Hỏi Đáp

Cao răng là gì? Có thể làm sạch cao răng bằng cách nào?

Theo các chuyên gia nha khoa, cao răng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý ở khoang miệng. Vậy cao răng là gì và làm cách nào để loại sạch mảng bám này trên răng? Để làm sạch cao răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Cao răng là gì? Hình thành như thế nào?

Cao răng (còn gọi là vôi răng) là các mảng bám dính trên bề mặt răng. Thực chất các mảng bám này là cặn cứng của muối vô cơ (canxi carbonat và phosphate) cùng với cặn mềm là các mảnh vụn thức ăn còn sót lại, các chất khoáng trong khoang miệng và vi khuẩn kết hợp với sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu.  Cao răng gồm 2 loại là cao răng thường và cao huyết thanh.

Theo quan sát, cao răng là những mảng bám ố màu vàng nâu hoặc nâu đỏ, tồn tại trên thân và xung quanh cổ răng. Một số trường hợp cao răng nhiều có thể hình thành ở bên dưới nướu rất khó để làm sạch.

Cao răng là gì? Là những mảng bám hình thành trên răng
Cao răng là gì? Là những mảng bám hình thành trên răng

Ngoài ra, răng được hình thành dưới dạng xốp, bề mặt xù xì với nhiều lỗ nhỏ li ti nên có khả năng bám màu thực phẩm rất cao. Vì vậy, qua hoạt động ăn uống hàng ngày cao răng có thể chuyển thành màu đen, màu vàng. Trường hợp thường xuyên uống cà phê, uống trà hoặc hút thuốc lá thì màu vôi răng nhanh chóng bị xỉn đen hơn người bình thường.

Quá trình hình thành vôi răng:

  • Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ hình thành một lớp màng vô khuẩn bám trên bề mặt răng. Lớp màng này tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có chỗ bám trên bề mặt răng. Nếu một thời gian dài lớp màng không được loại bỏ thì càng được tích tụ dày lên và hình thành mảng bám.
  • Ở giai đoạn đầu, mảng bám còn mềm và dễ dàng làm sạch bằng bàn chải hoặc các mẹo giảm vôi răng thông thường. Nhưng khi mảng bám tồn tại lâu ngày sẽ bị vôi hóa bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và một số yếu tố khác trở nên cứng hơn, bám  chắc vào bề mặt răng hoặc dưới lợi. Đến lúc này việc vệ sinh không có tác dụng làm sạch vôi răng mà cần nhờ đến các bác sĩ nha khoa.

Ê răng sau khi cạo vôi, nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản

Hình thành cao răng do đâu?

Nguyên nhân chính dẫn đến tích tụ cao răng là do vệ sinh răng miệng kém. Việc không đánh răng thường xuyên, đánh răng không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải, kem đánh răng không phù hợp sẽ làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám trên răng. Ngoài ra, cao răng dễ dàng hình thành còn do một số yếu tố như:

  • Chế độ ăn uống nhiều đường và tinh bột có thể khiến gia tăng quá trình hình thành mảng bám trên răng.
  • Không sử dụng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa thường xuyên sẽ khó làm sạch cặn bã thức ăn tại vị trí kẽ – chân răng. Đây là các vị trí mà bàn chải không với tới để làm sạch được, từ đó làm tăng nguy cơ vi khuẩn tích tụ hình thành mảng bám.
  • Không lấy cao răng định kỳ tại nha khoa cũng được cho là nguyên nhân khiến mảng bám vôi răng hình thành nhiều hơn ở chân răng.

Tác hại của cao răng

Tác hại của vôi răng là gì? Vôi răng tưởng chừng như vội hại nhưng đây lại là tác nhân gây ra hầu hết các bệnh lý ở khoang miệng. Có thể kể đến một số tác hại thường gặp do cao răng gây ra như:

  • Gây mất thẩm mỹ cho răng:

Cao răng có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, màu sắc này có sự chênh lệch với màu men răng rất lớn. Không chỉ vậy, sau một thời gian dài không vệ sinh cao răng có thể đóng dày và có màu đen xỉn hơn. Việc màu răng biến đổi như vậy làm ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của cả hàm răng, khiến bạn trở nên thiếu tự tin khi giao tiếp.

  • Sâu răng:

Nguyên nhân do vôi răng hình thành quá nhiều ở cổ răng và dưới nướu sẽ tạo ra môi trường cho vi khuẩn có hại lưu trú. Các loại vi khuẩn này sẽ tác dụng vào thức ăn nhất là thực phẩm nhiều chất đường tạo ra axit. Sau đó axit sẽ ăn mòn phần men và ngà răng tạo ra các lỗ sâu răng.

Cao răng là nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng
Cao răng là nguyên nhân chính gây ra bệnh sâu răng

Tình trạng sâu răng ở giai đoạn đầu rất khó nhận ra, chỉ khi ổ sâu lớn và ăn vào tủy răng gây ra cơn đau nhức mới phát hiện được. Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sâu răng là dẫn đến hiện tượng mất răng.

  • Viêm nướu/viêm nha chu:

Vi khuẩn ở cao răng không chỉ gây ra bệnh sâu răng mà còn khiến tình trạng viêm nhiễm ở nướu hoặc các tổ chức xung quanh răng (phần nha chu) trở nên trầm trọng. Dấu hiệu nhận biết bệnh là mô nướu bị sưng đỏ, chảy máu chân răng, có cảm giác ê buốt và hôi miệng.

Biến chứng do viêm nhiễm có thể khiến nướu lợi bị tụt, răng lung lay, lâu dần dẫn đến tình trạng mất răng. Khi viêm nướu/viêm nha chu trở nặng có thể lây lan sang các vị trí quanh quanh và gây ra bệnh viêm niêm mạc miệng, viêm amidan, viêm họng,…

  • Gây bệnh niêm mạc miệng:

Ngoài ra, cao răng cũng chính là nguyên nhân gây viêm niêm mạc miệng, lở miệng. Có rất nhiều trường hợp mắc các bệnh nguy hiểm ở vùng mũi, họng, bệnh về máu và tim mạch.

Một số câu hỏi liên quan đến lấy cao răng

Sau khi tìm hiểu cao răng là gì, nhiều bệnh nhân quan tâm đến vấn đề làm sạch cao răng trong khoang miệng. Dưới đây là một câu hỏi và câu trả lời thường được nhiều bệnh nhân tìm kiếm nhất.

Lấy vôi răng có đau không?

Cạo cao răng là gì? Đây là phương pháp sử dụng các dụng cụ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng. Việc lấy vôi răng được cho là biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh răng miệng tốt nhất hiện nay (có thể loại bỏ 80% vi khuẩn gây bệnh). Tuy nhiên, có nhiều người lo ngại không muốn lấy vôi răng vì sợ đau nhức.

Theo các bác sĩ nha khoa, lấy vôi răng là phương pháp không xâm lấn, không đụng chạm dao kéo. Do đó quá trình này thực hiện đúng quy trình sẽ không gây đau đớn khó chịu hay làm ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Chỉ một số ít trường hợp sẽ bị tê răng sau khi thực hiện lấy vôi do vôi răng ăn sâu dưới nướu hoặc cơ địa răng của bệnh nhân yếu.

Lấy vôi răng đúng cách sẽ không gây đau đơn, khó chịu
Lấy vôi răng đúng cách sẽ không gây đau đơn, khó chịu

Trường hợp bệnh nhân sau khi thực hiện lấy vôi răng bị đau nhức, chảy máu, ê buốt hoặc lợi tách ra khỏi chân răng có thể do:

  • Sử dụng máy móc công nghệ lỗi thời, không đảm bảo tính chính xác và nhanh gọn.
  • Bác sĩ nha khoa tay nghề không cao, thực hiện các thao tác không đảm bảo an toàn.
  • Dụng cụ nha khoa không đảm bảo vô trùng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm sau khi lấy vôi răng.

Sau bao lâu nên lấy sạch cao răng 1 lần?

Cao răng có thể tích tụ ngay khi bạn chải răng hàng ngày bằng kem đánh răng và bàn chải thông thường. Đặc biệt, những loại mảng bám cứng, chắc, bám lâu trên răng chỉ có thể can thiệp của các nha sĩ mới loại bỏ được. Do đó, bạn nên làm sạch cao răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất:

  • Lấy cao răng 6 tháng/lần: Các trường hợp vệ sinh răng miệng tốt, men răng tốt, cao răng ít thì chỉ cần 6 tháng thực hiện lấy cao răng 1 lần.
  • Lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần: Thời gian làm sạch cao răng này phù hợp với người vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên uống bia rượu, hút thuốc lá hoặc có men răng sần sùi, dễ tích tụ các mảng bám trên răng.

Chú ý: 

  • Đối với trẻ dưới 10 tuổi không nên đến nha khoa lấy cao răng thường xuyên, vì có thể tác động đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, nếu cha mẹ muốn lấy cao răng cho con tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
  • Việc lấy cao răng cần thực hiện thường xuyên, không nên để đến khi cao đã bám dày rồi mới lấy, vì khi lấy cao răng có thể gặp một số biến chứng có thể xảy ra.

Quy trình làm sạch cao răng tại nha khoa

Lấy cao răng tại nha khoa thường được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thăm khám, tư vấn: Bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Trường hợp phát hiện các bệnh lý sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị cụ thể sau đó mới thực hiện lấy cao răng.
  • Bước 2: Cạo vôi răng: Bác sĩ dùng máy cạo vôi răng siêu âm để lấy các mảng bám cứng chắc trên bề mặt, xung quanh cổ răng và ở dưới nướu. Sau đó nha sĩ mới tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng rồi chuyển sang bước tiếp theo. Thời gian cạo vôi răng rất ngắn, thường dao động trong khoảng từ 20 – 30 phút tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người.

Đọc thêm:

Quy trình cạo vôi răng tại nha khoa rất đơn giản, nhanh chóng
Quy trình cạo vôi răng tại nha khoa rất đơn giản, nhanh chóng
  • Bước 3: Đánh bóng bề mặt răng: Sau khi cạo vôi răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng mặt răng bằng dụng cụ chuyên dụng. Bước này giúp men răng sáng bóng hơn và hạn chế tích tụ mảng bám sau này.

Cạo vôi răng hết bao nhiêu tiền một lần?

Theo khảo sát, tại các cơ sở nha khoa việc cạo vôi răng kết hợp đánh bóng răng dao động từ 200.000 – 400.000 VNĐ/lần tùy thuộc vào độ dày của cao răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần điều trị các vấn đề nha chu khác thì chi phí có thể ở mức cao hơn.

Bạn có thể tham khảo bảng giá chi phí cạo vôi răng tại nha khoa dưới đây:

Dịch vụ Chi phí (VNĐ/ca)
Đánh bóng răng 100.000
Cạo vôi và đánh bóng mức độ 1 150.000
Cạo vôi và đánh bóng mức độ 2 300.000
Cạo vôi và đánh bóng mức độ 3 400.000
Chăm sóc nha chu kết hợp làm sạch sâu EMS mức 1 1.000.000
Chăm sóc nha chu kết hợp làm sạch sâu EMS mức 2 2.000.000
Chăm sóc nha chu kết hợp làm sạch sâu EMS mức 3 3.000.000
Điều trị viêm nha chu mức độ 1 3.000.000
Điều trị viêm nha chu mức độ 2 4.000.000
Điều trị viêm nha chu mức độ 3 5.000.000

Cách phòng ngừa hình thành cao răng

Bên cạnh việc tìm hiểu cao răng là gì, bạn cũng nên chú ý phòng ngừa cao răng tích tụ nhiều theo cách sau đây:

Vệ sinh răng thường xuyên:

Việc vệ sinh răng đúng cách và thường xuyên có thể hạn chế tích tụ cao bám trên răng rất hiệu quả. Do đó, khi vệ sinh hàng ngày bạn cần chú ý:

  • Nên tập thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sau bữa ăn, trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Nên dùng bàn chải lông mềm để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên răng mà không khiến răng bị mài mòn hoặc tổn thương nướu.
  • Khi chải răng cần thực hiện động tác nhẹ nhàng với góc nghiêng 45 độ để làm sạch tất cả các bề mặt trong khoang miệng.
  • Cần sử dụng kem đánh răng có chứa  Flour để bảo vệ men răng tốt nhất.
  • Không nên dùng tăm để xỉa răng vì có thể làm nướu bị chảy máu cũng như dễ làm hở các kẽ răng, khiến mảng bám thức ăn dễ tích tụ hơn.
  • Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại sạch hoàn toàn mảng bám trong khoang miệng.
Đánh răng thường xuyên có thể ngăn ngừa hình thành cao răng hiệu quả
Đánh răng thường xuyên có thể ngăn ngừa hình thành cao răng hiệu quả

Ăn nhiều thực phẩm có tác dụng làm sạch nướu răng:

Ngoài việc vệ sinh hàng ngày bạn có thể ngăn ngừa hình thành vôi răng bằng cách ăn một số thực phẩm sau:

  • Ăn các loại trái cây tươi: Quýt, ổi, táo,…
  • Ăn các loại rau củ giòn: Cà rốt, dưa chuột,…
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin C, D,…
  • Nhai kẹo cao su không đường vào sau bữa ăn.
  • Uống nước lọc hoặc nước ép rau quả cũng có tác dụng vệ sinh và ngăn ngừa cao răng tích tụ trong khoang miệng.

Áp dụng một số mẹo làm sạch cao răng tại nhà:

Việc lưu ý vệ sinh răng miệng hoặc kiêng khem trong chế độ ăn uống vẫn có thể hình thành cao răng. Do đó, để ngăn ngừa cao răng bám trên thân và chân răng bạn có thể áp dụng một số mẹo cạo vôi răng tại nhà. Các mẹo này chủ yếu sử dụng dụng nguyên liệu sẵn có, cách thực hiện cũng rất đơn giản và an toàn.

Tùy theo nguyên liệu sẵn có trong gia đình, bạn có thể lựa chọn thực hiện các mẹo cạo vôi răng tại nhà dưới đây:

  • Dùng muối hạt: Lấy 1 – 2 thìa muối hạt, đem giã nát rồi dùng tay hoặc bàn chải chà lên bề mặt răng. Thực hiện sau khoảng 3 phút thì súc miệng lại bằng nước sạch. Đối với cách lấy vôi răng này bạn có thể áp dụng 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng muối hạt để loại bỏ mảng bám
Sử dụng muối hạt để loại bỏ mảng bám
  • Dùng baking soda: Lấy 2 thìa baking soda trộn lẫn với 1 thìa nước để chà lên bề mặt răng trong khoảng 3 phút rồi súc miệng sạch. Bạn nên kiên trì áp dụng cách này 2 lần/tuần để ngăn ngừa cao răng bám dài trên thân và nướu răng.
  • Dùng vỏ chuối: Vỏ chuối chín sau khi ăn xong dùng mặt trong chà lên răng 2 phút cũng có tác dụng giảm cao bám trên răng hiệu quả. Các thành phần magie, kali, mangan có trong vỏ chuối sẽ nhanh chóng làm bong các mảng bám.

Địa chỉ lấy cao răng uy tín nhất cả nước

Lấy cao răng là thủ thuật cực kỳ đơn giản không cần máy móc hay kỹ thuật phức tạp nào. Do đó hầu hết các bệnh viện, phòng khám nha khoa trên cả nước đều có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để tránh bị đau nhức hoặc gặp các biến chứng không nên có bạn cần lựa chọn thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín.

Nếu chưa xác định nên lấy cao răng ở đâu tốt nhất bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau:

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam

Nha Khoa ViDental là địa chỉ nha khoa uy tín bậc nhất tại khu vực thành phố Hà Nội. Nha khoa hiện nay phát triển đa dạng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng. Vậy nên bên cạnh việc đến cạo vôi răng bạn có thể thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng khác.

Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Việt Nam có hệ thống trang thiết bị nha khoa được đầu tư hiện đại, dịch vụ phòng khoa được chia thành các trung tâm riêng biệt để thuận tiện cho việc điều trị và thăm khám của các bệnh nhân. Bên cạnh đó, ViDental còn triển khai các dịch vụ nha khoa trẻ em như: Nhổ răng sữa cho bé, hàn răng sâu cho trẻ,…. Hãy liên hệ với ViDental để biết thêm thông tin chi tiết thông qua:

  • Website: https://nhakhoavidental.com.
  • Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoavidentalvietnam.

Nha khoa Paris

Hệ thống nha khoa Paris ra đời từ tháng 1/2014 đến nay đã có mặt ở rất nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Do đó, dù bạn đang ở khu vực nào cũng có thể dễ dàng tìm đến và thực hiện lấy cao răng hoặc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng khác.

Nên lấy cao răng ở nha khoa uy tín để phòng ngừa mắc các biến chứng nguy hiểm
Nên lấy cao răng ở nha khoa uy tín để phòng ngừa mắc các biến chứng nguy hiểm

Nha khoa Paris là một trong những phòng khoa đã quá nổi tiếng với các dịch vụ chất lượng. Bên cạnh đó hệ thống nha khoa cũng rất đa dạng, các bạn có thể tới một trong số những cơ sở sau để thực hiện các dịch vụ, cụ thể:

  • Cơ sở 1: 110 -112 Bà Triệu, Q. Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 2: 12 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 3: 212 Kim Mã, Q. Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 4: 97 Cộng Hòa, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
  • Cơ sở 5: 179C đường 3/2, P. 11, Q. 10, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cơ sở 6: 386 Tô Hiệu, P. Hồ Nam, Lê Chân, Hải Phòng.
  • Cơ sở 7: Shop House 6 – 7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, Hạ Long.
  • Cơ sở 8: 143 Nguyễn Văn Cừ, thành phố Vinh, Nghệ An.
  • Cơ sở 9: 261 – 263 đường Hoàng Diệu, P. Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Cơ sở 10: 688A đường Cách Mạng Tháng 8, P. Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một.
  • Hotline: 0943.776.699

Nha khoa quốc tế Việt Úc

Đây cũng là một hệ thống nha khoa lớn, có uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Hệ thống nha khoa Việt Mỹ luôn sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới để hỗ trợ thăm khám và điều trị nha khoa đạt chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ tại phòng khám có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm luôn sẵn sàng tư vấn điều trị cho bệnh nhân.

Hiện tại nha khoa đang có tất cả 10 cơ sở nha khoa trải dài từ Bắc chí Nam, cụ thể các cơ sở như sau:

  • Cơ sở 1: 630 Trường Chinh, P. Ngã Tư Sở, Q. Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 2: 12A Điện Biên Phủ, Q. Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 3: 121 Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Cơ sở 4: 311 Nguyễn Tất Thành, thành phố Huế.
  • Cơ sở 5: 65 đường Cách mạng Tháng 8, thành phố Huế.
  • Cơ sở 6: 49 Võ Thị Sáu, thành phố Huế.
  • Cơ sở 7: 220 Bùi Thị Xuân, thành phố Huế.
  • Cơ sở 8: 49 Bao Vinh, thành phố Huế.
  • Cơ sở 9: 2T Mậu Thân, P. An Nghiệp, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
  • Cơ sở 10: 17 Kênh Liêm, Hạ Long, Quảng Ninh.
  • Hotline: 09.456.99990.

Trên đây là một số thông tin giải thích cao răng là gì và cách làm sạch cao răng hiệu quả nhất. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng bạn cần thường xuyên vệ sinh và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa. Được biết, phần lớn các nha khoa hiện nay đều có dịch vụ này, tuy nhiên để hạn chế việc đau đớn và ảnh hưởng không tốt tới men răng, các bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện.

Tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sâu răng ăn vào tủy
Sâu răng ăn vào tủy thì phải làm sao, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Sâu răng ăn vào tủy là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sâu răng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời...

Nhổ Răng Khôn Kiêng Gì Và Làm Gì Để Hạn Chế Đau Nhức?
Nhổ Răng Khôn Kiêng Gì Và Làm Gì Để Hạn Chế Đau Nhức?

Nhổ răng khôn kiêng gì và nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Người bệnh nên kiêng thực phẩm dai cứng,...

sâu răng cửa
Sâu Răng Cửa: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Hiện nay, 90% dân số trên thế giới mắc bệnh sâu răng. Sâu răng có thể xảy ra bất kỳ vị trí nào trên hàm...

Sún răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở trẻ nhỏ
Bé bị sún răng phải làm sao và 4 cách khắc phục cực dễ

Sún răng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại chủ quan và không...

[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM
[Đừng bỏ qua] Top 12 Địa Chỉ Trồng Răng Giá Rẻ TPHCM

Địa chỉ trồng răng giá rẻ TPHCM là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi trồng răng là một kỹ thuật khó, đòi...

Dán sứ Veneer có tốt không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện
Dán sứ Veneer có tốt không? Chia sẻ nha khoa thú vị

Hiện nay dán sứ Veneer là phương pháp thẩm mỹ mới cho răng đang được nhiều người đánh giá cao. Vậy theo các chuyên gia...

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến
Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Nó gây ra sự khó chịu, có thể làm ảnh hưởng...

Sâu răng có mủ
Bị Ê Buốt Răng Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Đau Răng Ê Buốt

Ê buốt răng và chân răng đang ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng này gây cảm giác ê buốt khó chịu cho người...

ReviewNK