Hỏi Đáp

Giải đáp thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây là bệnh lý phổ biến và cũng không mấy nguy hiểm nhưng Nhà nước lại chọn đây là một trong những tiêu chí về sức khỏe để đánh giá xét tuyển.

Sún răng là gì?

Sún răng chính là sự suy giảm thể tích ở phần thân răng. Đây là một bệnh lý về răng miệng phổ biến. Đặc trưng của nó là tình trạng cấu trúc răng bị phá hủy gần như hoàn toàn. Trong trường hợp người bệnh không điều trị có thể dẫn đến nguy cơ mất răng, nhiễm trùng.

Cấu tạo của thân răng bao gồm lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng, ngà răng và cuối cùng là buồng tủy. Trong đó, men răng và ngà răng tương đối mỏng nên chúng rất dễ bị tổn thương nếu có sự tấn công mạnh mẽ của vi khuẩn trong khoang miệng.

Tình trạng sún răng gặp ở nhiều người
Tình trạng sún răng gặp ở nhiều người

Và khi men răng bị bào mòn thì răng của chúng ta sẽ có hiện hiện tượng mủn dần và tiêu đi. Tình trạng này không hề gây cảm giác đau nhức khó chịu. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ vì vị trí bị sún thường rất rộng có màu nâu hoặc đen rất dễ nhìn thấy.

Sún răng có tốc độ lây lan nhanh chóng từ răng này sang răng khác. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở trẻ em từ 1 – 3 tuổi nhưng lại có thể theo chúng ta đến hết cuộc đời nếu nó không được nhổ bỏ và thay thế bằng răng giả.

Một số nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng sún răng là:

  • Thiếu sản men răng bẩm sinh hoặc thiếu canxi, fluor kéo dài khiến răng không khỏe mạnh, dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của vi khuẩn.
  • Không chăm sóc răng miệng sạch sẽ mỗi ngày khiến các mảng bám thức ăn đọng lại trên răng làm thành nơi trú ẩn cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
  • Thói quen ăn nhiều đường, sữa, bánh kẹo nhất là vào ban đêm khiến vi khuẩn trên răng có cơ hội tăng cường hoạt động.
  • Những phụ nữ phải sử dụng thuốc kháng sinh lúc mang bầu, nhất là thuốc Tetracycline và Doxycycline khiến trẻ sinh ra có nguy cơ cao gặp các vấn đề về răng miệng, trong đó có sún răng.

Bài viết hay:

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Bởi trên thực tế có có khá nhiều người đang gặp phải các vấn đề về răng miệng, như sún răng, răng sâu, răng, vỡ,… thắc mắc. Tuy nhiên họ vẫn muốn tham gia dự tuyển nhưng vẫn còn băn khoăn không biết rằng với tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại thì mình có đảm bảo yêu cầu hay không.

Trước khi giải đáp thắc mắc mất răng có miễn nghĩa vụ quân sự không thì bạn cần phải hiểu rõ một số quy định của Nhà nước về việc khám sức khỏe răng miệng trong trường hợp này. Cụ thể, theo quy định tại phần Phụ Lục I tại Thông tư 36/2011/TTLT-BYT-BQP về hướng dẫn việc khám sức khoẻ thực hiện NVQS trong trường hợp sâu răng và mất răng như sau:

Quy định của Nhà Nước về tình trạng sún răng có đi nghĩa vụ quân sự
Quy định của Nhà Nước về tình trạng sún răng có đi nghĩa vụ quân sự

Còn theo quy định tại mục 4, điều 9, thông tư số 36/2011/TTLT- BYT-BQP hướng dẫn khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự thì việc phân loại sức khỏe tham gia NVQS như sau:

Căn cứ vào tổng số điểm chấm cho tất cả 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì:

  • Loại 1: 8 chỉ tiêu trong phiếu khám đều đạt điểm 1, bạn có thể được phục vụ ở hầu hết các quân, binh chủng.
  • Loại 2: Có ít nhất 1 trong 8 chỉ tiêu bị điểm 2, bạn được phục vụ trong đa số các quân, binh chủng.
  • Loại 3: Có ít nhất 1 trong 8 chỉ tiêu bị điểm 3, bạn chỉ được phục vụ ở một số quân, binh chủng.
  • Loại 4: Có ít nhất 1 trong 8 chỉ tiêu bị điểm 4, bạn được phục vụ hạn chế tại một số quân, binh chủng.
  • Loại 5: Có ít nhất 1 trong 8 chỉ tiêu bị điểm 5, bạn chỉ có thể được làm một số công việc hành chính sự vụ khi có lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước.
  • Loại 6: Có ít nhất 1 trong 8 chỉ tiêu bị điểm 6, đây là loại sức khỏe được Nhà nước miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Người bị sún răng sẽ được thăm khám tình hình bệnh cụ thể trước khi quyết định
Người bị sún răng sẽ được thăm khám tình hình bệnh cụ thể trước khi quyết định

Như vậy, sún răng có đi nghĩa vụ quân sự hay không còn phải dựa vào nhiều loại tiêu chí đánh giá khác. Tóm lại, chỉ khi nào sức khỏe của bạn đạt 1 chỉ tiêu loại 6 theo quy định của Nhà nước thì mới được miễn việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Kể cả đối trường hợp có nhiều chỉ tiêu đạt loại 5 thì cũng đều phải thực nghĩa vụ cao cả này.

Chính vì thế, khi đi khám nghĩa vụ quân sự, bạn cần trung thực khai báo tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng của mình, nhất là sâu răng hoặc mất răng. Từ đó, cán bộ thăm khám sẽ xác định lại chính xác với đầu bệnh này bạn đang thuộc tiêu chí loại mấy. Lúc này, bạn sẽ được họ thông báo rõ ràng rằng mình có bị miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không.

Vừa rồi là lời giải đáp cho thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự hay không? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những người đang nằm trong diện xét tuyển sắp tới của Nhà nước.

Không bỏ lỡ:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Keo dán răng sứ
Keo dán răng sứ: Các loại và lưu ý khi sử dụng để đạt kết quả tốt nhất

Keo dán răng sứ là một vật liệu nha khoa cần thiết trong quá trình bọc răng sứ. Sản phẩm sẽ giúp cho mão sứ...

[Gợi Ý] Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM
Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM Chất Lượng Nhất

Nhu cầu làm đẹp tăng lên khiến dịch vụ trồng răng khểnh được nhiều người tìm kiếm. Vậy đâu là địa chỉ trồng răng khểnh...

Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nhổ răng số 8 có tính chất phức tạp hơn nhổ răng thường, yêu cầu kỹ thuật cao. Vì thế có nhiều người lo lắng...

áp xe răng khôn
Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Răng khôn khi bắt đầu mọc sẽ gây ra nhiều đau đớn cho chúng ta. Bên cạnh đó, một số biến chứng cũng có thể...

Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Những năm tháng đầu đời của trẻ, thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Vậy trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng...

Bệnh sâu răng có thể xảy ra với bất kỳ ai
Trị Sâu Răng Cho Bé Tại Nhà: 11 Cách An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Tuy không nguy hiểm về...

Nhổ răng được chỉ định với trường hợp bệnh nhân bị áp xe rặng
Tổng hợp các cách điều trị áp xe răng hiệu quả cần lưu lại ngay

Áp xe răng là bệnh lý về răng miệng vô cùng nguy hiểm. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu người...

sâu răng nhẹ
Sâu răng nhẹ khi nào cần điều trị? Giải pháp trị sâu răng nhẹ an toàn, hiệu quả nhất

Sâu răng là tình trạng răng bị hư hại do lớp axit bào mòn men răng. Có 3 giai đoạn sâu răng chính: sâu răng...

ReviewNK