Hỏi Đáp

[Góc Giải Đáp] Bị Sâu Răng Có Thi Quân Đội Được Không?

Bị sâu răng có thi quân đội được không là câu hỏi được nhiều phụ huynh và thí sinh đặt ra. Đây là tâm lý dễ hiểu bởi các khối ngành Công an – Quân đội đang đặc biệt có sức hút. Tuy nhiên, để được dự thi thì thí sinh bắt buộc phải đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe, trong đó có các vấn đề về răng miệng tương đối khắt khe.

Điều kiện răng miệng là yếu tố bắt buộc khi thi tuyển vào trường quân đội
Điều kiện răng miệng là yếu tố bắt buộc khi thi tuyển vào trường quân đội

Thí sinh sâu răng có thi quân đội được không?

Điều kiện sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc, quyết định 50% tỷ lệ thí sinh có được dự thi quân đội hay không. Đặc biệt, các yếu tố liên quan đến răng miệng, bệnh lý sâu răng cũng được quy định rõ.

Tại Điều 16 Thông tư số 17/2016/TT-BQ đã ban hành hướng dẫn công tác tuyển sinh vào các trường quân đội. Theo đó, thí sinh dự thi (cả nam và nữ) phải đủ điều kiện sức khỏe loại 1 và loại 2 ở tất cả các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, răng – hàm – mặt, vòng ngực, tai – mũi – họng.

Để xác định xem tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân có đủ điều kiện thi quân đội không, thí sinh có thể theo dõi phụ lục sau:

STT  Đặc điểm, số lượng răng sâu Phân loại
1 Chỉ có răng sâu độ 1 – 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai 2
2 Có ≤ 3 răng sâu độ 3 2
3 Có 4 – 5 răng sâu độ 3 3
4 Có 6 răng sâu độ 3 4T
5 Có 7 răng sâu độ 3  trở lên 5T

Căn cứ vào phụ lục trên, thí sinh có thể đối chiếu xem trường hợp của mình xếp loại mấy, từ đó giải đáp câu hỏi “sâu răng có thi quân đội được không”. Bên cạnh vấn đề sức khỏe, thể lực, khi dự thi vào khối ngành Công an – Quân đội, thí sinh cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu về chính trị, đạo đức và trình độ văn hóa, độ tuổi.

Sâu răng đạt nằm trong loại 1, 2 thí sinh vẫn có thể dự thi
Sâu răng đạt nằm trong loại 1, 2 thí sinh vẫn có thể dự thi

Một số tiêu chuẩn sức khỏe răng miệng khi thi quân đội

Bên cạnh các quy định về trường hợp răng sâu, Điều 16 Thông tư số 17/2016/TT-BQ cũng đưa ra các tiêu chuẩn đối với trường hợp mất răng như sau:

  • Còn đủ 28 răng không tính răng khôn thuộc loại 1.
  • Mất răng nhưng đã có phục hình đảm bảo chức năng và thẩm mĩ thuộc loại 2.
  • Mất từ 3 răng trở xuống, đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên thuộc loại 2.
  • Mất 4 răng, gồm có từ 2 răng trở xuống là răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai chỉ còn 70% trở lên thì thuộc loại 3.
  • Mất từ 5 đến 7 răng, gồm từ 3 răng trở xuống là răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai 50% trở lên thuộc loại 4.
  • Mất trên 7 răng, trong đó gồm trên 3 răng là răng hàm lớn hoặc răng cửa, giảm sức nhai còn dưới 50% thuộc loại 5.
Thông tư cũng đưa ra quy định rõ về các trường hợp mất răng
Thông tư cũng đưa ra quy định rõ về các trường hợp mất răng

Thí sinh hỏng, mất răng đủ điều kiện dự thi khi tình trạng răng miệng thuộc loại 1,2. Nếu sức nhai giảm thấp, số lượng răng mất nhiều và được phân loại thuộc nhóm 3 trở đi thì thí sinh không được thi tuyển vào khối ngành quân đội.

ĐỌC NGAY:

Lời khuyên giúp cải thiện bệnh sâu răng

Nếu tình trạng sâu răng được phân loại nhóm 1 hoặc 2, thí sinh vẫn đủ điều kiện dự thi quân đội. Song để tình trạng bệnh được kiểm soát, thí sinh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đến gặp bác sĩ thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng. Lập tức điều trị bệnh để kiểm soát quá trình sâu răng, ngăn không cho tình trạng bệnh chuyển biến sang những cấp độ cao hơn.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhằm đảm bảo vi khuẩn không phát triển, ngăn hình thành mảng bám.
  • Ăn uống điều độ, hạn chế những thực phẩm giàu acid, đồ ăn ngọt, bánh kẹo… thay vào đó hãy tăng cường nhóm thực phẩm giàu chất xơ để loại bỏ mảng bám trên răng.
  • Uống nhiều nước để kích thích tuyến nước bọt hoạt động, ngăn chặn vi khuẩn gây hại mô khoang miệng.

Như vậy, sâu răng có thi quân đội được không còn phụ thuộc vào mức độ bệnh ở mỗi thí sinh. Nếu tình trạng sâu răng được phân loại 1, 2 thì thí sinh vẫn có thể dự thi bình thường. Để đảm bảo sức khỏe và chắc chắn về vấn đề đang gặp phải, tốt nhất phụ huynh nên đưa con đi gặp nha sĩ hoặc tới các bệnh viện có chuyên khoa răng thăm khám.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nhổ răng sữa chưa lung lay
[Giải đáp chi tiết] – Nhổ răng sữa chưa lung lay có nên hay không?

Nhổ sữa chưa lung lay có nên hay không? Đây là vấn đề mà tất cả các bố mẹ đều cần đặc biệt lưu ý....

Chú ý cần nhớ khi sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ

Rơ lưỡi là phương pháp giúp vệ sinh khoang miệng cho bé, đồng thời phòng ngừa nhiều chứng bệnh liên quan. Trong đó, cách rơ...

Top 3 địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội

Hiện nay, niềng răng là một phương pháp tuyệt vời giúp khắc phục các khuyết điểm về răng mang đến hàm răng đều đẹp, nụ...

Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện
Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện

Hiện nay trong ngành nha khoa thì dán Veneer đang là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ được nhiều người quan tâm và ưa...

Viêm lợi
Viêm Lợi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng không hề hiếm gặp. Điều đáng nói là viêm lợi mang những cảnh báo rất nguy hại...

Top 12 Địa Chỉ Niềng Răng Uy Tín Ở Hà Nội

Hiện nay, nhu cầu chỉnh nha thẩm mỹ đang rất được chú trọng và việc lựa chọn nơi để “tân trang nụ cười” là nhu...

Trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng liệu có đáng lo? Cha mẹ nên xử lý thế nào?

Những năm tháng đầu đời của trẻ, thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau. Vậy trẻ 7 tháng tuổi chưa mọc răng...

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái – Chuyên gia bọc răng sứ không mài nhỏ Nano Biotech

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp nha khoa được rất nhiều người ưa chuộng để cải thiện nụ cười và khắc phục...

ReviewNK