Hỏi Đáp

Quá Trình Sâu Răng Diễn Ra Như Thế Nào, Từng Giai Đoạn Cụ Thể Nhất

Sâu răng là một trong những bệnh lý về răng miệng khá phổ biến ở nước ta, xảy ra ở mọi độ tuổi khác nhau. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tủy, áp xe răng, thậm chí là rụng răng. Để hiểu rõ quá trình sâu răng diễn ra như thế nào, mời các bạn theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây!

Quá trình sâu răng diễn ra thế nào? Các giai đoạn của sâu răng

Thông thường, quá trình sâu răng diễn ra trong khoảng từ 1 đến 2 năm, tính từ lúc vi khuẩn sâu răng xâm nhập, tấn công vào răng cho đến khi hình thành các lỗ sâu. 

Quá trình này trải qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:

Quá trình sâu răng trải qua 4 giai đoạn
Quá trình sâu răng trải qua 4 giai đoạn

Giai đoạn 1: Sâu men răng

Ở giai đoạn này, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những đốm trắng đục và màu răng bắt đầu ngả sang màu hơi ố vàng vì axit hòa tan các chất khoáng có trong men răng. Sau đó, vi khuẩn tiếp tục ăn mòn dần làm bề mặt răng trở nên gồ ghề.  

Thực tế, sâu răng giai đoạn đầu sẽ chưa có những dấu hiệu rõ ràng, tình trạng sâu men cũng không gây đau nhức hay cảm giác khó chịu cho người bệnh. Vì thế, chúng ta thường rất khó phát hiện giai đoạn đầu của tình trạng sâu răng.

Giai đoạn 2: Sâu ngà răng

Sau khi vi khuẩn gây sâu răng tấn công men răng, chúng tiếp tục phát triển và tạo ra các lỗ sâu. Chúng ăn sâu vào và nhanh chóng phá hủy ngà răng, vùng sâu bắt đầu chuyển sang màu đen.

Ở giai đoạn phát triển này, bạn sẽ cảm thấy ê buốt và có cảm giác đau nhức khi ăn nhai. Đặc biệt khi răng bị kích thích bởi đồ ăn nóng hoặc lạnh.

Giai đoạn 3: Viêm tủy răng

Khi ngà răng bị tổn thương, các vi khuẩn tiếp tục tấn công vào trong tủy của răng, lỗ sâu càng ngày càng lớn. Lúc này bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức dữ dội, nhất là vào ban đêm. Đây còn được gọi là tình trạng viêm tủy cấp tính.

Giai đoạn 4: Chết tủy

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình diễn ra sâu răng, sâu răng đã ăn vào tủy. Ở giai đoạn này, tủy răng đã bị ảnh hưởng nặng nề do vi khuẩn tích tụ nhiều gây tổn thương chân răng, xương ổ răng và vùng quanh chóp. Điều này dẫn đến tình trạng chết tủy, răng bị phá hủy không thể hồi phục được.

Nguyên nhân khiến cho bệnh sâu răng hình thành và phát triển

Sau đây chúng tôi sẽ chỉ ra một số nguyên nhân khiến cho bệnh sâu răng hình thành và phát triển:

Do chế độ ăn uống hàng ngày

Một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình hình hình thành và phát triển sâu răng là việc ăn các loại thức ăn có chứa nhiều lượng đường. Các loại thực phẩm chứa đường và có khả năng gây bệnh sâu răng cao như sữa, bánh, kẹo ngọt,…

Do vậy,  khi chúng ta ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng đường này mà không vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì rất dễ bị sâu răng và phát triển nhanh chóng.

XEM THÊM:

Do cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng mỗi ngày

Để có một hàm răng khỏe mạnh, săn chắc chúng ta phải làm vệ sinh thường xuyên, nhất là sau khi ăn. Nếu không chăm sóc răng miệng đều đặn thì sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển và gây nhiều biến chứng nặng nề.

Bên cạnh đó, việc chải răng không đúng cách còn gây tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây ra bệnh viêm lợi.

Không chú ý đến các giai đoạn của quá trình sâu răng

Như đã nói ở trên, sâu răng phát triển theo từng giai đoạn và ở mỗi giai đoạn sẽ có cách điều trị và hồi phục khác nhau. Vì vậy, nếu bạn không quan tâm đến các giai đoạn của sâu răng thì sẽ không phát hiện triệu chứng sớm. 

Điều này dẫn đến tình trạng sâu răng ngày càng phát triển nặng, làm cho răng không còn cách để cứu chữa và phải nhổ bỏ.

Bệnh sâu răng hình thành do nhiều nguyên nhân
Bệnh sâu răng hình thành do nhiều nguyên nhân

Cách điều trị cho từng giai đoạn của quá trình sâu răng

Để ngăn quá trình sâu răng phát triển, bạn cần theo dõi và chăm sóc răng miệng một cách thường xuyên. Khi thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn, đưa ra phương pháp điều trị kịp thời tránh cho bệnh sâu răng ngày càng nặng và gây ra biến chứng nguy hiểm.

Tùy vào mức độ và tình trạng sâu răng, bác sĩ sẽ đưa cho bạn phương pháp điều trị thích hợp, cụ thể như sau:

Phương pháp tái khoáng

Khi sâu răng mới chớm ở phần men răng  (sâu răng giai đoạn đầu), nha sĩ có thể áp dụng phương pháp tái khoáng để phục hồi phần men răng đã bị tổn thương.

Tái khoáng là cách cơ thể phục hồi hàm răng một cách tự nhiên. Tái khoáng giúp lấp đầy các mảng răng bị mài mòn bằng cách bổ sung các khoáng chất bị mất. Bạn có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách ăn uống lành mạnh.

Những thực phẩm giàu canxi sẽ cung cấp lượng khoáng chất cần thiết để răng khỏe mạnh như trứng, các loại cây họ đậu, rau củ quả giàu chất xơ, hải sản, thịt gia cầm,…

Ngoài ra, cần chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách cũng giúp phục hồi phần khoáng chất bị mất và củng cố lại men răng bị suy yếu.

Trám răng

Khi sâu răng đã hình thành các lỗ sâu và chạm đến ngà răng (giai đoạn sâu răng phát triển), bác sĩ có thể tiến hành làm sạch lỗ sâu và trám răng để lấp kín lỗ sâu đó lại, ngăn cho vi khuẩn phát triển và tấn công vào lỗ sâu ngày một to hơn.

Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là phương pháp khôi phục lại hình dáng và chức năng của răng bị sâu bằng một loại vật liệu nha khoa đặc biệt. 

Thông thường, lựa chọn vật liệu trám răng nào phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn. Trong đó có thể kể đến các vật liệu phổ biến hiện nay như Amalgam, xi măng, Inlay/Onlay và Composite.

Bọc răng sứ

Nếu phát hiện bị sâu răng khi đã ở giai đoạn nặng và vi khuẩn đã chạm đến tủy răng, bác sĩ sẽ nhanh chóng điều trị tủy, tránh cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm lây lan ra xương hàm cũng như các răng ở vị trí khác. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt men răng và bọc răng sứ lên trên răng bị sâu để bảo vệ một cách tối đa.

Phương pháp bọc răng sứ cho răng sâu giúp tăng độ bền chắc cho chiếc răng bị tổn thương. Đặc biệt, răng sau khi đã điều trị tủy thường giòn hơn và rất dễ bị gãy vỡ. Vậy nên, mão sứ sẽ bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn và những tác động khác.

Nhổ răng và trồng răng thay thế

Nếu ở giai đoạn 3, bạn vẫn chưa có phương pháp điều trị sâu răng, nguy cơ mất răng là rất cao. Vì khi này vi khuẩn đã tấn công vào sâu bên trong tủy, dẫn đến tình trạng chết tủy và răng không còn khả năng phục hồi.

Để điều trị dứt điểm và tránh lây lan sang các răng khác, không còn cách nào khác bạn cần phải nhổ răng và tiến hành trồng răng thay thế cho răng thật.

Biện pháp phòng tránh sâu răng

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy tốt hơn hết chúng ta nên học cách bảo vệ và phòng ngừa bệnh sâu răng ngay khi hàm răng vẫn còn chắc khỏe. 

Dưới đây là các biện pháp giúp bạn phòng tránh và ngăn ngừa sâu răng:

Đánh răng đúng cách

Bạn nên chải răng sạch sẽ ít nhất 2 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên chải răng trước khi đi ngủ và sau khi ăn để ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn sâu răng. Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với khuôn miệng của mình, không nên sử dụng bàn chải có lông quá cứng dẫn đến tổn thương nướu và mài mòn men răng.

Ngoài ra, nên thay bàn chải mới khoảng 3 tháng/lần và lựa chọn loại kem đánh răng có chứa nhiều Fluor, canxi để giúp men răng luôn chắc khỏe.

Bên cạnh việc chải răng đúng cách, bạn nên kết hợp với súc miệng nước muối hoặc nước súc miệng được mua từ nhà thuốc để vệ sinh sạch sẽ các ngóc ngách, kẽ răng trong khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn một cách tối đa.

Đánh răng đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn sâu răng
Đánh răng đúng cách để ngăn chặn vi khuẩn sâu răng

Có chế độ ăn uống hợp lý

Không chỉ chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cần phải kết hợp với thực đơn ăn uống hợp lý hàng ngày. 

Bạn nên hạn chế ăn nhiều loại thức ăn có chứa lượng đường lớn hay sử dụng các loại đồ uống có chứa các chất kích thích và thức uống có ga (rượu, cà phê, các loại nước soda,…). Bởi các loại thức ăn, đồ uống này là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng.

Thăm khám nha khoa theo định kỳ

Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ là biện pháp phòng ngừa sâu răng quan trọng nhất. Các bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng răng miệng và phát hiện sớm những bệnh lý để có phương án điều trị kịp thời.

Sâu răng là bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu để lâu, không được chữa trị bệnh sâu răng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ về quá trình sâu răng, các giai đoạn sâu răng cũng như cách điều trị và phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

CLICK ĐỌC NGAY:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bé 10 tháng chưa mọc răng chưa hẳn là điều gì bất bình thường
Bé 10 tháng chưa mọc răng có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Với nhiều bậc phụ huynh, bé 10 tháng chưa mọc răng là một nỗi lo lắng rất lớn. Đây là dấu mốc rất quan trọng...

Áp xe răng là gì? Hình ảnh, cách phát hiện và điều trị hiệu quả
Áp Xe Chân Răng Là Gì? Cách Phát Hiện Và Điều Trị Hiệu Quả 2023

Áp xe răng thường là hệ quả của việc không điều trị viêm hốc răng, sâu răng hoặc vệ sinh răng miệng kém. Khi áp...

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Thái – Chuyên gia bọc răng sứ không mài nhỏ Nano Biotech

Bọc răng sứ là một trong những phương pháp nha khoa được rất nhiều người ưa chuộng để cải thiện nụ cười và khắc phục...

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không
Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Tìm hiểu nguyên nhân và biến chứng có thể xảy ra

Trẻ 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Nguyên nhân nào khiến cho bé mọc răng bị muộn như vậy? Tình trạng này gây...

Trồng răng sứ Titan vừa an toàn vừa đáp ứng tính thẩm mỹ
Trồng Răng Sứ Titan: Ưu, Nhược Điểm, Quy Trình Và Cách Chăm Sóc

Hiện nay có rất nhiều loại răng bọc sứ khác nhau, có thể kể đến một số loại như: Răng sứ kim loại, răng sứ...

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự
Giải đáp thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây...

Hơi thở có mùi là dấu hiệu nhận biết các bệnh lý răng miệng
Sâu răng hôi miệng – Nguyên nhân và top giải pháp hiệu quả nhất

Sâu răng là một bệnh lý gây nhiều nguy hại cho sức khỏe răng miệng. Không chỉ vậy mà còn mang đến những nỗi phiền...

Niềng Răng Ở Đâu Tốt? Top 12 Địa Chỉ Chỉnh Nha Uy Tín Nhất
Niềng Răng Ở Đâu Tốt? Top 12 Địa Chỉ Chỉnh Nha Uy Tín Nhất

Hà Nội và Sài Gòn là hai thành phố lớn và đông dân nhất cả nước. Chính vì vậy mà nhu cầu khám chữa người...

ReviewNK