Áp xe răng số 7 – bệnh lý răng miệng không được chủ quan
Áp xe răng số 7 được biết tới là bệnh lý về răng miệng mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt, nếu không có phương án điều trị kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân, các triệu chứng nhận biết bệnh như thế nào và phương án điều trị ra sao?
Áp xe răng số 7 là gì?
Áp xe răng số 7 là trên răng số 7 hình thành bọc mủ bao quan lấy phần mô. Lúc này khu vực đó sẽ bị sưng tấy, ửng đỏ, nóng, đau nhức, sau đó sẽ bị lan rộng ra ngoài gây ra sưng. Áp xe răng là do nhiễm khuẩn gây nên.
Hiện tại có 2 loại áp xe răng phổ biến là gây ảnh hưởng tới chân răng và gây ảnh hưởng tới vùng nha chu. Chúng đều hình thành túi mủ chứa vi khuẩn ở răng số 7. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục thường gặp nhiều khó khăn.
Áp xe răng sẽ kèm theo với hiện tượng sâu răng ở mức độ nặng. Khi sâu răng đã tấn công phần thân răng sẽ khiến cho buồng tủy bị sưng viêm. Điều này tạo ra chất dịch chảy xuống chân răng gây ra khối mủ có chứa vi khuẩn bên trong.
Áp xe răng số 6, số 7 và số 8 khác nhau như thế nào?
Răng số 6 là răng hàm vĩnh viễn được mọc sớm nhất. Tuy nhiên, chiếc răng này thường hay bị sâu sớm, khi phát hiện thì đã sâu vào tủy, vỡ to và áp xe khả năng. Nếu không điều trị sớm thì nguy cơ áp xe răng số 6 nghiêm trọng và nguy cơ mất răng sẽ rất cao.
Răng số 7 là nhóm răng cối lớn hoặc răng hàm lớn. Răng số 7 bắt đầu mọc khi trẻ đã thay hết răng sữa. Độ tuổi mọc răng số 7 thường từ 12 đến 13 tuổi, có vị trí nằm ở sâu bên trong nên khó tiếp cận và quan sát. Trong quá trình vệ sinh răng miệng cần chú ý tới răng nhóm này để loại bỏ sạch sẽ mảng bám, tránh vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh lý.
Áp xe răng số 8 là gì? Răng số 8 được hiểu là chiếc răng khôn mọc lệch hoặc ngầm chèn ép tới những răng khác. Nếu xuất hiện áp xe răng số 8 thì chỉ cần nhỏ bổ mà không phải trồng răng giả. Khi bị áp xe tại vị trí răng này, người bệnh thường bị nổi hạch tại chỗ, tăng thân nhiệt, hơi thở hôi và bị khít hàm.
Các triệu chứng điển hình của áp xe răng số 7
Để chẩn đoán áp xe răng số 7, bác sĩ sẽ dựa trên một số những triệu chứng sau đây:
- Khi ăn nhai, sờ vào hoặc tác động lực vào răng người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức. Hiện tượng này có thể xảy ra khi đánh răng.
- Dưới chân răng xuất hiện khối u sưng. Ngoài ra, có thể xuất hiện tại 1 khu vực hoặc lan sang nhiều vị trí khác.
- Răng có hiện tượng lung lay, không còn đứng vững ở trong xương ổ răng. Với những trường hợp áp xe nặng có thể gây hiện tượng rụng răng.
- Người bệnh bị nhiễm trùng đi kèm với sốt vào buổi tối.
- Răng thường nhạy cảm hơn so với bình thường. Khi ăn uống các đồ lạnh, nóng dẫn tới kích thích đau nhói, nhiều khi còn bị sưng hạch bạch huyết.
- Áp xe răng số 7 gây ra mùi hôi tanh trong miệng do mủ hình thành. Lưỡi có vị đắng, ăn uống không còn cảm thấy ngon miệng.
Ai có nguy cơ bị áp xe răng số 7?
Người có nguy cơ bị áp xe răng số 7 thường có những đặc điểm sau đây:
Sức đề kháng yếu
Với những trường hợp hệ miễn dịch bị suy yếu, khả năng chống lại tác nhân từ vi khuẩn kém như trẻ em, người bị suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người mắc phải bệnh mãn tính, người đang trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh… Lúc này áp xe răng sẽ có cơ hội phát triển mạnh, gây ra những triệu chứng khó chịu.
Không chăm sóc răng miệng đúng cách
Nguyên nhân chính gây ra áp xe răng là do vi khuẩn gây nên. Quá trình vệ sinh răng miệng, làm sạch mảng bám kém sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mắc mệnh. Răng miệng không được vệ sinh tốt khiến cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nướu.
Ngoài ra, vi khuẩn có thể tấn công vào bề mặt gây hiện tượng sâu răng. Khi chúng ăn sâu vào trong thân răng sẽ dẫn tới viêm buồng tủy, viêm ống tủy vào cuối cùng là áp xe chân răng. Vì thế, trong quá trình làm sạch răng cần chú ý chải răng đều đặn 2 lần/ ngày, kết hợp súc miệng và sử dụng chỉ nha khoa.
Các cách điều trị áp xe răng số 7 hiệu quả
Để điều trị áp xe răng số 7, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:
Điều trị áp xe răng số 7 tại nhà với mẹo đơn giản
- Tinh dầu Oregano: Đây là loại tinh dầu có tác dụng trong việc chống oxy hóa, kháng khuẩn rất tốt, giúp giảm đau và giảm sưng khi bị áp xe răng. Sử dụng dầu Oregano đem trộn cùng với dầu vận chuyển. Sử dụng hỗn hợp này cho vào tăm bông chấm lên khu vực áp xe tại vị trí răng số 7. Để nguyên trong vòng 3-5 phút. Mỗi ngày cần thực hiện 3 lần để tình trạng thuyên giảm.
- Baking soda: Baking soda là nguyên liệu có tác dụng loại bỏ mảng bám, kháng khuẩn, được sử dụng hiệu quả để điều trị áp xe răng, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Hãy sử dụng 1 thìa baking soda, trộn thêm cùng 1 chút muối hòa với cốc nước ấm. Sử dụng nước này ngậm 5 phút rồi nhổ ra, súc miệng lại với nước ấm. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần sẽ thấy triệu chứng giảm đáng kể.
- Tinh dầu đinh hương: Trước kia, nguyên liệu này được coi là phương pháp giúp chữa đau răng rất tốt do trong thành phần có chứa chất chống viêm và kháng khuẩn. Để chữa áp xe răng tại nhà, bạn sử dụng tinh dầu đinh hương đã được pha loãng, nhỏ 3 giọt với nước ấm rồi súc miệng trong 5 phút. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần.
- Tỏi: Đây là một dược liệu tự nhiên có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, giảm đau, cải thiện tình trạng viêm sưng nướu, đau nhức do áp xe. Hãy sử dụng 1 củ tỏi đem bóc sạch phần vỏ, đập dập rồi cho trực tiếp vào khu vực nhiễm khuẩn. Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần tình trạng viêm sẽ hết.
- Chườm đá lạnh: Cách này sẽ giúp giảm nhanh cơn đau tại khu vực áp xe răng. Bạn sử dụng một viên đá lạnh chườm vào khu vực răng đang bị đau nhức, để khoảng 1-2 phút sẽ thấy cơn đau dịu đi đáng kể. Với cách này có thể thực hiện 2 lần/ ngày nhưng chỉ mang tính chất tạm thời chứ không giải quyết triệt để được.
Xem thêm: Áp xe răng có nguy hiểm không và các biến chứng có thể xảy ra
Điều trị áp xe răng số 7 bằng phương pháp tây y
Một vài trường hợp áp xe nặng cần sử dụng đến thuốc và các liệu pháp tây y để đảm bảo áp xe không biến chứng và nhanh chóng được loại bỏ:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Với trường hợp áp xe răng mới bị hoặc bị nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc chống nhiễm trùng như thuốc giảm đau Paracetamol 500mg, thuốc kháng sinh Erythromycin 250mg. Ngoài ra, khi dùng thuốc cũng cần súc miệng thêm với nước muối để cơn đau thuyên giảm.
- Dẫn lưu mủ: Các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để gây tê quanh khu vực áp xe, sau đó rạch một đường nhỏ để dẫn lưu hết mủ ra bên ngoài. Với một số trường hợp, bác sĩ sẽ không cần dùng thuốc gây tê vì bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.
- Rút tủy răng: Quá trình rút tủy răng được thực hiện bằng cách, bác sĩ tiến hành khoan răng rồi rút bỏ phần tủy răng bị nhiễm trùng. Sau đó khử trùng sạch sẽ ống tủy và lấp đầy bên trong răng, sử dụng vật liệu trám, trám sứ để bị răng lại.
- Nhổ răng: Với những trường hợp không thể thực hiện rút tủy răng, áp xe quá nặng bệnh nhân sẽ được chỉ định nhổ răng. Quá trình tiến hành sẽ mất vài phút. Để giảm đau, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê tại khu vực tổn thương, sau đó cắt bỏ mô nướu ở quanh răng rồi dùng kẹp nhổ răng ra. Khi hoàn thành, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng chi tiết kết hợp sử dụng thuốc.
- Thuốc kháng sinh: Đây là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị áp xe răng số 7, có có tác dụng trong việc giúp tình trạng không tái phát, đảm bảo khỏi nhiễm trùng. Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn giúp phòng ngừa những cơn đau khó chịu do khô ổ răng.
Các phòng ngừa áp xe răng như thế nào?
Để phòng ngừa áp xe răng số 7, bạn cần thực hiện theo một số cách sau đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng việc bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe.
- Bổ sung các thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A, có tác dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt. Một số thực phẩm chứa vitamin A gồm có rau ngót, gấc, rau dền cơm, gan bò, gan lợn, gan gà…
- Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C giúp tăng cường miễn dịch. Loại vitamin này thường được tìm thấy nhiều trong các loại rau củ, trái cây như rau mồng tơi, rau đay, rau dền, rau ngót, chanh, cam, quýt, bưởi…
- Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin B để làm tăng chức năng miễn dịch, phòng ngừa nhiều chứng bệnh. Vitamin B được tìm thấy nhiều trong các loại ngũ cốc, cám gạo, hạt mè, hạt đậu, mầm lúa mạch, gan, tim…
- Bổ sung thực phẩm chứa sắt giúp tăng khả năng chống nhiễm khuẩn. Sát thường có nhiều trong nấm hương, mộc nhĩ, đậu tương, rau dền đỏ, cua đồng, lòng trắng trứng.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm giúp tăng miễn dịch, phục hồi vết thương. Kẽm có nhiều trong tôm, cá, thịt, sữa, sò, ngao, trứng, hàu…
- Thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
- Sử dụng loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluoride.
- Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa
- Sau khoảng 3- 4 tháng cần thay thế bàn chải đánh răng mới, không sử dụng loại bàn chải có lông quá cứng vì sẽ làm ảnh hưởng tới men răng, tổn thương nướu.
- Thực hiện khám sức khỏe răng miệng theo định kỳ 6 tháng/ lần để dễ dàng phát hiện và có phương án điều trị bệnh về răng miệng kịp thời.
Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan tới áp xe răng số 7. Có thể nói đây là căn bệnh về răng miệng mà bạn tuyệt đối không thể chủ quan. Khi có triệu chứng của bệnh, hãy tới ngay cơ sơ y tế hoặc phòng khám uy tín để được điều trị kịp thời nhất.
Đừng bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!