Hỏi Đáp

Sún răng cửa ở trẻ nhỏ nên xử trí như thế nào?

Sún răng cửa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là các bé đang trong nhóm tuổi 1 – 3 tuổi. Tình trạng sún răng xảy ra do răng bị bào mòn từng chút một, nhỏ dần, chuyển màu nâu đen và lâu dần dẫn đến sát lợi. Vậy cha mẹ cần nắm vững được cách xử lý ra sao khi bé bị sún răng cửa, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Tại sao trẻ nhỏ thường bị sún răng cửa?

Theo bạn, nguyên nhân khiến bé bị sún răng cửa là do đâu? Các lý do chính có thể kể đến như sau:

  • Xuất phát từ thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt ở trẻ. Những món ăn, đồ uống có hàm lượng đường cao như kẹo bánh, nước ngọt, uống sữa đêm,… thường sẽ kích thích vị giác khiến trẻ ăn không kiểm soát gây tình trạng sâu răng dẫn đến sún răng.
  • Lượng đường cao sẽ dễ lên men sinh ra acid gây hại răng. Trong khi đó, răng sữa là răng chưa trưởng thành ở trẻ nên còn rất yếu và dễ bị sún răng và tiến triển rất nhanh.
  • Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khiến bé bị sún răng cửa, nặng hơn là sâu cả hàm do thiếu canxi và flour trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày khiến răng bé bị bào mòn dễ dàng.
  • Thiểu sản men răng do sinh non (sinh thiếu tháng) hoặc trẻ mắc bệnh vàng da.
  • Mẹ bầu sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Doxycycline, Tetracycline trong thai kỳ cũng khiến cho men răng của trẻ phát triển không tốt. Đồng thời tạo nên chất lượng răng kém, độ cứng không tốt khiến răng cửa dễ bị tổn thương hơn các trẻ khác.
  • Và nguyên nhân chính yếu nhất là do quá trình chăm sóc răng cho trẻ của cha mẹ không đúng cách. Điều này khiến vi khuẩn dễ hình thành và tạo thành mảng bám trên bề mặt răng, gây sún răng.
Tình trạng sún răng cửa xảy ra rất phổ biến ở trẻ em
Tình trạng sún răng cửa xảy ra rất phổ biến ở trẻ em

Sún răng cửa ảnh hưởng như thế nào đến trẻ nhỏ?

Trẻ sún răng cửa không phải hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ trở thành bệnh lý, có thể gây nhiều biến chứng, hậu quả khó lường.

Vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu vào bên trong ở những vị trí răng bị sún, thậm chí vào đến xương hàm khi đã bị bào mòn đến tận chân răng và lợi. Và cuối cùng gây ra viêm nhiễm, đục lỗ sâu to và hỏng tủy, phá hủy răng, viêm lợi, viêm nha chu,… khiến bé chịu nhiều đau đớn.

Em bé sẽ cảm thấy khó chịu, đau nhức răng kể cả khi không ăn uống, biếng ăn, quấy khóc, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động phát triển của trẻ. Nặng nề hơn, răng cửa vĩnh viễn sau này của bé cũng bị tác động khiến răng mọc lệch, dị dạng và vô cùng yếu.

Sún răng làm giảm thẩm mĩ khiến nhiều bé tự ti
Sún răng làm giảm thẩm mĩ khiến nhiều bé tự ti

Không những thế, răng bị sún, đặc biệt là răng cửa sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến trẻ có nguy cơ nói ngọng, không rõ chữ, phát âm không chuẩn. Hơn nữa, tình trạng sún răng còn tác động đến tiến trình mọc răng trưởng thành khi răng sún hỏng sớm khiến lợi đóng kín nhanh.

Trẻ sẽ thay răng sữa từ 5 – 13 tuổi và mọc răng vĩnh viễn thay thế trong vòng tối đa 12 tháng sau đó. Nếu thời gian hỏng răng quá sớm mà răng mới chưa kịp mọc sẽ ảnh hưởng đến ăn uống và phát âm. Như vậy, các bậc phụ huynh càng không nên xem thường tình trạng sún răng cửa ở trẻ để tránh những hiểm họa sau này.

Có nên nhổ răng cửa bị sún cho trẻ không?

Câu hỏi đặt ra là có nên nhổ răng cửa bị sún cho trẻ hay không? Lưu ý cho bạn câu trả lời là không. Vì các bậc phụ huynh nên hiểu, nhổ răng khi chưa đến tuổi chỉ là giải pháp cuối cùng khi những hình thức điều trị khác không có giá trị. Vì vậy, hãy cố gắng điều trị sún răng cửa ở trẻ theo lời khuyên của nha sĩ.

Răng sữa có vai trò rất quan trọng đối với trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến cả quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Nếu nhổ răng sữa của trẻ quá sớm có thể khiến xương hàm phát triển không cân đối, các răng mọc khấp khểnh, lệch lạc, mất đi chức năng thẩm mĩ của hàm răng.

Lời khuyên dành cho bạn là hãy cố gắng đưa con em đến thăm khám với nha sĩ sớm nhất để có cơ hội điều trị bằng các giải pháp tối ưu. Nếu vị trí răng sún còn nhỏ, được phát hiện kịp thời thì có thể sử dụng thuốc bôi sún răng kết hợp uống thuốc khác để điều trị.

Xem thêm:

Cách khắc phục tình trạng sún 2 răng cửa

Dưới đây là 3 cách khắc phục tình trạng sún 2 răng cửa ở trẻ nhỏ bạn có thể tham khảo:

Điều trị với nha sĩ

Giải pháp đầu tiên giúp điều trị sún 2 răng cửa ở trẻ là đưa trẻ đến gặp nha sĩ, các bác sĩ chuyên khoa răng – hàm – mặt. Đây được cho là giải pháp hữu hiệu và đúng đắn nhất, nhằm tránh điều trị sai cách, kéo dài thời gian sâu răng dẫn đến nhiều hệ lụy khác.

Đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ khi con trẻ bị sún răng nặng
Đến gặp nha sĩ để được hỗ trợ khi con trẻ bị sún răng nặng

Bố mẹ cần đưa con đến khám ở phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để biết được mức độ sún răng của trẻ. Đồng thời thăm hỏi ý kiến của nha sĩ một cách cặn kẽ, chi tiết về hướng điều trị, phòng ngừa răng sún nhanh hơn.

Thông thường, các nha sĩ sẽ soi răng của trẻ và cho thuốc bôi sún răng. Ngoài ra, với răng bị sún nặng có thể sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn sự bào mòn sâu hơn ở răng cửa.

Cải thiện chế độ ăn uống

Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ nhỏ bị sún răng cửa bao gồm:

  • Thức ăn từ động vật, các sản phẩm giàu canxi như phô mai, bơ sữa nguyên chất,…
  • Thực phẩm giàu chất béo có lợi cho sức khỏe răng miệng như quả bơ, đậu phộng (lạc),…
  • Đặc biệt nhất là rau xanh, loại thực phẩm thường khiến trẻ không hứng thú và thường né tránh.
  • Cuối cùng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin D để răng của trẻ chắc khỏe hơn.

Chăm sóc răng miệng

Các cách chăm sóc răng miệng khi trẻ bị sún răng là:

  • Cha mẹ hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng bằng cách tập cho con cách súc miệng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dùng cho trẻ.
  • Đánh răng sáng và tối với kem đánh răng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên, đặc biệt là sau khi ăn uống đồ ngọt. Lưu ý, dùng bàn chải lông mềm để chải nướu, tránh loại cứng gây chảy máu lợi.

Đầu tiên bố mẹ hãy hướng dẫn bé tự đánh răng, giúp bé chải răng đúng cách và đảm bảo bé đã chải răng thật sạch. Dùng loại kem đánh răng có chứa thành phần flour tương ứng để ngừa sâu răng. Và một gợi ý nho nhỏ là hãy sử dụng kem đánh răng có hương vị bé yêu thích để giúp bé không tránh né việc đánh răng.

Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho bé
Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng cho bé

Biện pháp để phòng tránh tình trạng sún răng cửa ở trẻ nhỏ

Để hạn chế tình trạng sún răng cửa ở trẻ ngay từ đầu, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp phòng tránh dưới đây:

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Ngay sau khi răng sữa của trẻ vừa mọc, cha mẹ đã phải chăm sóc luôn, không phải đợi đến khi răng bắt đầu sún mới điều trị. Với trẻ sơ sinh đến 2 tuổi, cha mẹ có thể dùng khăn gạc mềm để vệ sinh răng sữa của bé vào mỗi sáng sau khi thức dậy.

Sau mỗi bữa ăn nên cho trẻ uống nước ngay để rửa trôi thức ăn, không để chúng tạo mảng bám gây sún, giúp phòng ngừa sún răng và viêm họng cho bé. Khi bé tròn 2 tuổi là lúc hàm răng đã mọc tương đối hoàn chỉnh, bé ăn có thể nạp được nhiều loại thực phẩm hơn nên hàm răng cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Phụ huynh dùng kem đánh răng có chứa flour để ngăn ngừa sâu răng cho trẻ.

Với những bé có thói quen ăn vặt, đặc biệt là ăn nhiều bánh kẹo ngọt, nước ngọt, các bậc phụ huynh nên cho con chải răng ngay sau đó. Khi bé lên 3 tuổi, bố mẹ có thể để bé tự tập chải răng. Giai đoạn đầu hãy kèm cặp hướng dẫn để bé chải răng đúng cách là chải dọc từ chân răng xuống, chải đủ 3 mặt răng trong – ngoài – trên bề mặt răng hàm.

Lưu ý nên thực hiện đánh răng tối thiểu 2 lần vào mỗi sáng sớm sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả triệt để.

Lưu ý trong sử dụng thuốc cho bé

Một trong những thủ phạm gây đổi màu, vàng răng, hỏng men răng  và rất khó để tẩy trắng lại ở trẻ chính là sử dụng kháng sinh tự do. Vì vậy, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tốt nhất cha mẹ không nên cho con uống các loại thuốc kháng sinh không được kê đơn một cách tùy tiện sẽ làm răng cửa của trẻ dễ sún hơn.

Loại bỏ những thói quen xấu

Ngay từ khi còn nhỏ, phụ huynh tuyệt đối không cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ hoặc uống sữa trước khi ngủ mà không đánh răng. Đồng thời, không nên cho trẻ dùng răng cắn vật cứng, tuyệt đối không ăn kẹo, uống nước có ga và ăn đêm. Trong trường hợp các bé đã có thói quen uống sữa đêm thì ngay sau đó cha mẹ phải cho bé uống nước lọc để súc miệng thật kỹ.

Dù vậy, hầu hết các bác sĩ chuyên khoa đều khuyến cáo nên ngừng cho trẻ bú vào ban đêm khi bé đã đủ 8 – 10 tháng tuổi. Nguyên nhân là do việc bú đêm sẽ khiến cho trẻ bị gián đoạn giấc ngủ, đồng thời gây hư răng sữa. Cha mẹ cũng không nên để trẻ ngậm cơm lâu, và kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn thừa bám vào kẽ răng gây sún răng cửa.

Cân bằng thực đơn ăn uống cho bé

Trong giai đoạn trẻ đang thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn (khoảng từ 5 – 12 tuổi), bố mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho răng của bé (thực phẩm giàu canxi và flour) vào chế độ ăn của bé.

Có thể kể đến một số thực phẩm như: các loại cá biển (nhất là cá hồi, cá ngừ, cá thu chứa nhiều vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn,…), trứng gà, gan động vật, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua,…). Cà rốt cũng là một trong những loại rau củ giúp răng chắc khỏe, hỗ trợ lợi mau liền khi bị tổn thương và làm giảm tình trạng chảy máu chân răng do viêm răng, viêm lợi.

Hay cung cấp thực phẩm chứa vitamin B1 như: thịt gà, thịt lợn, trứng vịt, đỗ xanh, các loại ngũ cốc nguyên cám. Vitamin B1 có tác dụng trong chuyển hóa albumin và tăng cường độ vững chắc cho răng. Bạn không nên chế biến quá kỹ, nấu quá lâu sẽ khiến mất đi rất nhiều vitamin B1.

Cân bằng thực đơn hàng ngày giúp bé tránh được các tác nhân gây hại cho răng
Cân bằng thực đơn hàng ngày giúp bé tránh được các tác nhân gây hại cho răng

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần hạn chế để trẻ sử dụng những thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng, kiểm soát lượng đồ ngọt trẻ sử dụng như kẹo bánh, nước uống có ga, nước ngọt, nước lạnh,…

Lưu ý với trẻ sơ sinh chưa sử dụng được thực phẩm, hãy cho bé bú sữa mẹ để bổ sung canxi, phòng ngừa sún răng sớm.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Lời khuyên tốt nhất là phụ huynh nên đưa bé đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để xem xét tình trạng răng miệng và phát hiện kịp thời vấn đề xấu. Với những bé đã bị sún răng cửa thì cha mẹ nên đưa con đến khám tại các chuyên khoa răng – hàm – mặt của các bệnh viện uy tín hoặc phòng khám nha khoa để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng, đưa ra những phương pháp chữa trị cần thiết.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ về tình trạng sún răng cửa thường gặp ở trẻ. Đây là vấn đề răng miệng phổ biến và hoàn toàn có thể được phòng ngừa, điều trị hoàn toàn. Vì vậy, cha mẹ hãy chú ý đến sức khỏe của con em mình để tránh những hệ lụy đáng tiếc sau này.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Áp xe quanh chóp răng tấn công mô mềm
Áp xe quanh chóp răng nguy hiểm như thế nào? Điều trị ra sao?

Áp xe quanh chóp răng là một trong những bệnh về nha khoa khá phổ biến. Nó khiến người bệnh cảm giác khó chịu, đau...

Chú ý cần nhớ khi sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ

Rơ lưỡi là phương pháp giúp vệ sinh khoang miệng cho bé, đồng thời phòng ngừa nhiều chứng bệnh liên quan. Trong đó, cách rơ...

Tìm hiểu nguyên nhân, mức độ sâu răng hàm và các phương pháp chữa trị tại nhà
Sâu răng hàm là gì? Cách điều trị sâu răng hàm hiệu quả nhất

Sâu răng hàm không phải là một chứng bệnh xa lạ nhưng những cơn đau nhức do sâu răng hàm gây ra lại vẫn luôn...

Trồng răng sứ cố định duy trì trọn đời trong khoang miệng mà không cần phải phục hình lại
Trồng Răng Sứ Cố Định Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc?

Nhu cầu trồng răng sứ để có được hàm răng trắng sáng, thon gọn, đẹp như ý ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy...

các mức độ sâu răng
Các Mức Độ Sâu Răng Và Phương Pháp Đặc Trị Cần Biết

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến. Tuy nhiên không phải ca bệnh sâu răng nào cũng giống nhau mà chia...

Hôi miệng nên ăn gì để khắc phục
Hôi miệng sau khi ngủ dậy và các cách giúp điều trị dứt điểm

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Theo như số liệu thống kê mới đây cho thấy, số...

Nhổ răng được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị áp xe rặng
Tổng hợp các cách điều trị áp xe răng hiệu quả cần lưu lại ngay

Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người...

Bệnh sâu khe răng: Hình ảnh, chẩn đoán và cách điều trị khỏi
Bệnh Sâu Khe Răng: Hình Ảnh, Chẩn Đoán Và Cách Chữa Khỏi

Sâu khe răng là tình trạng nha khoa tương đối phổ biến, có thể xuất hiện ở cả răng làm lẫn răng cửa. Nếu sâu...

ReviewNK