Hỏi Đáp

Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không và 3 cách khắc phục đơn giản

Viêm lợi sưng má là một trong những bệnh lý về răng miệng có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên nhiều người băn khoăn vì không biết bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào mới hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu thông tin chi tiết để có thể phòng ngừa và loại bỏ triệu chứng nhanh chóng nhất. 

Viêm lợi sưng má là gì?

Viêm lợi sưng má là hiện tượng lợi bị sưng viêm gây ra sưng má
Viêm lợi sưng má là hiện tượng lợi bị sưng viêm gây ra sưng má

Viêm lợi sưng má là hiện tượng lợi bị sưng viêm gây ra sưng má. Nó có thể kèm theo những triệu chứng như khó chịu, đau nhức, ăn nhai, nói chuyện, mở miệng đều cảm thấy khó khăn. Khi viêm lợi xảy ra điều này có nghĩa là những mô mềm ở quanh chân răng bị tổn thương dẫn tới viêm loét, sưng đau hoặc chảy máu.

Nguyên nhân viêm lợi sưng má do đâu?

Nguyên nhân gây ra viêm lợi sưng to thường do một số yếu tố sau đây:

Áp xe răng

Hiện tượng này xảy ra khi chân răng sâu khiến cho nướu, răng và má bị sưng đau. Hiện tại này thường khởi phát từ những cơn đau ở mức độ nhẹ. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng, nó có thể xảy ra các triệu chứng khác như sốt, hôi miệng, răng nhạy cảm khi ăn đồ lạnh hoặc đồ nóng.

Mọc răng khôn

Trong quá trình mọc răng khôn, nó sẽ mọc lệch đâm xuyên qua nướu gây ra viêm lợi. Nếu răng khôn mọc không đủ chỗ sẽ khiến cho các răng xung quanh bị chèn ép, gây đau đớn nghiêm trọng và ngoài má bị sưng phồng.

Muốn tình trạng này được cải thiện thì bạn chỉ có phương án và nhổ răng khôn. Sau đó người bệnh cần kết hợp súc miệng với nước muối, chườm đá ở vị trí má bị sưng để giảm triệu chứng.

Viêm nướu răng nhiễm trùng

Nướu bị viêm nhiễm là thủ phạm gây ra viêm lợi sưng má khá phổ biến
Nướu bị viêm nhiễm là thủ phạm gây ra viêm lợi sưng má khá phổ biến

Nướu bị viêm nhiễm là thủ phạm gây ra viêm lợi sưng má khá phổ biến. Lúc này khoang miệng sẽ bị kích ứng, nướu đỏ. Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân còn bị chảy máu chân răng sau mỗi lần đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng.

Khớp thái dương hàm rối loạn

Thái dương hàm là khớp thực hiện chức năng đóng, mở miệng. Khi bị rối loạn khớp thái dương hàm sẽ khiến nhóm khớp này hoạt động bất thường. Từ đó gây ra các triệu chứng đau mặt, đau hàm, khó cử động hàm, khi mở miệng có tiếng lách cách. Với những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị sưng má hoặc sưng nướu răng.

Viêm quanh răng

Hiện tượng này xảy ra khi răng khôn không có đủ chỗ để mọc lên. Nó sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ ở nướu răng gây ra viêm nướu sưng má và nhiễm trùng. Một số triệu chứng thường thấy gồm có khu vực mọc răng khôn đau âm ỉ, lan tới tận tai, cảm giác khó chịu nhẹ, khoang miệng có mùi hôi, vùng nướu sưng viêm…

Viêm lợi trùm có mủ có biểu hiện gì? Cách điều trị thế nào?

Bị viêm lợi sưng má có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia đã nhận định, hiện tượng đau lợi sưng má không hề gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh. Nhưng nếu không có phương án chữa trị kịp thời nó có thể tạo ra những tác động ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh hoạt.

  • Viêm tủy răng: Viêm lợi không được khắc phục sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội phát triển và tấn công tủy răng. Nó sẽ gây ra viêm nhiễm, cơn đau lúc này xuất hiện với tần suất nhiều hơn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nói chuyện, ăn uống.
  • Mất răng: Triệu chứng viêm lợi có thể biến chứng thành viêm nha chu gây ra tụt lợi. Điều đó sẽ làm cho nướu răng bị co lại, lộ chân răng ra ngoài. Khi đó răng sẽ bị lung lay, tăng nguy cơ sâu răng và mất răng nhiều hơn. Mặc dù bệnh không làm ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nó cũng gây ra nhiều tác động đối với sức khỏe. Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể xuất hiện bệnh lý thần kinh, đau tim nên cần hết sức thận trọng.
  • Tiểu đường: Người bị bệnh này thường dễ bị viêm và nhiễm trùng cơ thể. Điều đó làm tăng thêm nguy cơ bị viêm nướu răng, bệnh nha chu hơn so với bình thường.
  • Bệnh tim: Nhiều nghiên cứu cho thấy, viêm nướu có quan hệ mật thiết tới tim mạch. Nó làm tăng nguy cơ đau tim cho người bệnh.
  • Tinh thần giảm sút: Căn bệnh này có thể khiến trí tuệ bị sa sút. Người bệnh có thể bị suy giảm nhận thức ở mức độ nhẹ, khó tập trung trong công việc, học tập. Một số trường hợp sưng lợi sưng má nghiêm trọng sẽ làm tăng nguy cơ đãng trí hoặc mất khả năng tính toán.
  • Viêm khớp dạng thấp: Người bệnh sẽ có triệu chứng đau và viêm tại khớp. Người bị viêm khớp dạng thấp có kèm theo viêm nướu rất cao và nghiêm trọng. Nó làm tăng nguy cơ mất răng ở mức độ nặng.
  • Sinh non: Ở phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai bị viêm lợi có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Bé ra đời có thể bị nhẹ cân, gặp phải nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe.

Cách điều trị viêm lợi sưng má hiệu quả hiện nay

Để điều trị viêm lợi sưng đỏ, người bệnh có thể áp dụng một số cách đơn giản sau đây:

Điều trị tạm thời

Với trường hợp sưng má trở nên nghiêm trọng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:

Đem đá lạnh chườm trực tiếp lên vị trí lợi bị sưng viêm
Đem đá lạnh chườm trực tiếp lên vị trí lợi bị sưng viêm
  • Đá lạnh: Đem đá lạnh chườm trực tiếp lên vị trí lợi bị sưng viêm. Nó có tác dụng làm tê khu vực này, cải thiện tình trạng sưng. Hãy thực hiện chườm đá khoảng 10 phút rồi dừng lại. Khi thực hiện hãy chú ý phải cho đá vào trong khăn mỏng, tuyệt đối không chườm trực tiếp lên da vì có thể gây kích ứng.
  • Xoa bóp má: Hãy thực hiện các biện pháp massage, xoa bóp nhẹ nhàng khu vực này sẽ giúp cải thiện tình trạng sưng đau.
  • Giảm lượng muối hàng ngày: Việc ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho tình trạng đau lợi, sưng má càng thêm phần trầm trọng. Hơn nữa, nó cũng tác động làm tăng việc giữ việc. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bạn cũng nên sử dụng ít muối hoặc thay thế bằng các loại gia vị khác để tránh triệu chứng không nặng thêm.

Cách điều trị viêm lợi sưng má với thảo dược tự nhiên

Một số bài thuốc, dược liệu giúp trị viêm lợi sưng má gồm có:

Trong thành phần của lá ổi có chứa chất chống vi trùng, vi khuẩn
Trong thành phần của lá ổi có chứa chất chống vi trùng, vi khuẩn
  • Nước muối: Trong nước muối có chứa thành phần kháng khuẩn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và làm lành vết thương. Bạn pha ½ muỗng cà phê muối với 1 cốc nước ấm. Khuấy đều rồi dùng nước này súc miệng 2-3 ngày lần mỗi ngày.
  • Tinh dầu sả: Nguyên liệu này cũng có tác dụng trong việc loại bỏ mảng bám và ngăn chặn triệu chứng viêm lợi phát triển nặng thêm. Bạn có thể nhỏ khoảng 2-3 giọt tinh dầu sả với nước ấm. Sử dụng nước này súc miệng mỗi ngày từ 2-3 lần, ngậm khoảng 3-5 phút rồi mới nhổ ra rồi  súc miệng lại với nước ấm.
  • Nha đam: Trong thành phần của nha đam có chứa chlorhexidine giúp giảm viêm lợi, ngăn chặn mảng bám. Sử dụng 1 lá nha đam gọt sạch phần vỏ bên ngoài rồi dùng phần thịt này xay nhuyễn vắt lấy nước cốt. Nước vừa thu được thoa trực tiếp vào khu vực viêm lợi sưng đau. Để nguyên khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.
  • Lá ổi: Trong thành phần của lá ổi có chứa chất chống vi trùng, vi khuẩn và hỗ trợ giảm mảng bám trên răng hiệu quả. Bạn có thể đem lá ổi rửa sạch, ngâm trong nước muối khoảng 10 phút để diệt khuẩn. Sau đó nhai lá này trong vòng 7 – 10 phút cũng giúp giảm đau, giảm viêm nướu và hơi thở cũng thơm mát hơn.

Xem thêm: Top 11 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không cần dùng thuốc

Cách điều trị viêm lợi tại nha khoa

Chăm sóc răng miệng và làm sạch là hai yếu tố cơ bản để ngăn chặn triệu chứng viêm lợi sưng má. Tùy theo từng trường hợp các nha sĩ cũng sẽ áp dụng các phương pháp sau đây:

Sử dụng thuốc kháng sinh giúp việc loại bỏ vi khuẩn diễn ra hiệu quả hơn
Sử dụng thuốc kháng sinh giúp việc loại bỏ vi khuẩn diễn ra hiệu quả hơn
  • Làm sạch răng: Quá trình này được thực hiện bằng cách cạo vôi răng giúp loại bỏ mảng bám, cao răng và vi khuẩn đang tích tụ. Nó có tác dụng làm nhẵn bề mặt chân răng, ngăn vi khuẩn không gây viêm và hạn chế cao răng, vi khuẩn tích tụ sau khi vết thương đã hồi phục.
  • Phục hồi răng: Với trường hợp tổn thương răng hoặc răng khôn mọc lệch cần phải chỉnh hình răng để ngăn nướu bị kích ứng. Bên cạnh đó, nếu bạn bị viêm nướu sau khi chỉnh hình nha khoa hoặc trám răng thì cần phải xin ý kiến của nha sĩ để có phương án chữa trị hợp lý.
  • Thuốc kháng sinh: Để giúp việc loại bỏ vi khuẩn diễn ra hiệu quả hơn, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thêm một số loại thuốc kháng sinh.
  • Dẫn lưu mủ: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp viêm lợi đã chuyển biến thành áp xe răng.
  • Nhổ răng khôn: Nếu răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới những răng xung quanh, khiến người bệnh bị đau nhức, khó chịu kéo dài thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ răng khôn nếu thấy cần thiết.

Cách phòng ngừa viêm lợi sưng má hiệu quả

Để phòng ngừa triệu chứng viêm lợi đau má, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

Tới nha sĩ khám răng miệng 6 tháng/ lần
Tới nha sĩ khám răng miệng 6 tháng/ lần
  • Mỗi ngày đánh răng 2 lần với bàn chải lông mềm. Sử dụng loại kem đánh răng có chứa florua để tăng cường bảo vệ cho răng, ngăn chặn các bệnh lý về răng miệng.
  • Loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám trên răng với chỉ nha khoa thay vì dùng tăm xỉa răng thông thường.
  • Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc nước muối để ngăn chặn mảng bám. Bạn có thể trao đổi kỹ hơn với nha sĩ về loại nước súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của mình.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý bằng việc bổ sung các thực phẩm chứa vitamin, đạm, khoáng chất như rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh những thực phẩm có hại tới tinh bột, đường sẽ khiến men răng bị ảnh hưởng. Vi khuẩn có cơ hội tích tụ và gây ra các bệnh lý về răng miệng nhiều hơn.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá. Việc thường xuyên hút thuốc lá sẽ khiến cho phổi, tim và nướu răng bị ảnh hưởng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khói thuốc lá sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh răng miệng tăng lên, thậm chí gây ra mất răng.
  • Tới nha sĩ khám răng miệng 6 tháng/ lần, kết hợp cạo vôi răng để ngăn không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới viêm lợi sưng má và cách điều trị. Bạn cần chú ý nhiều hơn tới chế độ chăm sóc răng miệng hàng ngày, tuân thủ theo hướng dẫn từ phía nha sĩ để triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm và không bị biến chứng nặng hơn nhé!

Được đề xuất:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

các loại niềng răng hiện nay
Các loại niềng răng hiện nay – Ưu, nhược điểm mỗi loại

Niềng răng là giải pháp tối ưu nhất cho những người đang gặp các vấn đề về răng như hô, móm hay mọc lệch. Hiện...

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trồng răng
Giá Trồng Răng Có Đắt Không? Làm Sao Để Tiết Kiệm Tối Ưu Chi Phí?

Ở thời điểm hiện tại trồng răng giả là biện pháp cứu cánh tốt nhất cho những người không may bị mất răng. Trên thị...

Sâu răng ăn vào tủy
Sâu răng ăn vào tủy thì phải làm sao, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Sâu răng ăn vào tủy là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sâu răng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời...

TOP 12 Phòng Khám Niềng Răng Quận 7 TPHCM Uy Tín, Cơ Sở Tốt Nhất
TOP 12 Phòng Khám Niềng Răng Quận 7 TPHCM Uy Tín Nhất

Niềng răng là một trong những phương pháp nha khoa khó, tuy nhiên có khả năng khắc phục các tình trạng hô, móm, răng mọc...

Nhổ răng sữa lung lay
Nhổ răng sữa lung lay: Nên hay không nên nhổ? 

Răng sữa bắt đầu phát triển từ khi còn là phôi thai và thường xuất hiện khoảng 6 tháng sau sinh. Vì xuất hiện rất...

Súc miệng là một trong những cách trị sâu răng bằng dầu dừa phổ biến hiện nay
Bật mí cách trị sâu răng bằng dầu dừa cực đơn giản tại nhà

Dầu dừa không chỉ là trợ thủ đắc lực cho phái đẹp trong việc dưỡng da, chăm sóc tóc. Mà chúng còn có khả năng...

Lá ổi thực sự có công dụng đối với nhiều vấn đề về răng miệng
5 cách trị hôi miệng bằng lá ổi ai cũng nên biết và thực hiện ngay

Lá ổi được sử dụng để ngăn ngừa và cải thiện sâu răng nhẹ từ lâu chắc hẳn nhiều người biết đến. Tuy nhiên, bên...

Mẹo dân gian kết hợp giữa hạt tiêu đen và lá húng quế chữa sâu răng rất hiệu quả
Top 3 cách sử dụng lá húng quế chữa sâu răng hiệu quả nhất

Mẹo dân gian dùng lá húng quế chữa sâu răng hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng và sử dụng. Vậy phương pháp trên...

ReviewNK