Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ
Rơ lưỡi là phương pháp giúp vệ sinh khoang miệng cho bé, đồng thời phòng ngừa nhiều chứng bệnh liên quan. Trong đó, cách rơ lưỡi bằng mật ong được khá nhiều phụ huynh quan tâm. Vậy phương pháp này có an toàn không, thực hiện như thế nào mới hiệu quả?
Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong có thực sự hiệu quả?
Có nên dùng mật ong rơ lưỡi cho bé? Trong y học cổ truyền, mật ong được biết tới là nguyên liệu được sử dụng giúp điều trị, phòng ngừa nhiều chứng bệnh khác nhau. Trong đó có tưa lưỡi và nấm miệng ở trẻ nhỏ.
Mật ong có 17% là nước, còn lại là glucose, đường fructose. Cùng với việc sở hữu lượng nước thấp, lượng đường cao nên vi nấm, vi khuẩn sẽ không thể nào phát triển, xâm nhập được. Do đó, rơ lưỡi bằng mật ong sẽ đem tới hiệu quả và an toàn cho các bé.
Trẻ sơ sinh rơ lưỡi bằng mật ong được không? Mật ong còn có tính axit yếu. Vì thế nó có tác dụng trong việc ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Trong quá trình đường glucose bị thủy phân sẽ tạo ra hydrogen peroxide có tác dụng loại bỏ vi nấm và vi khuẩn.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, do trong mật ong cũng có chứa clostridium botulinum nên khi thực hiện tưa lưỡi bằng mật ong chỉ áp dụng đối với trẻ trên 1 tuổi. Với trẻ nhỏ hơn hệ miễn dịch vẫn còn rất non nớt, sử dụng mật ong có thể gây ra những tác hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Hướng dẫn các mẹ cách rơ lưỡi bằng lá hẹ siêu dễ
Hướng dẫn rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh
Rất nhiều phụ huynh cho rằng tưa lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu không áp dụng đúng cách sẽ không đem tới hiệu quả cao.
Lựa chọn mật ong
Để rơ lưỡi cho bé bằng mật ong đạt hiệu quả bạn phải sử dụng mật ong rừng nguyên chất 100%. Hiện trên thị trường có khá nhiều loại mật ong bị pha lẫn tạp chất hoặc pha loãng khi sử dụng cho trẻ nhỏ có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao.
Muốn chọn được mật ong nguyên chất bạn có thể áp dụng 3 mẹo cơ bản sau:
- Cho 1 giọt mật ong vào trong cốc nước. Nếu thấy mật ong không tan và chìm xuống đáy thì chứng tỏ đây là mật ong nguyên chất. Với mật ong đã bị pha đường khi gặp nước nó sẽ bị tan ra.
- Cho 1 giọt mật ong nhỏ vào tấm vải màu trắng. Tấm vải không thấm mật ong thì đây là loại nguyên chất. Nếu loại pha loãng vải sẽ bị thấm nước ngay lập tức.
- Sử dụng đũa khuấy đều mật ong bên trong chai, để khoảng vài phút cho lắng. nếu thấy mật ong có màu đồng nhất, trạng thái không bị biến đổi thì đó là mật ong nguyên chất. Còn nếu mật ong bị phân lớp thì nó đã bị pha.
Lựa chọn gạc rơ lưỡi
Khi rơ lưỡi cho bé, việc lựa chọn gạc rất quan trọng. Bạn cần chọn sản phẩm có các đặc điểm sau:
- Sử dụng chất liệu an toàn, mềm mại không kích thích niêm mạc miệng của bé.
- Gạc rơ lưỡi không chứa sợi bông: Nếu bị sợi bông vướng vào miệng hoặc bé hít phải sợi này có nguy cơ kích ứng tới đường tiêu hóa và hô hấp. Mẹ nên chọn loại gạc rơ lưỡi sử dụng chất liệu từ sợi polyester.
- Gạc vô trùng: Cần chọn mua loại gạc đã được vô trùng trước khi rơ lưỡi cho trẻ.
Chuẩn bị rơ lưỡi cho trẻ
- Trước khi dùng mật ong rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, bạn phải rửa tay sạch sẽ với cồn y tế hoặc xà phòng rồi mới đeo gạc.
- Cho gạc vào ngón tay trỏ, sau đó chấm mật ong vào.
- Bế trẻ lên, để ngả đầu vào tay còn lại và giữ trẻ cố định.
Rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong
Để cách rơ lưỡi bằng mật ong đảm bảo loại bỏ vi khuẩn, vi nấm, làm sạch khoang miệng và phòng ngừa tưa miệng bạn cần áp dụng theo thứ tự sau:
- Rơ ở khu vực 2 bên nướu trước, thực hiện nhẹ nhàng với chuyển động tròn
- Rơ tại khu vực 2 bên má rồi di chuyển tới vòm họng.
- Rơ lưỡi từ bên trong ra bên ngoài. Chú ý vuốt theo 1 hướng cố định.
- Sau khi rơ lưỡi mật ong cho bé xong, bạn hãy tráng miệng cho bé với 1-2 muỗng nước ấm.
Cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong bao lâu thì khỏi?
Các chuyên gia cho biết, sau khi rơ lưỡi bé bằng mật ong cho bé khoảng 2-3 ngày thì tình trạng nấm lưỡi sẽ được cải thiện. Khoảng 4-5 ngày sau triệu chứng thuyên giảm rõ rệt. Các mẹ cũng cần chú ý mỗi ngày nên thực hiện 2 lần. Áp dụng liên tục trong vòng 1 tuần để hiệu quả đạt được tốt nhất.
Mặc dù kỹ thuật rơ lưỡi khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chỉ áp dụng đối với trẻ em trên 1 tuổi. Hãy lựa chọn loại gạc chuyên dụng, đảm bảo đã được tẩm sẵn thành phần kháng nấm, diệt khuẩn để việc vệ sinh khoang miệng cho bé đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm: Bật mí các cách chữa nấm lưỡi bản đồ được đánh giá cao nhất
Lưu ý cần nhớ khi rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ
Trong quá trình áp dụng cách rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong, bạn cần chú ý một số điều sau đây:
- Với trường hợp bé đang bị nấm miệng, mỗi ngày nên rơ lưỡi 2 lần, thực hiện đều đặn trong vòng 1 đến 2 tuần. Nếu rơ lưỡi nhằm mục đích phòng bệnh thì nên làm 2 ngày/ lần là tốt nhất.
- Liều lượng mật ong sử dụng trong một lần rơ lưỡi khoảng 1 muỗng cà phê. Nếu trẻ nuốt nhiều quá có thể gây ra tình trạng hệ tiêu hóa rối loạn, tiêu chảy, nôn… Do lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.
- Sau khi rơ lưỡi cho bé xong, bạn không nên cho ăn ngay lập tức. Chỉ cho bé ăn sau 20 – 30 phút để dịch rơ lưỡi phát huy công dụng.
- Bé đang bị nấm, chỉ chấm nhẹ nhàng mật ong lên khu vực mảng tránh. Không được cyaj, lau mạnh sẽ khiến cho lưỡi bé bị tổn thương, gây ra chảy máu làm bệnh thêm trầm trọng.
- Khi thực hiện bé sẽ có hiện tượng quấy khóc, vùng vằng. Khi đó, mẹ phải dỗ dành, vỗ về và giao tiếp để bé hợp tác.
Trên đây là hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh chi tiết. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn thông tin hữu ích để áp dụng cho các bé đang gặp phải các vấn đề về tưa miệng, tưa lưỡi.
Dành cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!