĩ An Được Khách Hàng Đánh Giá Cao
Top 10 Nha Khoa Dĩ An Được Khách Hàng Đánh Giá Cao

Hiện nay, tại khu vực Dĩ An - Bình Dương có rất nhiều phòng khám nha khoa với chất lượng tốt. Để giúp các bạn...