Hỏi Đáp

Viêm lợi trùm có mủ có biểu hiện gì? Cách điều trị thế nào?

Viêm lợi trùm có mủ là một dạng bệnh lý về răng miệng gây ra viêm nhiễm. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy căn bệnh này nguyên nhân do đâu, triệu chứng như thế nào, điều trị bằng phương pháp nào? 

Viêm lợi trùm có mủ là gì?

Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý xảy ra do răng số 8 mọc khi ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi. Khi răng khôn xuất hiện, nó không có đủ không gian để phát triển gây ra chèn ép, tác động tới những răng xung quanh. Khi răng khôn mọc, người bệnh sẽ thấy phía trong phần lợi bao phủ lên toàn bộ bề mặt răng.

Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý xảy ra do răng số 8 mọc khi ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi
Viêm lợi trùm có mủ là bệnh lý xảy ra do răng số 8 mọc khi ở độ tuổi từ 17 đến 25 tuổi

Răng khôn bị ngăn cản sự phát triển nó sẽ có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch ở trong nướu. Khi đó nướu răng sưng đỏ, ảnh hưởng trực tiếp tới răng bên cạnh và gây ra hiện tượng lợi trùm có mủ. Vi khuẩn sẽ tích tụ dẫn tới nhiễm trùng, chúng sẽ tấn công làm cho nướu hình thành bọc mủ sưng đau chân răng, những mô quanh thân.

Nguyên nhân chính dẫn tới viêm lợi trùm có mủ là do thức ăn, mảng bám còn sót lại mắc kẹt ở khu vực răng số 8 mọc. Khi không được loại bỏ hoàn toàn tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ, xâm nhập ở nướu thông qua những tổn thương mà răng khôn mọc lên đâm vào nướu. Nếu bệnh nhân không có phương án điều trị đúng cách, nó sẽ gây tổn hại đến xương hàm và răng.

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi trùm có mủ

Để nhận biết viêm lợi trùm răng khôn có mủ thường qua một số dấu hiệu sau đây:

Nướu răng bên trong cùng sưng đau, có mủ
Nướu răng bên trong cùng sưng đau, có mủ
  • Nướu răng bên trong cùng sưng đau, có mủ: Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm khiến cho nướu răng bị sưng đau. Một thời gian sau, vị trí này sẽ xuất hiện mủ do răng không thể mọc lên được, nó bị mắc kẹt lâu gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Mỗi khi ăn nhai chạm vào khu vực này sẽ khiến cho mủ bị chảy ra ngoài. Nếu trong trường hợp bệnh nặng có thể khiến người bệnh bị tụt lợi, xương hàm bị ảnh hưởng.
  • Ăn nhai đau nhức: Đây là dấu hiệu viêm lợi mưng mủ khá phổ biến. Răng miệng sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, nhất là khi ăn những đồ quá lạnh hoặc quá nóng. Đặc biệt, sự đau buốt sẽ tăng thêm khi đụng phải vị trí nướu răng có mủ. Nhiều người bệnh sinh ra chán ăn, không muốn ăn uống vì gây đau.
  • Răng bên cạnh bị ảnh hưởng: Không chỉ riêng răng số 8, những răng ở xung quanh cũng bị đau nhức. Tần suất xuất hiện khá thường xuyên và dữ dội. Người bệnh sẽ trở nên ám ảnh, thậm chí mất ngủ hoặc phải dùng thuốc giảm đau để giảm triệu chứng.
  • Hôi miệng: Hôi miệng là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh lý răng miệng. Lúc này, phần nướu bị viêm nhiễm có mủ. Các vi khuẩn tích tụ bên trong bắt đầu phân hủy protein tạo ra mùi khó chịu. Bạn sẽ thấy hơi thở của mình có mùi hôi, khó chịu. Điều đó khiến nhiều người bị e ngại, mất tự tin trong quá trình giao tiếp.
  • Sốt cao: Nếu răng bị nhiễm trùng thì sốt chính là dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng nướu nặng, có mủ nhiệt độ cơ thể có thể cao hơn 38 độ C. Bạn cần phải tới cơ sở y tế để bác sĩ nhanh chóng xử lý tình trạng nhiễm trùng, tránh biến chứng nặng thêm.
  • Sưng má, hạch ở cổ: Bị viêm lợi có mủ có thể lan rộng tới nhiều bộ phận khác như vùng má và cổ. Khu vực này sẽ bị sưng to, gây khó chịu cho người bệnh.

Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không và 3 cách khắc phục đơn giản

Tìm hiểu các cách điều trị viêm lợi có mủ

Để điều trị viêm lợi có mủ, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Điều trị viêm lợi có mủ với bài thuốc dân gian

Với trường hợp nhẹ, một số bài thuốc từ thảo dược tự nhiên sẽ giúp triệu chứng viêm nhiễm được cải thiện:

Mật ong

Trong thành phần của mật ong có chứa chất khử trùng, khám khuẩn giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả. Người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sau đó sử dụng mật ong rừng nguyên chất chà lên khu vực nướu đang bị sưng đau. Để nguyên trong vòng 2-3 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm. Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Tỏi

Tỏi là gia vị phổ biến trong nhiều bữa ăn. Bên cạnh đó, trong thành phần của nguyên liệu này còn có allicin – loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn. Bạn sử dụng 2-3 tép tỏi bóc sạch vỏ, nghiền nát cùng với muối. Cho hỗn hợp này nhét trực tiếp vào vùng nướu răng sưng đau trong vòng 3-5 phút. Bỏ ra rồi súc miệng lại với nước  ấm để vệ sinh khoang miệng. Thực hiện liên tục trong vòng 3 đến 5 ngày để tình trạng được cải thiện.

Tỏi có allicin – loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn
Tỏi có allicin – loại kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn

Nước cốt chanh

Trong nước cốt chanh có chứa hàm lượng vitamin C, kháng viêm giúp điều trị viêm lợi có mủ rất tốt. Sử dụng nước cốt chanh trộn cùng với ½ muỗng cà phê muối. Khuấy cho đều hỗn hợp rồi thoa lên khu vực răng khôn đang mọc. Để nguyên trong vòng vài phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương là nguyên liệu có chứa thành phần kháng khuẩn. Nó sẽ giúp tiêu viêm, giảm đau và ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng. Hãy sử dụng tinh dầu này thoa lên khu vực lợi bị viêm mỗi ngày 2 – 3 lần. Ban đầu, bạn sẽ thấy cảm giác hơi nóng rát nhưng lúc sau sẽ thấy khá dễ chịu. Để khoảng 3 phút rồi súc miệng lại với nước ấm.

Điều trị viêm lợi có mủ với liệu pháp tây y

Đối với trường hợp viêm lợi có mủ đã ở mức độ nặng, bạn có thể sử dụng một số giải pháp sau đây:

Sử dụng thuốc kháng sinh

Nếu lợi trùm bị tấy đỏ, sưng viêm thì bác sĩ sẽ phải tiến hành sát trùng toàn bộ ổ viêm. Bên canh đó, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định. Nó có tác dụng trong việc diệt khuẩn cao.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết kháng sinh chỉ là phương pháp tạm thời và áp dụng trong vòng 5 ngày. Nhưng sau một thời gian triệu chứng khó chịu vẫn sẽ quay lại nên phải kết hợp thêm phương án tối ưu khác để xử lý viêm lợi trùm triệt để.

Cắt lợi trùm

Cắt lợi trùm giúp loại bỏ phần lợi đang mọc trùm lên răng khôn
Cắt lợi trùm giúp loại bỏ phần lợi đang mọc trùm lên răng khôn

Đây là một tiểu phẫu được các nha sĩ thực hiện nhằm loại bỏ phần lợi đang mọc trùm lên răng khôn. Nhưng nó chỉ áp dụng với trường hợp răng khôn mọc thẳng giúp giải phóng và tạo điều kiện thuận lợi để răng khôn mọc lên bình thường.

Các nha sĩ sẽ làm vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, gây tê khu vực lợi chuẩn bị cắt bỏ. Tiếp đó, họ sẽ dùng laser để cắt mặt ngoài, mặt trong và loại bỏ gốc lợi trùm. Sau khi hoàn thành, người bệnh sẽ thấy rỉ máu nhẹ, sưng và đau. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ hết sau khoảng 1-2 tuần.

Nhổ răng khôn

Mặc dù phương pháp này không được coi là hữu hiệu giúp giải quyết hiện tượng viêm lợi trùm có mủ, nhưng nó đảm bảo triệu chứng không tái phát. Việc nhổ răng khôn sẽ giúp cho phần hàm có thêm khoảng trống để việc vệ sinh răng miệng trở nên đơn giản hơn.

Xem thêm: Các cách điều trị viêm nướu răng giúp giảm đau buốt, khó chịu cực dễ

Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm lợi trùm có mủ

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc, phương pháp điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng có tác động mạnh mẽ tới tình trạng bệnh. Bạn cần bổ sung và kiêng một số thực phẩm sau đây:

Người bị viêm lợi trùm có mủ nên ăn gì?

Một số thực phẩm có tác dụng ngăn chặn viêm nhiễm, người bệnh nên bổ sung gồm có:

Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin, chất xơ
Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin, chất xơ
  • Bổ sung các thực phẩm chứa vitamin, chất xơ như rau xanh và các loại quả mềm.
  • Bổ sung Polyphenols trong cơ thể bằng việc uống trà mỗi ngày để tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, canxi như trứng, cá, thịt, sữa.
  • Trong giai đoạn này bạn có thể ăn những thức ăn mềm như súp, cháo… để tránh lợi sưng viêm bị tác động.

Người bị viêm lợi trùm có mủ nên kiêng ăn gì?

Để tránh tình trạng đau nhức, khó chịu tăng lên thì bạn cần tránh các thực phẩm sau:

Không uống rượu bia vì sẽ tăng thêm sự kích ứng lên phần nướu
Không uống rượu bia vì sẽ tăng thêm sự kích ứng lên phần nướu
  • Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, snack, bánh ngọt…
  • Không uống cà phê, bia, nước ngọt vì sẽ tăng thêm sự kích ứng lên phần nướu.
  • Tránh những thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Từ bỏ những thực phẩm cay nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu.
  • Hạn chế những thực phẩm có độ bám dính cao. Điều đó sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển, ảnh hưởng xấu tới răng miệng.

Khám và điều trị viêm lợi trùm có mủ ở đâu?

Để khám và điều trị viêm lợi trùm có mủ, bạn có thể ghé qua một số địa chỉ sau đây:

Khoa răng hàm mặt bệnh viện Bạch Mai

Tại đây có số lượng bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao. Ngoài việc thăm khám, điều trị răng hàm mặt nơi đây còn thực hiện nghiên cứu, đào tạo và hợp tác quốc tế. Các kỹ thuật được ứng dụng để thăm khám, điều trị đều được đầu tư hiện đại. Quy trình thăm khám nhanh chóng, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có phương án xử lý khác nhau.

Khoa răng hàm mặt bệnh viện quân y 103

Bệnh viện quân y 103 mở thêm khoa răng hàm mặt hoạt động từ năm 2013
Bệnh viện quân y 103 mở thêm khoa răng hàm mặt hoạt động từ năm 2013

Bệnh viện quân y 103 mở thêm khoa răng hàm mặt hoạt động từ năm 2013. Cho tới thời điểm hiện tại khoa đã được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng quá trình thăm khám, điều trị cho bệnh nhân. Đội ngũ bác sĩ đều có trình độ chuyên môn cao có thể xử lý, điều trị nhiều bệnh lý răng miệng khác nhau như cắt lợi trùm, điều trị nha chu, cắt thắng, cắt nướu…

Nha khoa quốc tế Việt Pháp

Trải qua 16 năm hình thành, phát triển nha khoa đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đều có tình độ và tay nghề cao, áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến, hiện đại mới nhất. Hơn nữa, mức giá dịch vụ tại đây cũng được đánh giá là phải chăng, có nhiều chương trình ưu đãi cho bệnh nhân khi thăm khám.

Trên đây là thông tin chi tiết liên quan tới bệnh viêm lợi trùm có mủ. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn kiến thức bổ ích để nhanh chóng có phương án điều trị phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổng thể sức khỏe răng miệng.

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhổ Răng Khôn Kiêng Gì Và Làm Gì Để Hạn Chế Đau Nhức?
Nhổ Răng Khôn Kiêng Gì Và Làm Gì Để Hạn Chế Đau Nhức?

Nhổ răng khôn kiêng gì và nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm. Người bệnh nên kiêng thực phẩm dai cứng,...

Hôi miệng từ cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân và các cách chữa an toàn, hữu hiệu

Hôi miệng từ cổ họng là bệnh lý thường gặp hiện nay. Tuy rằng không gây ra nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính...

Ê răng sau khi cạo vôi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Ê răng sau khi cạo vôi, nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản

Ê răng sau khi cạo vôi là hiện tượng mà khá nhiều người gặp phải. Vậy nguyên nhân và cách phục hồi như thế nào...

Bị áp xe răng kiêng ăn gì? Ăn trái cây khô có thể gây mắc kẽ răng
Bị áp xe răng kiêng ăn gì để bệnh hồi phục tốt nhất? 

Áp xe răng là bệnh lý khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Bệnh sẽ...

Bệnh sâu khe răng: Hình ảnh, chẩn đoán và cách điều trị khỏi
Bệnh Sâu Khe Răng: Hình Ảnh, Chẩn Đoán Và Cách Chữa Khỏi

Sâu khe răng là tình trạng nha khoa tương đối phổ biến, có thể xuất hiện ở cả răng làm lẫn răng cửa. Nếu sâu...

Sâu răng ăn vào tủy
Sâu răng ăn vào tủy thì phải làm sao, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệt để

Sâu răng ăn vào tủy là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sâu răng. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời...

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến
Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Nó gây ra sự khó chịu, có thể làm ảnh hưởng...

Mẹo cho bé chậm mọc răng
Mẹo cho bé chậm mọc răng hiệu quả mà phụ huynh nên biết

Thông thường khi bắt đầu bước sang tháng tuổi thứ 6, trẻ đã có những dấu hiệu mọc răng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ...