Hỏi Đáp

Trẻ Chậm Mọc Răng: Nguyên Nhân, Biện Pháp Khắc Phục

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ mọc răng vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 sau sinh. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến của trẻ từ giai đoạn bú sữa sang giai đoạn ăn dặm. Tuy nhiên trên thực tế có những trẻ chậm mọc răng và điều này đã khiến cho không ít bậc phụ huynh đứng ngồi không yên. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng này trong bài viết sau.

Quá trình mọc răng ở trẻ

Trước khi tìm hiểu vấn đề trẻ chậm mọc răng, các bậc phụ huynh cần nắm rõ quá trình 1 chiếc răng sữa mọc lên. Theo các chuyên gia trẻ sẽ bắt đầu nhú chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng thứ 6 và mọc đủ vào khoảng 2 đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có lịch trình mọc răng đúng như vậy. Thực tế ghi nhận nhiều trường hợp trẻ mọc răng rất sớm nhưng cũng có những bé đã hơn 1 tuổi mà vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng sữa. Vậy tại sao trẻ lại mọc chậm răng dù được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng?

Tiến trình mọc răng của trẻ sẽ được chia theo từng độ tuổi
Tiến trình mọc răng của trẻ sẽ được chia theo từng độ tuổi

Lý giải điều này, các bác sĩ nha khoa cho biết tùy vào cơ địa, sự phát triển hay chế độ dinh dưỡng mà tiến trình mọc răng của trẻ sẽ có sự khác nhau. Thông thường số răng mọc của trẻ sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4. Khi trẻ được 6 tháng, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc lên. Trẻ bắt đầu mọc răng ở hàm dưới rồi đến răng ở hàm trên, tiếp theo đó là răng cối sữa thứ nhất, sau đó là răng nanh. Khi chiếc răng cối sữa thứ hai mọc lên cũng là lúc bộ răng sữa đã mọc đủ, 10 chiếc hàm trên và 10 chiếc hàm dưới. Lúc đó trẻ cũng được khoảng 3 tuổi, còn nếu sau 13 tháng mà vẫn chưa có cái răng nào mọc lên thì trẻ đã bị chậm mọc răng.

Thứ tự mọc răng của trẻ diễn ra theo nguyên tắc như sau:

  • Tháng 7: Bé sẽ bắt đầu mọc răng cửa.
  • Tháng 11: Bé mọc đầy đủ 4 răng cửa giữa gồm 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới.
  • Tháng 15: Bé sẽ mọc 4 răng cửa bên.
  • Tháng 19. Bé sẽ mọc 4 răng hàm nhỏ.
  • Tháng 23: Bé sẽ mọc 4 răng nanh.
  • Tháng 27: Bé sẽ tiếp tục mọc thêm 4 răng số 5.
  • Cuối cùng răng vĩnh viễn sẽ được mọc khi trẻ từ 6- 12 tuổi.

Thế nào là bé chậm mọc răng?

Bé mọc răng chậm là tình trạng sau 12 tháng bé vẫn chưa có dấu hiệu mọc răng sữa. Trẻ nhỏ sẽ bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 5, 6 và đến khoảng 2 tuổi rưỡi bé sẽ có đủ 20 chiếc răng. Vì vậy nếu qua 12 tháng tuổi mà trẻ chưa có dấu hiệu nhú chiếc răng sữa đầu tiên thì có thể khẳng định bé nhà bạn bị chậm mọc răng.

Đối với những trẻ chỉ bị chậm mọc răng nhưng cơ thể vẫn phát triển bình thường thì có thể là do sinh lý của bé. Tuy nhiên nếu trẻ mọc răng chậm kèm theo hiện tượng còi cọc, thiếu chiều cao, khó ngủ, đổ mồ hôi thì có thể là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Vì vậy nếu thấy con mọc răng chậm, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ nha khoa ngay để được khám và can thiệp kịp thời.

Ngoài việc chậm mọc răng sữa thì một số trẻ bị chậm mọc răng vĩnh viễn. Cụ thể, sau khi răng sữa đã rụng đi nhưng một thời gian dài vẫn không thấy sự mọc lên của răng vĩnh viễn. Thông thường thời gian thay răng của trẻ chỉ diễn ra ở mức vài tuần hoặc 1-2 tháng. Trường hợp sau 4-5 tháng mà bạn vẫn không thấy xuất hiện của răng vĩnh viễn thì có thể khẳng định con bạn đang bị chậm.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng

Trẻ chậm mọc răng có thể do yếu tố khách quan và chủ quan gây nên. Vì vậy, việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp các bậc phụ huynh khắc phục và cải thiện hiệu quả.

Nguyên nhân khách quan

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền trong gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình mọc răng nhanh hay chậm của trẻ. Thông thường những gia đình có người mọc răng chậm thì con cháu sinh ra có nguy cơ nhận di truyền từ thế hệ trước rất cao. Vì vậy, khi con bị mọc răng chậm hãy xem xét lại tiểu sử gia đình. Nếu có, bạn chỉ cần đợi thêm 1 thời gian, răng trẻ sẽ mọc.
  • Do thời điểm sinh ra: Thường những bé bị sinh non, thiếu tháng hoặc thiếu cân sẽ có nguy cơ mọc răng chậm hơn so với những bé đủ ngày. Ví dụ trẻ sinh non khi mới được 8 tháng tuổi sẽ mọc răng muộn hơn khoảng 4 tuần do với trẻ đủ ngày.
  • Do mắc một số căn bệnh: Trẻ bị viêm lợi hoặc nhiễm khuẩn khoang miệng có nguy cơ mọc răng chậm là rất cao. Lý do là bởi vi khuẩn và nấm phát triển trong miệng sẽ khiến lợi và nướu bị tổn thương, hệ quả là răng không thể mọc lên được. Ngoài ra một số trẻ bị hội chứng Down, tuyến yên không hoạt động hay lớp phôi ngoài có biến chứng cũng có khả năng bị căn bệnh này.
Những đứa trẻ sinh thiếu tháng thường có xu hướng mọc răng chậm hơn
Những đứa trẻ sinh thiếu tháng thường có xu hướng mọc răng chậm hơn

Nguyên nhân chủ quan

Do tuyến giáp bị suy yếu: Sự suy yếu của tuyến giáp cũng có thể khiến trẻ bị chậm mọc răng. Với trường hợp này cha mẹ cần đưa trẻ đi gặp ngay bác sĩ để có sự tư vấn và điều trị phù hợp. Bởi ngoài chậm mọc răng, tuyến giáp suy yếu còn có thể gây chậm đi, chậm nói và thừa cân ở trẻ.

  • Do thiếu Vitamin D: Việc thiếu Vitamin D sẽ khiến cơ thể không tổng hợp được canxi để xây dựng cấu trúc xương răng. Tình trạng này nếu để kéo dài lâu ngày sẽ khiến trẻ bị chậm mọc răng. Do đó khi trẻ còn nhỏ cha mẹ cần tăng cường bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng mặt trời để không ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi.
  • Do thiếu Canxi: Khi trẻ bị thiếu canxi các mầm răng sẽ trở nên kém phát triển và không thể nhú dài ra được. Vì vậy lâu ngày trẻ sẽ bị chậm mọc răng, răng dễ bị sâu,… Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là trong 6 tháng đầu mẹ nên cho bé dùng sữa bú. Đồng thời hạn chế việc hấp thụ quá nhiều lượng Photo vì điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi của trẻ.
  • Do thiếu MK7: MK7 là loại vitamin K2 có nhiệm vụ đưa Canxi ở máu vào xương và giúp trẻ mọc răng đều, đẹp hơn. Trên thực tế nhiều bậc phụ huynh không biết tác dụng của hoạt chất này mà chỉ tập trung vào việc bổ sung hàm lượng canxi, Vitamin D, khiến MK7 bị thiếu đi và ảnh hưởng đến hiệu quả.
  • Do hấp thụ nhiều Photpho: Việc hấp thụ quá nhiều Photpho sẽ cản trở quá trình tổng hợp Canxi của cơ thể. Vì thế những trẻ bị thừa Photpho thường bị thiếu Canxi, khiến mầm răng khó nhú lên khỏi nướu. Bên cạnh đó, trẻ còn có các biểu hiện như xơ cứng mạch máu, suy thận, tim phình to.
  • Suy dinh dưỡng: Những trẻ có thể chất kém sẽ không đủ năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Từ đó khiến răng mọc muộn hơn so với những đứa trẻ có thể chất tốt.

Trẻ chậm mọc răng có nguy hiểm gì?

Đa số các bậc phụ huynh đều có chung thắc mắc này khi con mọc răng chậm. Tuy nhiên cha mẹ không nên quá lo lắng vì tình trạng mọc răng nhanh hay muộn không gây nguy hiểm cho bé. Và cũng không nên so sánh với trẻ khác vì thời gian mọc răng của mỗi người là khác nhau. Có trẻ từ 4 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng nhưng có những trẻ phải tới 9-10 tháng sau.

Thường trẻ bị thiếu canxi sẽ mọc răng chậm nhưng mọc răng sớm không có nghĩa là đủ canxi. Vì vậy nếu trẻ nhà bạn gặp phải tình huống này thì cũng không có gì đáng lo lắng. Ngược lại những trẻ mọc răng sớm, cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống của con nhỏ. Bởi trẻ mọc răng có thể bị đau, sốt dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, sụt cân.

Bên cạnh đó việc mọc răng chậm ở trẻ nếu để kéo dài lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau như:

  • Răng vĩnh viễn bị mọc lệch do răng sữa mọc quá chậm.
  • Bộ răng vĩnh viễn xuất hiện cùng lúc với răng sữa mọc chậm sẽ tạo thành răng đôi. Trường hợp hiếm gặp là răng vĩnh viễn sẽ mọc trước răng sữa và tồn tại song song cùng nhau khiến bé có hai hàm răng.
  • Một số trẻ chậm mọc răng còn có thể bị viêm quanh thân răng do răng vẫn nằm dưới bề mặt nướu.
  • Khi răng mọc chậm, mọc ngược dưới nướu, vi khuẩn gây sâu răng sẽ có điều kiện phát triển mạnh. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể gây lây lan và khiến trẻ bị sâu răng cùng lúc.
  • Đặc biệt đối với những trường hợp trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn thì cha mẹ cần hết sức lưu ý bởi có trẻ bị biến chứng mọc răng ngầm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nó sẽ chảy mủ ra bên má, xương hàm tại vị trí mất răng bị tiêu hủy, gây viêm xoang và mất thẩm mỹ nặng.
Trường hợp răng vĩnh viễn mọc cùng răng sữa sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé
Trường hợp răng vĩnh viễn mọc cùng răng sữa sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bé

Cách khắc phục tình trạng trẻ mọc răng chậm hiệu quả

Khi thấy trẻ mọc răng chậm việc đầu tiên cha mẹ cần làm đó là xem xét tình trạng sức khỏe của con nhỏ, sau đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp cải thiện. Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng này tốt nhất trong giai đoạn mang thai và cho con bú mẹ cần ăn uống đa dạng, đủ chất. Trong đó đặc biệt bổ sung các chất như Canxi, vitamin C để thai nhi phát triển toàn diện. Dưới đây là một số biện pháp giúp đối phó hiệu quả với tình trạng mọc răng chậm ở trẻ:

Thay đổi thói quen hàng ngày:

  • Vitamin D là yếu tố quan trọng giúp trẻ tổng hợp canxi. Vì vậy để khắc phục tình trạng trẻ chậm mọc răng cha mẹ nên tăng cường bổ sung hoạt chất này. Có thể dùng dưới dạng thuốc nhưng cần sự đồng ý của bác sĩ.
  • Cho trẻ và mẹ tắm nắng vào buổi sáng khi trẻ được 1 tháng tuổi, duy trì liên tục cho đến khi trẻ biết đi. Thời gian tắm nắng được khuyến cáo là từ 15-30 phút, trẻ có làn da sậm màu hơn sẽ phải tắm lâu hơn để tăng cường hấp thụ.

Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ:

  • Gia tăng khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ hàng ngày, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa, chất béo,… Mỗi ngày mẹ nên cho trẻ uống từ 500-800ml sữa. Tuyệt đối không pha sữa với nước cháo, nước bột hoặc nước rau củ vì có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi.
  • Thực đơn dành cho trẻ chậm mọc răng nên đảm bảo đủ đường, đạm, tinh bột. Việc cung cấp đủ chất đạm nhất là đạm động vật trong quá trình ăn dặm của trẻ là điều cần thiết.
  • Nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả tươi hoặc ép lấy nước cho trẻ nhằm tăng sức đề kháng và bổ sung vitamin.
  • Ngoài sữa mẹ có thể cho trẻ dùng thêm sữa chua hoặc phô mai để tăng cường dinh dưỡng.
  • Nên để bé ngủ đủ giấc, khuyến khích bé vận động để ăn ngon miệng tránh suy dinh dưỡng.
  • Ngoài những thực phẩm cần tăng cường cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ dùng nước ngọt hoặc đồ uống có cồn.
  • Đồng thời tránh xa đồ ăn ngọt, nhiều đường vì có thể làm tổn thương răng, nướu, khiến chúng không thể mọc được.

Tùy vào tình trạng và nguyên nhân chậm mọc răng của trẻ mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách phòng ngừa và khắc phục hiệu quả. Vì vậy cách tốt nhất khi thấy con có dấu hiệu cha mẹ nên đứa bé đi kiểm tra và điều trị tại các bệnh viện lớn.

Các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống từ 500-800ml sữa mỗi ngày để bổ sung canxi
Các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống từ 500-800ml sữa mỗi ngày để bổ sung canxi

Trẻ chậm mọc răng khám ở đâu cho an toàn?

Trẻ chậm mọc răng do rất nhiều nguyên nhân vì vậy để điều trị hiệu quả cha mẹ cần xác định chính xác căn nguyên gây bệnh. Dưới đây là những địa chỉ uy tín, các bậc phụ huynh có thể đưa con đến để thăm khám và tư vấn phác đồ trị liệu.

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương: Là đơn vị tuyến đầu trong thăm khám và điều trị nha khoa. Với hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện đã giúp cho rất nhiều em nhỏ giải quyết vấn đề răng miệng hiệu quả. Địa chỉ bệnh viện tại số 40B Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline: (84.4) 3826.9722.
  • Khoa Răng của bệnh viện 108: Là đơn vị chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh về răng miệng của quân đội, bệnh viện 108 hiện là địa chỉ uy tín mà nhiều phụ huynh tin tưởng. Địa chỉ: Số 1, đường Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Hotline: 024 6278 4129.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh: Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác y, bác sĩ giỏi chuyên môn, bệnh viện đã giúp cho rất nhiều ca bệnh về răng hàm mặt chữa trị thành công. Vì vậy nếu bạn ở khu vực miền Nam có thể tìm đến đây theo địa chỉ 265 Trần Hưng Đạo, quận 1, Hồ Chí Minh. Hotline: 028 3836 0191.

Phòng ngừa tình trạng răng mọc chậm ở trẻ

Ngăn chặn răng mọc chậm là một trong những cách giúp trẻ có hàm răng khỏe, đẹp, đều. Do vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình chăm sóc răng miệng cho con trẻ:

  • Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho trẻ, nhất là các thực phẩm giàu vitamin, canxi.
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao và sức khỏe định kỳ cho trẻ để sớm phát hiện ra vấn đề bất thường.
  • Trong quá trình mang thai, mẹ cần chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho con, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.
  • Tuân thủ phác đồ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị và khắc phục răng mọc chậm.
  • Khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, quấy khóc do mọc răng cha mẹ cần đưa con đến ngay bác sĩ nha khoa.
  • Cho trẻ uống ít kháng sinh, trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì thông qua ý kiến bác sĩ vì loại thuốc này có thể cản trở sự tổng hợp canxi và phát triển của răng.

Trẻ mọc răng chậm là tình trạng thường gặp hiện nay. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng thẩm mỹ sau này. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chủ động theo dõi tiến trình mọc răng của trẻ và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Răng sứ Andes - Răng sứ an toàn và lành tính
Top 7 điều khách hàng cần biết về dòng răng sứ Andes cao cấp 

Andes là dòng răng sứ được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia nha khoa hàng đầu tại Viện nghiên cứu nha...

Trồng Răng Là Phương Pháp Gì? Có Mấy Loại? Thực Hiện Thế Nào?
Trồng răng là phương pháp gì? Có mấy loại? Thực hiện thế nào?

Tiêu xương hàm hoặc xương ổ răng dẫn tới lệch khớp cắn, méo miệng,... chính là hệ quả của một thời gian dài mất răng....

Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất
Lưu Ngay TOP 16 Phòng Khám Niềng Răng Trả Góp HCM Uy Tín Nhất

Dịch vụ niềng răng trả góp không còn quá xa lạ với những khách hàng mong muốn sở hữu hàm răng trắng sáng, chắc khỏe...

áp xe răng khôn
Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Răng khôn khi bắt đầu mọc sẽ gây ra nhiều đau đớn cho chúng ta. Bên cạnh đó, một số biến chứng cũng có thể...

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Hôi miệng nên ăn gì để khắc phục
Hôi miệng sau khi ngủ dậy và các cách giúp điều trị dứt điểm

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Theo như số liệu thống kê mới đây cho thấy, số...

Top 10 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở Hà Nội Được Tin Cậy Nhất
Top 11 Bác Sĩ Niềng Răng Giỏi Ở Hà Nội Được Tin Cậy Nhất

Niềng răng đòi hỏi cần được chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều yếu tố, đặc biệt là lựa chọn được địa chỉ uy tín. Trong...

Review 16 Nha Khoa Niềng Răng Trả Góp Tại Hà Nội Uy Tín Nhất
Review 16 Nha Khoa Niềng Răng Trả Góp Tại Hà Nội Uy Tín Nhất

Niềng răng là dịch vụ phổ biến hiện nay nhằm mang lại hàm răng trắng sáng và đều đẹp, đem đến sự tự tin cho...

ReviewNK