Hỏi Đáp

Các Mức Độ Sâu Răng Và Phương Pháp Đặc Trị Cần Biết

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến. Tuy nhiên không phải ca bệnh sâu răng nào cũng giống nhau mà chia ra thành nhiều cấp độ. Các mức độ sâu răng là cơ sở khoa học để phản ánh tình trạng sâu răng. Tương ứng với mỗi mức độ sâu răng sẽ có phương pháp đặc trị riêng biệt. Vì vậy, để mọi người hiểu rõ hơn về sâu răng, chúng tôi sẽ chia sẻ các tiêu chí để phân biệt mức độ sâu răng và phương pháp đặc trị cụ thể.

Các mức độ sâu răng bạn nên biết

Việc nhận biết được mức độ sâu răng là điều cần thiết. Các nghiên cứu cho thấy có 3 mức độ sâu răng thường gặp nhất. Đây là cơ sở để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Vậy có những tiêu chí nào để xác định được các cấp độ sâu răng?

Mức độ 1: Sâu răng nhẹ, sâu men răng

Răng sâu mức độ 1 là giai đoạn đầu của các mức sâu răng, hay còn gọi là thời kỳ chớm sâu răng (sâu men răng).

  • Triệu chứng:

Ở giai đoạn này bạn sẽ chưa cảm thấy các cơn đau do hiện tượng sâu răng. Đồng thời, việc ăn các thực phẩm cay, nóng hay quá lạnh cũng không khiến bạn cảm thấy ê buốt.

  • Biểu hiện:

Biểu hiện rõ ràng nhất của sâu men răng là sự thay đổi màu men răng trên bề mặt răng. Ở giai đoạn này răng bạn sẽ chuyển từ màu trắng sang màu trắng đục hoặc ngả nâu.

Sự đổi màu ban đầu có thể chỉ có một vệt trắng đục hoặc lốm đốm màu đen. Những vết ngả màu này ở trên bề mặt ngoài hoặc mặt nhai của răng mà chưa nghiêm trọng đến mức tạo thành lỗ sâu.

Chính vì không cảm thấy đau đớn cũng như tạm thời chưa gây nguy hiểm gì nên rất nhiều bệnh nhân sâu răng chủ quan và bỏ qua giai đoạn này.

  • Phương pháp chẩn đoán:

Việc chẩn đoán sâu răng ở giai đoạn 1 chỉ được thực hiện bằng mắt thường hoặc các phương tiện hỗ trợ chẩn đoán khác. Các nha sĩ không thăm khám quá sâu để tránh làm sập lớp bề mặt của tổn thương. Cụ thể:

Tiến hành thăm khám bằng mắt: Thổi khô bề mặt răng tổn thương sẽ thấy các vết trắng, mất độ nhẵn bóng. Độ chính xác của phương pháp này dao động trên dưới 90%. Các vết trắng chỉ có thể nhìn thấy sau khi thổi khô là những phần sâu răng có khả năng hồi phục.

Phương pháp phục hồi đơn giản nhất là tái khoáng. Ở tình trạng sâu răng đơn giản này không cần thiết phải mài răng. Những vết trắng có thể nhìn thấy ngay ở trạng thái ướt không cần phải làm khô răng thì khả năng hồi phục sẽ rất khó.

Chụp phim cắn cánh (một loại phim chụp chuyên biệt dùng trong nha khoa): Để xác định men răng có diễn ra sự hủy khoáng hay không.

  • Điều trị:

Nếu đã xác định được răng bị tổn thương ở giai đoạn sâu men răng thì phương pháp điều trị sâu răng sẽ khá đơn giản. Các nha sĩ sẽ chỉ định bôi gel Fluor 10% liên tục trong 5 – 6 tháng, tổn thương được hồi phục hoàn toàn.

Dùng kem đánh răng chứa flo để điều trị sâu men răng
Dùng kem đánh răng chứa flo để điều trị sâu men răng

Mức độ 2: Mức độ sâu răng ngà nông

Sâu răng ngà nông là giai đoạn thứ 2 trong các mức độ sâu răng. Ở giai đoạn này lỗ sâu bắt đầu lan rộng hơn tạo thành những lỗ hổng có thể nhìn rõ bằng mắt thường. Nguyên nhân do giai đoạn này vi khuẩn đã phá hủy qua lớp men răng, tấn công tới các mô ngà răng.

  • Triệu chứng:

Bệnh nhân có thể cảm thấy ê buốt nhưng vẫn ở mức độ chưa rõ ràng. Cụ thể là chỉ ê buốt khi có kích thích, ngừng kích thích thì hết ê buốt.

  • Biểu hiện:

Các lỗ sâu xuất hiện với kích thước nhỏ, chỉ khoảng 2mm, màu vàng hoặc đen. Đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất của giai đoạn sâu răng ngà nông.

  • Phương pháp chẩn đoán:

Nhìn bằng mắt thường: lỗ sâu đổi màu. Sở dĩ có sự thay đổi màu sắc này là do tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của tổn thương. Khám bằng thám châm (một khí cụ nha chu): nhận rõ thấy đáy lỗ sâu gồ ghề, có nhiều ngà mềm. Chỉ dùng phương pháp này chẩn đoán khi thực sự có lỗ sâu và không hề liên quan đến tủy.

  • Lưu ý:

Đối với răng sữa ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn giữa sâu răng ngà nông với sún răng.  Sún răng hay gặp ở vị trí răng cửa trên. Tổn thương ở trường hợp sún răng bắt đầu ở mặt ngoài răng cửa, ăn sang hai bên.

Dạng tổn tổn thương này có nhiều sắc tố đen, tuy nhiên trẻ thường không thấy buốt gì. Sún răng và sâu răng ngà nông sẽ có hai hướng để điều trị khác hẳn nhau. Do đó cần quan sát kỹ các triệu chứng, biểu hiện ở răng của trẻ để tránh nhầm lẫn.

  • Điều trị:

Ở giai đoạn này, lời khuyên của các bác sĩ là nên lựa chọn giải pháp trám răng ngay lập tức. Ở trường hợp sâu ngà răng nông nặng hơn, có thể phải kết hợp cả hai giải pháp hàn và trám răng.

Trám kiểm soát sâu răng là loại bỏ toàn bộ các cấu trúc răng bị phá hủy không hồi phục hoặc bị  nhiễm khuẩn. Tiếp đó sử dụng các vật liệu trám để bao phủ bề mặt răng, làm ngừng tiến triển của bệnh.

Phương pháp trám răng luôn phải kèm theo các biện pháp dự phòng, ngăn chặn tình trạng vi khuẩn gây sâu răng tái phát và phát triển mạnh mẽ, lan rộng hơn.  Các răng sau khi được trám để kiểm soát sâu răng ngà nông sẽ được theo dõi. Nếu tình hình chưa ngăn được nguy cơ lan rộng ở mức triệt để, các nha sĩ sẽ tiến hành hàn răng vĩnh viễn.

Hàn trám răng để điều trị sâu răng ngà nông
Hàn trám răng để điều trị sâu răng ngà nông
  • Chỉ định loại răng sâu ngà nông có thể điều trị trám răng:
  • Ngà sâu răng ở trạng thái tương đối mềm. Như vậy sẽ dễ tác động loại bỏ mô sâu ngà nông, mang lại hiệu quả cao hơn.
  • Lỗ sâu lan rộng bằng khoảng 1/2 chiều dày của ngà răng.
  • Các tổn thương sâu răng gây bất lợi cho sức khỏe của tủy. Khi đó cần điều trị trám răng để ngăn chặn kịp thời các nguy cơ.
  • Tổn thương sâu răng có nghi ngờ bệnh lý tủy.

ĐỌC NGAY:

Mức độ 3: Mức độ sâu răng ngà sâu

Sâu răng ngà nông nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tiến triển rất nhanh, ăn sâu vào tủy. Đây là giai đoạn sâu răng ngà sâu. Các lỗ sâu răng tương đối lớn xuất hiện do axit đã ăn mòn men răng đáng kể.

Nguyên nhân chính dẫn đến mức độ sâu răng ngà sâu là axit do vi khuẩn chuyển hóa phá hủy lớp men răng. Tiếp đó phá hủy lớp ngà răng, tạo thành lỗ sâu nông. Dần dần, lỗ sâu càng vào trong sâu hơn. Đây là cơ sở để phát triển thành giai đoạn sâu răng ngà sâu.

Giai đoạn này là nguy hiểm nhất trong các mức độ sâu răng. Vi khuẩn sẽ tấn công qua lớp ngà nông, tiến thẳng vào tủy gây tình trạng sâu răng lộ tủy hoặc nguy hiểm hơn là viêm tủy.

Lúc này các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tiếp xúc trực tiếp với tủy răng, vì vậy gây đau nhức dữ dội. Ở trường hợp nặng hơn do không kịp thời chữa trị, thậm chí bệnh nhân còn có nguy cơ bị viêm tủy cấp tính.

Thời gian càng để lâu thì các vết sâu sẽ càng lan rộng ra các răng khác. Khi sâu răng ở mức độ sâu ngà nông, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân tiếp nhận liệu pháp điều trị hàn và trám răng.

Điều này sẽ ức chế tốc độ lây lan của vi khuẩn gây sâu răng, tránh làm tổn thương đến tủy răng. Khi tủy đã tổn thương, mức độ bao phủ không còn đáng kể thì việc trám, hàn cũng không còn tác dụng nhiều nữa.

Các nghiên cứu chuyên sâu nha khoa chỉ rõ sự khác biệt giữa sâu ngà nông và sâu là chiều sâu của lỗ sâu. Nếu lỗ sâu dưới 2mm là sâu ngà nông. Nếu lỗ sâu răng có chiều sâu từ 2mm trở lên là sâu ngà sâu.

Trong các mức độ sâu răng, sâu răng ngà nông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các tình trạng răng vô cùng nguy hiểm như áp xe răng, viêm xương hàm,… thậm chí là nhiễm trùng máu.

  • Triệu chứng:

Trong quá trình diễn ra sâu răng, giai đoạn này răng nhạy cảm hơn. Do đó bạn dễ bị đau khi tiếp xúc với đồ ăn chua, quá nóng hoặc quá lạnh. Răng sâu ngà sâu sẽ ê buốt kéo dài khi gặp các kích thích. Thậm chí cảm giác ê buốt xuất hiện ngay cả khi không có các kích thích.

Các cơn đau ngày càng thường xuyên và kéo dài liên tục. Thậm chí bệnh nhân còn phát sốt nhẹ. Khả năng nhai, nuốt thức ăn khó khăn

  • Biểu hiện:

Lỗ sâu lớn, đạt kích thước 2 – 4 mm. Trong lỗ sâu có thể có thức ăn

  • Phương pháp chẩn đoán:

Kiểm tra lỗ sâu: sâu răng giai đoạn ngà sâu có lỗ sâu phát triển khoảng trên 3mm. Có trường hợp trên bề mặt răng chỉ là lỗ sâu rất nhỏ nhưng bên trong đã phá ra rất rộng.

Thử nghiệm xì nước hoặc hơi vào lỗ sâu thì người bệnh đau. Chụp phim răng để chẩn đoán chính xác nhất

  • Điều trị:

Chắc chắn ở giai đoạn sâu răng ngà sâu, phương pháp tái khoáng sẽ không còn thiết thực. Thay vào đó là những phương pháp điều trị chuyên sâu hơn:

  • Khoan để tạo lỗ hàn
  • Tiến hành nạo nhẹ nhàng, sạch thức ăn trong lỗ sâu và các ngà mủn
  • Sát trùng vết sâu để điều trị sâu răng
  • Tiến hành hàn Eugenate đối với sâu ngà sâu mức độ nhẹ để tiếp tục theo dõi.
  • Với sâu ngà sâu ở mức độ nhẹ, thực hiện trám răng sâu vĩnh viễn.

Lưu ý:

  • Sử dụng chất liệu hàn trám thật chắc để hàn thật chắc vào răng, trám đầy vào chỗ khuyết của răng. Mục đích để không tồn động vi khuẩn và thức ăn vào hốc sâu răng. Từ đó giúp nhằm ngăn chặn hậu sâu răng ngà sâu nặng hơn, giữ được thẩm mỹ.
  • Riêng đối với lứa tuổi học đường, tỷ lệ các em mắc bệnh răng miệng rất phổ biến. Vì vậy vấn đề điều trị dự phòng từ khi sâu ngà tránh được đặt lên hàng đầu để phòng ngừa những biến chứng.
Sâu răng ngà sâu cần được điều trị kịp thời
Sâu răng ngà sâu cần được điều trị kịp thời

Lưu ý trong điều trị ở các mức độ sâu răng

Các mức độ sâu răng đều có những nguy cơ nguy hiểm riêng. Do đó tuyệt đối không chủ quan ở bất cứ mức độ sâu răng nào. Để điều trị hiệu quả các giai đoạn sâu răng, bạn nhất định cần nhớ những lưu ý sau.

1. Điều trị kịp thời

  • Mức độ sâu men răng: Đây là mức độ nhẹ nên nhiều người chủ quan điều trị sâu răng giai đoạn đầu. Biện pháp tái khoáng răng phần sâu là cần thiết. Dùng dung dịch gồm: fluoro, calcium và phosphate, fluoro trám vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này nhằm thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Nếu bạn chủ quan vì nghĩ đây là giai đoạn ít nguy hiểm trong các giai đoạn của sâu răng sẽ rất nguy hiểm. Phần lỗ sâu mới hình thành không được trám kịp thời ngày càng lan rộng hơn.
  • Mức độ sâu ngà nông: Cần trám kịp thời bằng các vật liệu nha khoa để ngăn chặn ngay các lỗ sâu phát triển. So với sâu răng giai đoạn đầu, tầm quan trọng của tính kịp thời trong điều trị càng được đặt ra cao hơn.
  • Mức độ sâu ngà sâu: Đây đã là mức nặng nhất trong các giai đoạn sâu răng. Nếu còn không tiếp nhận điều trị, sẽ cực kỳ nguy hiểm. Nếu khám kịp thời khi phát hiện các dấu hiệu sâu răng ngà sâu giúp nha sĩ xử lý được vấn đề tận gốc với phương án hàn răng vĩnh viễn. Nhờ vậy mà ngăn chặn được nguy cơ tiến triển nguy hiểm hơn.
Điều trị kịp thời ngay khi nhận ra dấu hiệu sâu răng
Điều trị kịp thời ngay khi nhận ra dấu hiệu sâu răng

2. Vệ sinh răng miệng

Dù ở giai đoạn sâu răng nào thì vệ sinh răng miệng đúng cách là điều bắt buộc.

Mục đích:

  • Lấy sạch mảng bám bề mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong của răng
  • Làm sạch khe lợi
  • Ngăn ngừa vi khuẩn sâu răng phát triển

Phương pháp:

  • Chọn bàn chải đầu tròn, lòng bàn chải phải mềm
  • Chải răng đảm bảo đủ mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong răng
  • Đối với răng cửa, chải răng xoay tròn. Đối với răng hàm, chải chếch góc 45 độ trong 3 phút.
  • Đối với kẽ răng phải dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

3. Chế độ ăn

Để phòng ngừa các giai đoạn sâu răng, nha sĩ khuyến cáo tất cả mọi người nên duy trì chế độ ăn lành mạnh. Khuyến cáo mức tiêu thụ đường chỉ khoảng 500g/người/tháng. Điều này nhằm giảm đáng kể tỉ lệ sâu răng.

Khuyến khích dùng  các chất ngọt không phải đường thay thế trong chế độ ăn hàng ngày như: Sorbitol, Malnitol, Si rô glucose thuỷ phân,…  Đây là những chất ngọt được khuyến cáo là đủ độ an toàn, không có nguy cơ cao gây sâu răng.

Tuân thủ tỷ lệ đường đã được quy định để ngăn ngừa các mức độ sâu răng
Tuân thủ tỷ lệ đường đã được quy định để ngăn ngừa các mức độ sâu răng

Các mức độ sâu răng đầu rất nguy hiểm nếu không được tiếp nhận phác đồ điều trị kịp thời. Do đó bạn đừng bao giờ chủ quan dù đang ở giai đoạn sâu răng nào. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn theo dõi được chính xác hơn dấu hiệu của các giai đoạn sâu răng.Từ đó có phá đồ điều trị kịp thời nhất để sớm khôi phục được tình trạng sức khỏe răng miệng.

CLICK ĐỌC NGAY:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Áp xe răng là gì? Hình ảnh, cách phát hiện và điều trị hiệu quả
Áp Xe Chân Răng Là Gì? Cách Phát Hiện Và Điều Trị Hiệu Quả 2023

Áp xe răng thường là hệ quả của việc không điều trị viêm hốc răng, sâu răng hoặc vệ sinh răng miệng kém. Khi áp...

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Viêm lợi sưng má là hiện tượng lợi bị sưng viêm gây ra sưng má
Viêm lợi sưng má có nguy hiểm không và 3 cách khắc phục đơn giản

Viêm lợi sưng má là một trong những bệnh lý về răng miệng có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên nhiều người băn...

Tùy từng trường hợp mà số lần rơ lưỡi cho trẻ cũng khác nhau
Rơ lưỡi cho trẻ nhỏ – Giải đáp chi tiết các thắc mắc các mẹ cần biết

Rơ lưỡi được biết tới là phương pháp có tác dụng giúp cho bé tránh được các bệnh liên quan tới răng miệng. Nhưng phần...

Hơi thở có mùi là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý răng miệng
Sâu răng hôi miệng – Nguyên nhân và top giải pháp hiệu quả nhất

Sâu răng là một bệnh lý gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Không chỉ vậy mà còn mang đến những nỗi phiền...

Bọc răng sứ trả góp
Review Bọc Răng Sứ Trả Góp Tại Trung Tâm ViDental Clinic

Bọc răng sứ trả góp tại trung tâm ViDental Clinic được xem là giải đáp “cứu nguy” cho những bệnh nhân có nhu cầu phục...

Bệnh hôi miệng nguyên nhân do đâu? Cách điều trị hơi thở có mùi
Bệnh Hôi Miệng Do Đâu? Cách Trị Hơi Thở Có Mùi Hiệu Quả

Hôi miệng, miệng hôi thối là tình trạng thường gặp. Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng hơi thở “rau mùi” sẽ làm...

Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua
Niềng Răng Invisalign TPHCM: Top 11 Địa Chỉ Bạn Không Thể Bỏ Qua

Niềng răng Invisalign là phương pháp khá khó, đòi hỏi kỹ thuật cao và đội ngũ bác sĩ có tay nghề giỏi. Tuy nhiên, không...

ReviewNK