Hỏi Đáp

Áp xe quanh chóp răng nguy hiểm như thế nào? Điều trị ra sao?

Áp xe quanh chóp răng là một trong những bệnh về nha khoa khá phổ biến. Nó khiến người bệnh cảm giác khó chịu, đau đớn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe nếu không có phương án điều trị kịp thời. Vậy làm sao nhận biết bệnh và phương pháp điều trị ra sao?

Áp xe quanh chóp răng là gì?

Áp xe quanh chóp răng được hiểu là các bộ phận khác nhau của răng hình thành túi mủ gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn. Tình trạng này xuất phát buồng tủy bên trong răng. Tại đây sẽ có các dây thần kinh và mạch máu được gọi là tủy răng.

Áp xe quanh chóp răng là tập hợp mủ do mảnh vụn mô, tế bào bạch cầu chết
Áp xe quanh chóp răng là tập hợp mủ do mảnh vụn mô, tế bào bạch cầu chết

Trước khi áp xe răng xuất hiện, răng sẽ bị nhiễm đi khả năng chống vi khuẩn, nhiễm trùng tác động vào nhân lên và buồng tủy. Lúc này, khi nhiễm khuẩn và vi khuẩn phát triển sẽ lây lan tới buồng tủy rồi thoát ra ở chóp chân răng vào tới xương.

Có thể hiểu một cách đơn giản, áp xe chính là tập hợp mủ do mảnh vụn mô, tế bào bạch cầu chết, khi khuẩn tích tụ tạo nên, thường bắt đầu tại tủy xương, sau đó thoát ra tại chóp chân răng.

Cách nhận biết áp xe quanh chóp răng

Khi bị áp xe quanh chóp răng, người bệnh sẽ có một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

Mô nướu sưng nề và có mủ
Mô nướu sưng nề và có mủ
  • Răng có màu tối hơn so với những chiếc răng bên cạnh. Điều đó là do tủy hoại tử và thấm vào phần lớp răng xốp dẫn tới hiện tượng đổi màu.
  • Mỗi khi ấn vào răng, ăn nhai đều cảm thấy đau nhức. Ngoài ra, có một số ít không xuất hiện hiện tượng đau. Khi áp răng lan vào chóp răng sẽ làm cho xương và nướu bị tác động. Nhiều khi gây ra cơn đau dữ dội, đau nhói đến mức sử dụng thuốc giảm đau cũng không đỡ. Điều đó sẽ liên quan tới quá trình lây nhiễm diện rộng gây ra những áp lực tác động tới xung quanh răng.
  • Mô nướu sưng nề và có mủ. Lợi lúc này cũng có thể bị sưng phồng lên nhìn giống có có mụn. Mụn có thể bị vỡ hoặc lỗ rò để giải phóng phần mủ bên trong.
  • Hàm, mặt, hạch bạch huyết bị sưng lên. Điều đó báo hiệu áp xe quanh chóp răng đã chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng. Khi sưng có thể kèm theo đau cả phần hàm.
  • Bên cạnh đó, các trường hợp có thể xuất hiện mùi hôi bên trong miệng.

Các bác sĩ chuyên khoa cũng nhận định, một vài trường hợp khi bị bệnh thường không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào. Điều đó chứng tỏ rằng đã chết hoàn toàn nhưng phần áp xe vẫn có thể sẽ lan ra rộng hơn.

Áp xe quanh chóp răng có nguy hiểm không?

Nếu áp xe quanh chóp răng không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe .

Áp xe quanh chóp răng tấn công mô mềm
Áp xe quanh chóp răng tấn công mô mềm
  • Áp xe quanh chóp răng tấn công mô mềm: Áp xe có thể sẽ lan ra khỏi xương và tấn công vào phần mô mềm. Quá trình này làm cho mô mềm bị nhiễm trùng tại vùng mặt, vùng cổ, xoang miệng. Tình trạng này có thể dẫn tới phù nề, viêm mô tế bào, đường hô hấp tắc nghẽn gây tử vong.
  • Áp xe quanh chóp răng tấn công vào xương: Nhiễm trùng lây lan sang phần xương hàm gây ra hiện tượng tiêu xương. Lúc này, người bệnh sẽ gặp biến chứng gãy xương.
  • Áp xe quanh chóp răng tấn công vào máu: Tác nhân gây bệnh di truyền vào máu gây ra nhiễm trùng máu. Ngoài ra, vi khuẩn có thể lây lan sang các khu vực khác. Với những trường hợp mắc phải bệnh liên quan tới tim mạch, tiểu đường… sẽ khiến tình trạng thêm phần trầm trọng.

Xem thêm: Áp xe nướu răng: Tổng quan về bệnh lý và cách điều trị

Hướng dẫn cách điều trị áp xe quanh chóp răng

Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như vừa nêu trên, vậy thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám, điều trị kịp thời. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như sau:

Nhổ răng

Với những trường hợp răng bị áp xe khó có thể phục hồi được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Điều này sẽ có tác dụng giúp loại bỏ ổ mủ, không làm ảnh hưởng tới những răng bên cạnh. Tuy nhiên, sau đó bệnh nhân cần phải tiến hành trồng lại răng mới để việc ăn, nhai diễn ra đạt hiệu quả.

Điều trị tủy

Nha sĩ lấy phần tủy bên trong ống tủy bị vi khuẩn tấn công
Nha sĩ lấy phần tủy bên trong ống tủy bị vi khuẩn tấn công

Bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để lấy phần tủy bên trong ống tủy bị vi khuẩn tấn công. Điều đó sẽ có tác dụng giúp phần quanh chóp nhanh lành vết thương. Với các trường hợp áp xe quanh chóp cấp, với lần đầu tiên sẽ phải rạch áp xe hoặc tạo lỗ mở ở răng để dẫn mủ ra ngoài. Những lần thực hiện sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch, bịt lại ống tủy và trám thân răng.

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp áp xe quanh chóp răng thể cấp tính, tùy vào diễn biến và thể trạng của người bệnh bác sĩ sẽ cho sử dụng thêm một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau, kháng sinh phù hợp.

Điều chỉnh khớp cắn

Người bệnh bị áp xe do chấn thương khớp cắn, lúc này cần phải thực hiện điều chỉnh lại khớp cắn. Tùy vào từng trường hợp mà thực hiện phục hồi, mài điều chỉnh để khớp cắn đạt được đúng chuẩn ban đầu.

Thực hiện cấp cứu

Người bệnh nếu có những dấu hiệu bất thường như khó thở, sốt cao… hãy nhanh chóng tới bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng.

Khám và điều trị áp xe ở quanh chóp răng ở đâu?

Để thực hiện khám và điều trị bệnh áp xe quanh chóp răng, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín tại Hà Nội sau đây:

Bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội

Đây là bệnh viện trực thuộc của bộ y tế, được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra, bệnh viện cũng có đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao. Tại đây có các khoa lâm sàng chuyên điều trị theo yêu cầu, điều trị nội nha, nắn chỉnh răng… được đánh giá cao về mặt chất lượng.

Khoa răng hàm mặt tại bệnh viện đại học y Hà Nội

Bệnh viện đại học y Hà Nội sở hữu đội ngũ tiến sĩ, giáo sư hàng đầu cả nước. Ở đây được đầu tư thiết bị, trang bị đầy đủ giúp quá trình thăm khám diễn ra đạt hiệu quả. Tại bệnh viện nổi tiếng với lĩnh vực khám, điều trị các bệnh lý về răng miệng trong đó có áp xe quanh răng, thực hiện định hình răng, nắn chỉnh răng.

Bệnh viện đại học y Hà Nội sở hữu đội ngũ tiến sĩ, giáo sư hàng đầu cả nước
Bệnh viện đại học y Hà Nội sở hữu đội ngũ tiến sĩ, giáo sư hàng đầu cả nước

Khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai

Tại khoa răng hàm mặt của bệnh viện Bạch Mai đang có 6 chuyên khoa II, 1 chuyên khoa I với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng có chuyên môn cao. Ngoài là nơi chuyên khám, điều trị các bệnh lý về răng hàm mặt thì bệnh viện cũng đào tạo và nghiên cứu, hợp tác quốc tế.

Phòng ngừa áp xe quanh chóp như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh áp xe quanh chóp răng  tấn công, bạn cần phải thực hiện theo các cách sau đây:

  • Chú trọng vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Lựa chọn loại bàn chải lông mềm, kết hợp nước súc miệng và chỉ nha khoa.
  • Cần hạn chế ăn các thực phẩm gây hại như đường lên men, bánh kẹo… Điều này làm tăng nguy cơ gây sâu răng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung thêm các loại rau củ quả có tác dụng kích thích tiết nước bọt, tránh ăn các loại đồ ăn vặt.
  • Lựa chọn các sản phẩm chứa Fluoride để bảo vệ răng miệng
  • Kiểm tra, khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị bệnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới áp xe quanh chân răng chi tiết. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn kiến thức bổ ích để nắm rõ dấu hiệu và có phương án điều trị kịp thời.

Đừng bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm nha chu mãn tính là hiện tượng những mô nha chu đã bị viêm nhiễm rất nặng
Viêm nha chu mãn tính và phương án điều trị hiệu quả

Viêm nha chu mãn tính là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm. Nếu lúc này người bệnh không được phát hiện, điều trị...

Sâu răng ăn thịt gà được không là thắc mắc chung của rất nhiều người
Sâu răng ăn thịt gà được không? – Chuyên gia tư vấn cụ thể

Thịt gà là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong bữa cơm hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người thường khuyên rằng...

Cần điều trị bệnh nhanh chóng để tránh biến chứng có thể xảy ra
Hôi miệng chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Nguyên nhân & các cách chữa hiệu quả nhất

Hôi miệng chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến gặp ở khá nhiều người. Đây là một dạng bệnh lý có thể gặp...

Niềng Răng Ở Đâu Tốt? Top 12 Địa Chỉ Chỉnh Nha Uy Tín Nhất
Niềng Răng Ở Đâu Tốt? Top 12 Địa Chỉ Chỉnh Nha Uy Tín Nhất

Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn và đông dân nhất cả nước. Chính vì vậy mà nhu cầu khám chữa người...

Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào chất lượng và nguồn gốc của nó
Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu? Ưu điểm của dán sứ Veneer

Hiện nay để thay đổi hàm răng có nhiều nhiều khuyết điểm, mọi người thường tìm đến phương pháp dán sứ Veneer. Tuy nhiên nhiều...

vì sao trẻ chậm mọc răng
Vì sao trẻ chậm mọc răng? Cách giải quyết hữu ích nhất

Chậm mọc răng là là hiện tượng răng sữa có xu hướng mọc chậm ở trẻ nhỏ. Thông thường, nếu ngoài 12 tháng mà răng...

Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Ăn trái cây khô có thể gây mắc kẽ răng
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để bệnh hồi phục tốt nhất? 

Áp xe răng là bệnh lý khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Bệnh sẽ...

áp xe răng khôn
Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Răng khôn khi bắt đầu mọc sẽ gây ra nhiều đau đớn cho chúng ta. Bên cạnh đó, một số biến chứng cũng có thể...