Hỏi Đáp

Viêm Lợi Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm lợi là một bệnh lý răng miệng không hề hiếm gặp. Điều đáng nói là viêm lợi mang những cảnh báo rất nguy hại về các vấn đề sức khỏe. Bài viết sau đây tổng hợp những thông tin tổng quan nhất về bệnh viêm lợi và top giải pháp chữa viêm lợi nhất định cần biết.

Viêm lợi là gì? Các giai đoạn viêm lợi

Bệnh viêm lợi ( hay gọi là viêm nướu) là tình trạng viêm các mô bao xung quanh chân răng có tác dụng nâng đỡ, hỗ trợ răng bị nhiễm trùng. Các mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ, sưng lợi.

Đây là một bệnh răng miệng khá phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tổn thương nướu răng trầm trọng, thậm chí xuất hiện mủ. Từ đó là tổn thương toàn bộ cấu trúc xung quanh răng.

Các giai đoạn:  2 giai đoạn chính

Viêm lợi cục bộ

Đây là giai đoạn đầu nên không gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Lúc này lợi sưng đỏ và chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc chịu các tác động ngoại lực. Theo thời gian tình trạng chảy máu chân răng càng thường xuyên hơn.

Tuy nhiên vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến chân răng và cấu trúc xung quanh răng. Quy trình chữa trị khá đơn giản nhưng lại hay tái phát.

Viêm cận răng

Giai đoạn tiến triển tiếp theo là viêm cận răng, mức độ nguy hại cũng cao hơn. Ở giai đoạn này lớp lợi ở trong cùng xương hàm bị đẩy lùi về phía sau tạo nên những lỗ hổng xung quanh chân răng.

Những khoảng trống này là môi trường lý tưởng để vụn thức ăn tích tụ, hình thành mảng bám và gây nhiễm khuẩn. Lúc này vi khuẩn hoạt động càng mạnh mẽ.

Để tiêu diệt vi khuẩn, cơ thể sản sinh ra các độc tố kháng khuẩn cùng enzym phá hủy các mô liên kết vốn có tác dụng định vị răng vững chắc. Dần dần, lợi tụt xuống làm chân răng lộ ra.

Đồng thời tình trạng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên. Khi bệnh diễn biến trầm trọng hơn, lợi càng tụt sâu, xương hàm bị tổn thương. Điều này làm răng không còn chỗ bám, ngày càng lỏng lẻo.

Hình ảnh viêm lợi:

Hình ảnh viêm lợi
Hình ảnh viêm lợi

Viêm lợi có nguy hiểm không?

Nếu bạn đang thắc mắc viêm lợi nguy hiểm không, câu trả lời là có. Bệnh này cảnh báo nhiều nguy hại về sức khỏe không phải ai cũng biết tới.

Viêm tủy răng

Nếu ngay từ giai đoạn đầu bệnh viêm lợi không được điều trị sớm thì lợi ngày càng tụt theo thời gian. Lúc này các lỗ hổng xung quanh chân răng càng lớn hơn và răng lỏng lẻo hơn.

Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn có hại xâm nhập vào được tủy răng. Viêm tủy răng sẽ làm xuất hiện những cơn đau trầm trọng kéo dài, gây nhiều khó khăn cho quá trình ăn uống và giao tiếp.

Mất răng

Các mô lợi dần bị phá hủy, mất độ vững chắc và tụt sâu hơn theo thời gian. Từ đó tạo ra các nhiều khoảng trống xung quanh chân răng. Các khoảng trống này phát triển dần theo thời gian làm răng không còn chỗ bám vững chắc. Dần dần chân răng lỏng lẻo, dễ lung lay, tăng nguy cơ sâu răng và thậm chí mất răng.

Tăng nguy cơ sinh non

Viêm lợi nếu ở người bình thường có thể sẽ dễ điều trị và không để lại hậu quả quá nghiêm trọng. Nhưng với phụ nữ mang thai sẽ tăng nguy cơ sinh non, sảy thai. Phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ cao số người mắc viêm lợi.

Nguyên nhân do hormone thay đổi cùng với việc vệ sinh răng miệng không khoa học nên vi khuẩn hoạt động mạnh gây tổn thương răng miệng. Các nghiên cứu chỉ ra nếu mẹ mắc bệnh viêm lợi kéo dài suốt thời gian mang thai có nguy cơ sinh non, con bị nhẹ cân gấp 3 lần những phụ nữ khỏe mạnh.

Bà bầu bị bệnh răng miệng rất dễ sinh non, con nhẹ cân
Bà bầu bị bệnh răng miệng rất dễ sinh non, con nhẹ cân

Làm giảm khả năng sinh sản của nam giới

Viêm lợi còn có liên quan mật thiết với khả năng sinh sản ở nam giới. Một cuộc khảo sát mới nhất năm 2021 cho thấy có 65% nam giới trong mẫu nghiên cứu có lượng tinh trùng thấp đã từng bị mắc viêm lợi và không được điều trị kịp thời.

Đồng thời chất lượng tinh dịch cũng suy giảm. Điều này cảnh báo nếu nam giới viêm lợi chân răng cần điều trị dứt điểm để cải thiện sức khỏe sinh sản.

Nguy cơ mắc tim mạch

Bệnh viêm lợi và các bệnh về răng miệng nói chung có liên quan tới tỷ lệ người mắc tim mạch và đột quỵ ngày càng gia tăng. Căn bệnh này khiến phát sinh những vi khuẩn gây viêm nhiễm mạch máu, làm tổn thương động mạch chính và gây đột quỵ. Do đó việc trị viêm lợi sớm cũng có tác dụng cải thiện được chức năng của hệ thống mạch máu.

Sức khỏe tinh thần sa sút

Bệnh nhân viêm lợi, nướu có nguy cơ sa sút về trí nhớ. Cụ thể, người mắc bệnh sẽ có sự suy giảm nhẹ về trí nhớ ngắn hạn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Đối tượng nào dễ mắc viêm lợi?

Bệnh này rất phổ biến, bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc. Tuy nhiên ở nhóm người sau thì nguy cơ mắc cao hơn hẳn:

Người không chú ý vệ sinh răng miệng

Nhóm người có nguy cơ cao nhất mắc viêm lợi chắc chắn là những người không chú ý vệ sinh răng miệng. Hậu quả của thói quen xấu này là làm gia tăng hoạt động cũng những vi khuẩn có hại gây nhiễm trùng.

Người không chú ý vệ sinh răng miệng rất dễ tổn thương lợi
Người không chú ý vệ sinh răng miệng rất dễ tổn thương lợi

Bệnh nhân tiểu đường

Không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng mà bệnh này còn có mỗi liên quan chặt chẽ với một số bệnh lý khác của cơ thể. Tiểu đường và viêm lợi có mỗi liên hệ chặt chẽ với nhau.

Người bị bệnh tiểu đường thường bị suy giảm hệ đề kháng, dễ viêm nhiễm trong cơ thể. Nếu bị viêm lợi cơ thể sẽ không có khả năng kháng khuẩn, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý có biểu hiện viêm và đau khớp. Người có bệnh viêm khớp dạng thấp dễ mắc viêm lợi hơn và nguy cơ mất răng cao hơn.

Nguyên nhân viêm lợi thường gặp nhất

Bệnh này có thể do các kích ứng tác động hoặc liên quan tới một số bệnh lý. Sau đây là tổng hợp những nguyên nhân bị viêm lợi phổ biến nhất.

Viêm quanh răng

Viêm quanh răng thường xảy ra trong tình trạng các răng mọc lệch, mọc chen chúc tạo thành nhiều khoảng trống. Việc này tạo điều kiện để vi khuẩn và thức ăn tích tụ ngày càng nhiều ở nướu răng gây nhiễm trùng gây sưng nướu, viêm nướu (lợi).

Viêm quanh răng cần được điều trị bằng cách làm sạch vụn thức ăn và vi khuẩn để tránh gây ảnh hưởng cấu trúc răng. Nếu nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh và thuốc giảm đau.

Viêm nướu răng nhiễm trùng

Nhiễm trùng nướu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến viêm lợi. Tình trạng này thường gây ra chảy máu chân răng kéo dài. Khi đó cần điều trị ngay để tránh các rủi ro nguy hại.

Răng khôn kích ứng

Việc răng khôn mọc không đúng vị trí, đâm vào nướu là nguyên nhân gây viêm lợi. Hoặc trường hợp răng khôn mọc chèn ép các răng khác cũng khiến lợi bị chèn ép, đau dữ dội, sưng và gây viêm nướu.

Trong trường hợp này các nha sĩ có thể tư vấn bạn loại bỏ răng khôn. Sau khi nhổ răng khôn có thể bạn vẫn bị sưng nướu do khoang miệng cần thời gian để hồi phục. Để cải thiện bệnh nhân nên súc miệng nước muối, chườm đá. Đồng thời theo dõi kỹ các triệu chứng để kịp thời báo nha sĩ.

Rối loạn khớp thái dương hàm

Khớp thái dương hàm là khớp hỗ trợ hoạt động đóng mở của cơ hàm. Người gặp vấn đề rối loạn khớp thái dương hàm có sự bất thường trong hoạt động của cơ hàm. Do đó gây ra triệu chứng đau cơ hàm, cơ mặt, khó cử động hàm mỗi khi mở miệng. Không có giải pháp điều trị kịp thời tình trạng này sẽ dễ dẫn đến sưng nướu răng. Đây cũng là một nguyên nhân.

Để ngăn chặn nguy cơ, người rối loạn khớp thái dương hàm cần có giải pháp để cải thiện tình hình. Đơn giản nhất từ việc thay đổi chế độ ăn uống, rèn luyện cơ hàm hàng ngày và dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu nghiêm trọng hơn có thể phải nhờ đến sự can thiệp của chỉnh hình nha khoa.

Áp xe răng

Áp xe răng có thể do nhiều nguyên nhân như sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy răng,… Nhưng phổ biến nhất ở những người có chân răng quá sâu. Áp xe răng dẫn đến sưng nướu, viêm lợi rất nhanh.

Áp xe răng ở giai đoạn đầu khiến bạn chỉ cảm nhận được những cơn đau răng nhẹ. Tuy nhiên nếu tình trạng này phát triển nặng hơn có thể dẫn đến người bệnh phát sốt, hôi miệng, sưng nướu (lợi).

Do các bệnh lý

Một số bệnh lý, trạng thái sinh lý là nguyên nhân trực tiếp của bệnh viêm lợi. Cụ thể:

  • Người bị bệnh tiểu đường có hệ miễn dịch yếu, hạn chế việc tiết ra các độc tố kháng khuẩn. Do đó tăng nguy cơ mắc bệnh này khi khoang miệng bị tấn công bởi những vi khuẩn gây hại
  • Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cũng gia tăng nguy cơ mắc viêm lợi. Giai đoạn này lợi của phụ nữ yếu hơn bình thường, dễ bị các tác nhân gây hại tác động. Điều này dẫn đến sưng nướu(lợi). Nếu không có những giải pháp cải thiện tình trạng sức khỏe răng miệng, rất có thể bệnh sẽ tái phát lại thường xuyên

Dấu hiệu viêm lợi dễ nhận biết

Nhận biết sớm hiện tượng viêm lợi là cơ sở để bạn có phương án điều trị hiệu quả nhất. Thực tế, không quá khó để phát hiện ra các dấu hiệu. Bạn chỉ cần chú ý những dấu hiệu đặc trưng sau đây:

Lợi sưng, đỏ

Lợi sưng, đỏ là dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết nhất của tình trạng viêm lợi. Đây cũng là dấu hiệu trong giai đoạn đầu. Tình trạng sưng phồng, thậm chí chảy máu chân răng khi chịu tác động ngoại lực như đánh răng diễn ra khá thường xuyên.

Tình trạng này khiến cho răng miệng trở nên nhạy cảm, việc ăn uống gặp phải những khó khăn nhất định. Khi đó bất cứ loại thức nào, chỉ cần chạm nhẹ vào cũng có thể xuất hiện cảm giác đau đớn, buốt và khó chịu.

Ở trẻ nhỏ, hiện tượng này làm trẻ có biểu hiện biếng ăn dài ngày, quấy khóc thường xuyên. Đây là những dấu hiệu rất dễ nhận biết nếu ba mẹ quan sát thường xuyên.

Lợi sưng đỏ là dấu hiệu bị tổn thương rõ ràng nhất
Lợi sưng đỏ là dấu hiệu bị tổn thương rõ ràng nhất

Chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng bất chợt, đặc biệt là sau khi đánh răng chính là một dấu hiệu viêm lợi dễ nhận biết. Nguy hiểm là mọi người lại chủ quan vì cho rằng lợi chỉ bị xước nhẹ do bàn chải đánh răng tác động mạnh.

Tuy nhiên dấu hiệu này chứng minh lợi đã bị tổn thương khá nặng nên dễ dàng chảy máu dù bị tác động nhẹ. Do đó khi nhận thấy dấu hiệu chảy máu chân răng ngày càng thường xuyên hơn bạn nên khám nha sĩ kịp thời để có được chẩn đoán chính xác.

Xuất hiện kẽ hở giữa răng và lợi

Tình trạng viêm lợi tiến triển đến giai đoạn viêm cận răng sẽ khiến lợi bị tụt sâu hơn. Do đó xuất hiện các khoảng trống xung quanh răng ngày càng lớn. Kẽ hở này là nơi lưu trú của thức ăn thừa, mảng bám và vi khuẩn. Do đó nếu quan sát thấy chân răng bị hở bất thường, cần đi khám để tiếp nhận liệu pháp điều trị.

Hơi thở có mùi hôi

Tùy vào mức độ viêm lợi mà khiến hơi thở bị ảnh hưởng, có mùi khó chịu từ cấp độ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân do các mảng bám tích tụ trên răng lâu dài, vi khuẩn phân hủy tạo axit nên gây ra mùi khó chịu. Nếu không điều trị sớm có thể hình thành túi mủ ở chân răng, mùi trong khoang miệng và hơi thở càng khó chịu hơn.

Vì vậy khi thấy hơi thở có mùi hôi bất thường bạn hãy lưu ý ngay tới những dấu hiệu tổn thương lợi để xác định phương pháp điều trị.

Giải pháp điều trị viêm lợi

Viêm lợi sẽ càng tiến triển nguy hiểm nếu bạn chủ quan, không điều trị kịp thời. Để tránh xảy ra những rủi ro không muốn, hãy tìm hiểu ngay top giải pháp trị viêm lợi an toàn nhất năm 2021

Trị viêm lợi bằng thuốc

Điều trị viêm lợi bằng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn chặn tổn thương ở lợi lan rộng và giúp giảm cơn đau nhanh chóng. Nếu bạn chưa biết bị tổn thương lợi uống thuốc gì để nhanh khỏi thì tham khảo ngay các danh mục thuốc dưới đây:

  • Thuốc giảm đau

Khi các dấu hiệu viêm lợi biểu hiện rõ ràng không tránh được cảm giác đau đớn, khó chịu. Điều này có thể gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến việc ăn uống và vấn đề giao tiếp của bạn.

Khi đó một giải pháp cho bạn là những loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, paracetamol,… Đây là những loại thuốc được kiểm nghiệm đảm bảo an toàn khi sử dụng đúng liều lượng, có tác dụng hạ cơn đau một cách nhanh chóng.

Lưu ý: Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nha sĩ. Không lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Vì khi không cảm nhận được các cơn đau đồng nghĩa với việc bạn không nắm bắt được triệu chứng của các giai đoạn bệnh.

Điều này gây bất lợi cho quá trình điều trị của bạn. Do đó nếu triệu chứng đau kéo dài nên khám nha sĩ để được điều trị sớm nhất có thể.

  • Thuốc bôi

Thuốc bôi trị viêm lợi được điều chế ở các dạng kem, gel, dung dịch súc miệng,… Đây là dạng thuốc dùng ngoài, bôi trực tiếp vào chỗ viêm để ngăn chặn tình trạng viêm lợi lan rộng. Thành phần của thuốc bôi trị viêm lợi rất đa dạng, tùy vào từng sản phẩm.

Bạn nên chọn mua ở những nhà thuốc uy tín để tìm được sản phẩm đã kiểm chứng độ an toàn. Điều trị viêm lợi bằng thuốc bôi được áp dụng ở giai đoạn viêm lợi đầu tiên. Vì hoạt chất chứa trong các loại thuốc bôi trị viêm lợi chủ yếu có tác dụng giảm đau, sát khuẩn và kháng viêm.

  • Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là giải pháp để đặc trị bệnh viêm lợi. Nhóm thuốc kháng sinh beta – lactam rất thích hợp để điều trị viêm nhiễm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Nếu viêm lợi tiến triển nặng hơn, thậm chí có mủ trong chân răng thì cần tăng liều lượng kháng sinh để điều trị. Cụ thể, bạn hãy kết hợp nhóm kháng sinh macrolid ( ví dụ: spiramycin) và nhóm kháng sinh kỵ khí ( ví dụ: metronidazol) để tăng hiệu quả điều trị chứng nhiễm khuẩn răng miệng.

Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng viêm lợi mà có thể tham khảo thêm một số loại kháng sinh như: doxycyclin, amoxicillin,…..

Thuốc kháng sinh giúp kháng viêm hiệu quả
Thuốc kháng sinh giúp kháng viêm hiệu quả

Lưu ý: Sử dụng đúng liều được theo chỉ dẫn. Tham khảo ý kiến của dược sĩ để lựa chọn kháng sinh điều trị đúng giai đoạn viêm lợi

  • Thuốc kháng viêm

Mục đích quan trọng nhất của điều trị viêm lợi là tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng. Chính vì thế nhóm kháng sinh chống viêm có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị viêm lợi. Điển hình như: prednisolon, alpha chymotrypsin,… Đây đều là những loại thuốc kháng viêm hiệu quả nhằm điều trị tình trạng sưng, đỏ nướu.

  • Thuốc hỗ trợ bảo vệ sức khỏe răng miệng

Việc điều trị viêm lợi cũng cần chú ý đến tình trạng sức khỏe răng miệng. Răng và thành mạch có bền vững mới hạn chế tối đa được nguy cơ bệnh tái phát. Vì vậy nên bổ sung những loại thuốc cải thiện sức khỏe răng miệng trong quá trình điều trị viêm lợi.

Để tăng sức bền vững của hệ thống thành mạch trong khoang miệng, nên bổ sung các chế phẩm từ vitamin C, rutin. Đây là những hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, có thể chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm trong khoang miệng. Nhờ đó mà bệnh sớm được đẩy lùi.

Mẹo đơn giản trị viêm lợi hiệu quả

Viêm lợi dù mới ở giai đoạn đầu cũng không tránh khỏi việc gây khó chịu bởi triệu chứng đau và hơi thở có mùi. Bên cạnh việc điều trị viêm lợi bằng thuốc, sau đây là top mẹo trị viêm lợi ngay tại nhà. Đây đầu là những giải pháp an toàn và làm giảm cảm giác khó chịu nhanh chóng.

Nước muối trị viêm lợi

Muối được biết đến là một chất có tính khử trùng mạnh. Các nghiên cứu cũng cho thấy việc duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày cũng mang lại nhiều lợi ích tích cực cho răng miệng. Trong đó điển hình là diệt vi khuẩn có hại trong khoang miệng để điều trị viêm lợi.

Đồng thời nước muối làm sạch mẩu vụn thức ăn thừa đọng lại trong kẽ răng, diệt khuẩn, làm dịu chỗ viêm nên giảm đau lợi nhanh chóng. Nếu duy trì được thói quen súc miệng và ngậm nước muối ấm, vết viêm lợi theo thời gian có thể tự lành do được khử trùng hàng ngày.

Cách thực hiện:

  • Đun sôi một ít muối với 500ml nước rồi để nguội
  • Dùng hỗn hợp thu được súc miệng hàng ngày sau khi đánh răng. Cũng có thể ngậm nước muối ấm trong 3 – 5 phút để trị viêm lợi nhanh chóng.

Lưu ý: Tuy nước muối diệt khuẩn rất tốt nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng. Do nước muối có tính axit rất mạnh nên dễ gây mòn men răng. Việc súc miệng nước muối không nên thực hiện quá nhiều lần trong ngày để bảo vệ tốt men răng.

Dầu tràm trà trị viêm lợi

Nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà sẽ giúp điều trị viêm lợi và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Nhỏ 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà vào 300ml nước ấm
  • Dùng dung dịch thu được súc miệng trong khoảng 30 giây
  • Việc súc miệng bằng tinh dầu tràm trà có thể thực hiện 2 – 3 lần 1 ngày để đảm bảo hiệu quả điều trị viêm lợi. Hoặc một cách khác, bạn có thể nhỏ trực tiếp 1 – 2 giọt tinh dầu tràm trà lên kem đánh răng.

Lưu ý:

Tinh dầu tràm trà có đặc tính khá nóng nên nếu dùng quá liều lượng cho phép bạn có thể bị dị ứng, nổi mẩn đỏ.

Nếu chưa bao giờ dùng tinh dầu tràm trà để súc miệng, hãy pha tinh dầu thật loãng để làm quen dần

Tìm hiểu kỹ tinh dầu tràm trà có nguy cơ gây kích ứng khi kết hợp với bất cứ thành phần nào của thuốc mà bạn đang sử dụng không.

Lô hội trị viêm lợi

Lô hội (nha đam) được tin dùng để chữa viêm lợi do có chứa chlorhexidine, có tác dụng làm sạch mảng bám. Ưu điểm khi sử dụng lô hội chữa viêm lợi là thuận tiện hơn các mẹo khác.

Bạn không cần đun sôi lọc lấy hỗn hợp dung dịch để súc miệng mà dùng trực tiếp gel lô hội nguyên chất. Nhờ đó hiệu quả điều trị lô hội càng cao.

Cách thực hiện:

  • Ngậm gel lô hội trong miệng khoảng 30 giây
  • Súc miệng lại bằng nước sạch
  • Bạn có thể thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để tăng hiệu quả trị viêm lợi.
Gel nha đam làm sạch mảng bám trên răng hiệu quả
Gel nha đam làm sạch mảng bám trên răng hiệu quả

Gel nghệ trị viêm lợi

Một giải pháp trị viêm lợi bằng gel nữa đó chính là gel nghệ. Trong nghệ có những hoạt chất giúp ngăn chặn việc hình thành mảng bám trên răng. Hơn nữa nghệ có tính kháng viêm vượt trội ngăn ngừa chảy máu chân răng, điều trị viêm lợi rất tốt,

Cách thực hiện:

  • Vệ sinh miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng và súc miệng nước muối
  • Bôi gel nghệ trực tiếp lên phần lợi bị viêm, sưng đỏ và đợi trong khoảng 10 phút
  • Súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ lượng gel nghệ còn sót lại
  • Để điều trị viêm lợi nhanh chóng, nên thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày. Duy trì được thói quen này, tình trạng viêm lợi sẽ được cải thiện đáng kể.

Điều trị viêm lợi chuyên sâu

Khi điều trị viêm lợi chuyên sâu, các nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn 2 giải pháp chính sau:

  • Cạo vôi răng

Cạo vôi răng là biện pháp làm sạch sâu chuyên nghiệp. Các nha sĩ sẽ làm sạch thân răng, loại bỏ mảng bám và cao răng. Công đoạn này loại bỏ triệt để vi khuẩn và mảng bám còn tồn đọng trên bề mặt răng. Điều này ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn và hỗ trợ điều trị viêm lợi.

  • Nắn chỉnh răng

Nếu nguyên nhân viêm lợi xuất phát từ việc răng khôn mọc không đúng vị trí hay các răng mọc lệch, chen chúc nhau thì việc phục hồi răng là cần thiết. Quá trình điều trị này giúp tránh tình trạng kích ứng nước gây sưng đỏ nướu.

Nếu bạn tiếp tục viêm lợi sau khi trám răng hay chỉnh hình nha khoa, hãy trao đổi lại ngay với bác sĩ trực tiếp điều trị để tìm giải pháp triệt để hơn.

Lưu ý khi chữa viêm lợi tại nhà

Nếu những triệu chứng ở giai đoạn đầu và bạn muốn áp dụng cách chữa tại nhà bằng thuốc hoặc mẹo vặt thì nhất định nên ghi nhớ những chú ý sau đây:

  • Chú ý vệ sinh răng: Giúp tránh trường hợp các mảng bám tồn tại quá lâu dài trên bề mặt răng tạo thành cao răng. Việc chú ý chăm sóc răng miệng trước khi điều trị cũng giúp kết quả của việc điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Lựa chọn nguyên liệu súc miệng: Bạn cần căn cứ vào tình trạng tổn thương cũng như những đặc tính của nguyên liệu để lựa chọn phù hợp. Nếu không sẵn có cần chọn địa chỉ uy tín để mua. Bảo quản nguyên liệu súc miệng ở nơi thoáng mát. Đồng thời không sử dụng trong thời gian quá lâu, tránh tình trạng nước súc miệng bị biến chất dù các thành phần đều từ nguyên liệu tự nhiên.
  • Hỏi ý kiến nha sĩ: Với đối tượng phụ nữ mang thai hoặc trong thời gian cho con bú phải hỏi ý kiến dược sĩ, nha sĩ trước khi quyết định sử dụng cách trị viêm lợi tại nhà.
  • Khám nha sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn: Nếu điều trị tại nhà mà nhận thấy các triệu chứng nặng hơn như sưng to, đau đớn, chảy máu chân răng vẫn tiếp diễn thì bạn nên đi khám. Điều trị kịp thời viêm lợi sẽ tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Chế độ chăm sóc khi bị viêm lợi

Sau khi điều trị viêm lợi nếu chủ quan trong chăm sóc răng miệng thì rất dễ bị tái phát lại. Để ngăn chặn triệt để nguy cơ bệnh viêm lợi quay lại bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng một cách khoa học nhất.

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là công đoạn quan trọng trong giai đoạn điều trị viêm lợi. Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách thì việc điều trị viêm lợi cũng không có hiệu quả. Do đó cần lưu ý:

  • Đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày: Bạn bên lựa chọn bàn chải mềm và dùng kem đánh răng có chứa flour. Chú ý thay bàn chải 3 tháng một lần vì bàn chải bị sờn, cũ quá dễ làm xước lợi và gây viêm lợi.
  • Dùng chỉ nha khoa và tăm nước để vệ sinh kẽ răng. Việc này giúp loại bỏ sạch mảnh vụn thức ăn mắc trong răng, tránh hình thành mảng bám và vi khuẩn tấn công gây viêm lợi. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến nha sĩ về việc sử dụng các loại bàn chải kẽ răng.
  • Vệ sinh lưỡi cẩn thận: Không chỉ cần quan tâm vệ sinh mỗi răng và khoang miệng mà còn cần chú ý vệ sinh lưỡi. Lưỡi nếu không được vệ sinh cẩn thận sẽ trở thành nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn gây viêm lợi.

Chế độ ăn

Một chế độ ăn lành mạnh sẽ tạo điều kiện phục hồi tình trạng lợi bị tổn thương nhanh hơn. Vì vậy bạn nên chú ý:

  • Không tiêu thụ quá nhiều muối: Thói quen ăn mặn, tiêu thụ quá nhiều muối hàng ngày là gia tăng nguy cơ bị tích nước. Từ đó, tình trạng sưng, viêm lợi càng trầm trọng hơn. Do đó trong giai đoạn điều trị viêm lợi bạn nên cố gắng tiêu thụ ít muối hoặc dùng những gia vị khác thay thế muối trong một thời gian.
  • Ăn nhiều bông cải xanh: Bông cải xanh chứa nguồn vitamin C và hoạt chất chống oxy hóa dồi dào. Nhờ đó giúp cơ thể tăng sức đề kháng để bảo vệ các tế bào ở lợi khỏi bị tổn thương.
  • Ăn nhiều cà rốt: Cà rốt rất giàu tiền chất của vitamin A – beta carotene. Khi hấp thụ chất này sẽ có tác dụng nhanh chóng chữa lành những tổn thương ở lợi. Đồng thời hàm lượng chất xơ dồi dào cũng giúp làm sạch các mảng bám trên bề mặt răng, ngăn chặn tình trạng viêm lợi lan rộng thêm.
  • Uống nước ấm mật ong mỗi ngày: Vitamin E trong mật ong giúp sát khuẩn khoang miệng, nhanh lành vết loét ở lợi và tái tạo tế bào mới.
  • Ăn nhiều sữa chua: Ăn sữa chua sẽ giúp sản sinh nhiều lactobacillus acidophilus – lợi khuẩn ức chế hoạt động của vi khuẩn gây viêm lợi.

Chữa viêm lợi ở đâu tốt nhất? Giá bao nhiêu

Trong trường hợp tái phát viêm lợi thường xuyên bạn cần khám nha sĩ để có hướng điều trị tốt nhất. Nếu bạn đang thắc mắc chữa viêm lợi ở đâu tốt nhất thì tham khảo ngay list bệnh viện, phòng khám nha khoa dưới đây:

1. Chữa viêm lợi tại Hà Nội

Sau đây là danh sách một số cơ sở chữa viêm lợi uy tín nhất Hà Nội:

  • Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt Trung Ương Hà Nội

Nhắc đến địa chỉ khám viêm lợi nào uy tín nhất, một gợi ý là bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội. Đây là nơi có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn về lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa và điều trị nha chu, có chính chỉ chuyên sâu về implant quốc tế và trong nước.

Phòng khám được trang bị hệ thống thiết bị thăm khám và chẩn đoán cao cấp, đạt tiêu chuẩn. Quy trình khám chữa viêm lợi tại đây sử dụng những công nghệ làm sạch lợi chuyên sâu nhất và tư vấn liệu pháp điều trị hiệu quả.

Chi phí khám bệnh: 70.000 – 1.300.000 VNĐ

Địa chỉ: 40 Tràng Thi – Hoàn Kiếm –  Thành phố Hà Nội.

  • Khoa răng – hàm – mặt bệnh viện Bạch Mai

Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ uy tín điều trị chuyên sâu các bệnh về nội khoa. Chuyên khoa răng – hàm – mặt của bệnh viện Bạch Mai sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao về nắn chỉnh răng và điều trị nha chu.

Bệnh viêm lợi cũng nằm trong danh mục bệnh răng miệng được điều trị chuyên sâu tại đây. Dịch vụ chăm sóc lợi và làm sạch sâu cũng đảm bảo chất lượng cao, đồng thời sát sao trong chăm sóc lợi sau phục hồi cho bệnh nhân.

Chi phí khám chữa và chăm sóc răng miệng tổng quát: Dao động 1.000.000 – 3.500.000 VNĐ

Địa chỉ: Tầng 1 – nhà A7 – 78 đường Giải Phóng – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội.

2. Chữa viêm lợi tại Hồ Chí Minh

Nếu bạn sống tại Hồ Chí Minh, tham khảo điều trị tại bệnh viện Răng – hàm – mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh. Đây là chuyên khoa đầu ngành trong điều trị nha khoa của Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh. Chuyên môn điều trị của bệnh viện đảm bảo uy tín, chi phí do Sở y tế quy định.

Chi phí khám chữa bệnh răng miệng: dao động 200.000 – 2.000.000 VNĐ.

Địa chỉ: 263 – 265 Trần Hưng Đạo – Phường Cô Giang – Quận 1 – TP.Hồ Chí Minh.

3. Chữa viêm lợi tại Huế

Nếu ở Huế, bạn nên tham khảo thông tin về bệnh viện Trung ương Huế. Bệnh viện được thành lập từ năm 1984, là bệnh viện Tây y đầu tiên của Việt Nam. Qua quá trình phát triển, bệnh viện Trung ưng Huế chuyên sâu tất cả các khoa bệnh. Khám răng miệng ở đây là một lựa chọn đúng đắn bởi độ uy tín về chất lượng và chi phí được NHà nước quy định.

Chi phí khám tổng quát và điều trị răng miệng: 200.000 2.000.000 VNĐ

Tùy vào mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ tư vấn chính xác về phương pháp điều trị cũng như mức giá.

Địa chỉ: 16 Lê Lợi – Thành phố Huế.

4.  Chữa viêm lợi ở Đà Nẵng

Một cơ sở điều trị viêm lợi uy tín được nhiều nhiều tin tưởng ở thành phố Đà Nẵng là bệnh viện Đà Nẵng. Đây là bệnh viện đa khoa trực thuộc Sở y tế thành phố Đà Nẵng. Chuyên khoa răng – hàm – mặt nằm trong hệ liên chuyên khoa của bệnh viện. Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện lâu năm, đảm bảo uy tín khám chữa bệnh và tận tâm theo sát bệnh nhân cả sau quá trình điều trị.

Chi phí khám và điều trị bệnh răng miệng theo Nhà nước quy định: 200.000 – 2.000.000 VNĐ

Địa chỉ: 124 Hải Phòng – Thạch Thang – Thành Phố Đà Nẵng.

Chi phí chữa viêm lợi ở nha khoa là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm. Tuy nhiên, theo từng mức độ viêm lợi mà hình thức điều trị lại khác nhau. Kéo theo đó là chi phí điều trị mỗi trường hợp lại khác nhau. Do đó để xác định được mức chi phí, trước tiên bạn cần khám nha sĩ để chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Viêm lợi sẽ không còn là nỗi phiền toái dai dẳng nếu bạn hiểu về bản chất cũng như những giải pháp khắc phục, phòng ngừa. Đây là tình trạng bệnh lý răng miệng khá phổ biến nên bạn nhất định cần biết những thông tin cơ bản nhất. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân trong mọi hoàn cảnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Quy trình nhổ răng sữa chi tiết với 5 bước cơ bản
Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền? Quy trình chi tiết

Nhổ răng sữa cho trẻ là một thao tác đơn giản, nhưng cũng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên...

tưa lưỡi
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tưa lưỡi. Bệnh lý này nếu không được...

Trong vỏ chuối có rất nhiều thành phần có lợi cho men răng
Hướng Dẫn Cách Làm Trắng Răng Bằng Vỏ Chuối Hiệu Quả Nhất

Vỏ chuối là phần mà chúng ta thường bỏ đi nhưng lại có công dụng vô cùng tốt trong quá trình làm đẹp, không cần...

[REVIEW] TOP12 Địa chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp TPHCM Tốt Nhất
[REVIEW] TOP12 Địa chỉ Bọc Răng Sứ Trả Góp TPHCM Tốt Nhất

Bọc răng sứ hiện đang là một trong những dịch vụ chỉnh nha thẩm mỹ thu hút đông đảo khách hàng. Tuy nhiên, chi phí...

Viêm nha chu mãn tính là hiện tượng những mô nha chu đã bị viêm nhiễm rất nặng
Viêm nha chu mãn tính và phương án điều trị hiệu quả

Viêm nha chu mãn tính là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm. Nếu lúc này người bệnh không được phát hiện, điều trị...

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền là vấn đề được nhiều người quan tâm
Trồng Răng Nanh Bao Nhiêu Tiền? Phương Pháp Trồng Răng Nanh

Trồng răng nanh bao nhiêu tiền một cái luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân khi xảy ra sự...

Thời răng trồng răng sứ sẽ được bác sĩ quyết định dựa theo từng trường hợp cụ thể
Trồng Răng Sứ Mất Bao Lâu Thời Gian Để Hoàn Thành? Giải Đáp Chi Tiết

Trồng răng sứ mất bao lâu? Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc về phương pháp phục hình răng thẩm...