Hỏi Đáp

Sâu răng nổi hạch – Dấu hiệu nguy hiểm không thể xem thường

Sâu răng nổi hạch là tình trạng nhiều bệnh nhân gặp phải. Lúc này, người bệnh không chỉ đau ở răng mà còn bị cảm giác nhức nhối, khó chịu vùng hạch “hành hạ”. Vậy đây có phải triệu chứng nguy hiểm không và bao lâu sẽ hết? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chính xác.

Bị sâu răng có nổi hạch không? Tại sao?

Sâu răng xảy ra do sự tích tụ của thức ăn thừa và vi khuẩn, bệnh phá hủy men răng, làm hỏng lớp ngà rồi xâm nhập vào tủy, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Đôi khi, sâu răng nổi hạch khiến nhiều người không khỏi lo lắng về tình trạng đang gặp phải.

Thực tế, việc sâu răng bị nổi hạch cổ hoặc các bộ phận khác hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi hạch là một tổ chức lympho có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như cổ, bẹn, nách, xương đòn… Ở trạng thái thông thường, cơ thể khỏe mạnh thì hạch “ẩn náu”, khó có thể sờ hoặc phát hiện bằng mắt thường. Nhưng khi cơ thể đang bị tấn công bởi vi khuẩn, yếu tố viêm nhiễm thì hạch sẽ sưng to để chống lại, từ đó gây nên những cơn đau nhức.

Bệnh nhân sâu răng bị nổi hạch ở cổ gây đau nhức
Bệnh nhân sâu răng bị nổi hạch ở cổ gây đau nhức

Nếu sâu răng nổi hạch, cho thấy chiếc răng bị bệnh đã gây viêm. Bởi việc người bệnh nuốt nước bọt sẽ vô tình cuốn trôi vi khuẩn qua họng, gây nhiễm trùng và tạo hạch ngay tại vị trí đó. Các nốt hạch có khả năng di động tốt, khi nhấn vào sẽ thấy cảm giác đau rõ rệt.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân có thể bị nổi hạch vì vấn đề viêm nhiễm nào đó mà không liên quan đến sâu răng. Do vậy, để xác định chính xác tình trạng đang gặp phải, mỗi người cần chủ động liên hệ bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Sâu răng nổi hạch có hiểm không? Bao lâu thì hết?

Sâu răng nổi hạch cổ không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức mà còn đe dọa nhiều vấn đề nguy hiểm. Bởi lúc này, có thể chiếc răng sâu đã bắt đầu viêm nhiễm, hỏng tủy. Khi các nốt hạch do bệnh sâu răng không được xử lý có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như:

  • Viêm chân răng: Chân răng viêm nhiễm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây hại mô xương. Lâu dần, tình trạng này khiến răng lung lay, thậm chí có thể gãy rụng nếu không được can thiệp sớm.
  • Viêm xương hàm dẫn đến hoại tử: Khi tình trạng viêm nhiễm nặng không được xử lý, sự phát triển của hạch không đủ để chống lại vi khuẩn khung xương hàm sẽ dễ bị viêm nhiễm. Nếu kéo dài có thể dẫn đến hoại tử, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc răng miệng.
  • Sưng nướu: Nếu sâu răng nổi hạch không được điều trị sớm còn có thể gây sưng nướu, thậm chí hình thành nên các túi mủ chân răng.
  • Lây lan viêm nhiễm cho các răng lân cận: Lúc này viêm nhiễm đã lan rộng và rất khó để điều trị, bệnh nhân sẽ phải đối diện với nguy cơ mất nhiều răng.
  • Mất răng: Viêm nhiễm không được xử lý triệt để tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và làm răng tổn thương trầm trọng. Bệnh nhân chắc chắn sẽ bị mất răng vĩnh viễn vì lúc này các biện pháp bảo tồn gần như là vô ích.
  • Sụt cân, sức khỏe suy giảm: Đau nhức răng, nổi hạch khiến bệnh nhân vô cùng mệt mỏi. Vì thế mà việc sinh hoạt, ăn uống sẽ bị cản trở rất nhiều. Nếu để kéo dài, bệnh nhân bị sụt cân kèm theo nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Sâu răng nổi hạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Sâu răng nổi hạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Thông thường, hạch sẽ xuất hiện và tự lặn mất sau khoảng 5-7 ngày. Tuy nhiên, nếu viêm nhiễm của bệnh răng sâu ở mức trầm trọng thì hạch có thể sưng to và gây đau nhức kéo dài. Để hạch trở về trạng thái ẩn thì biện pháp duy nhất có thể áp dụng là đến gặp nha sĩ để điều trị.

Chẩn đoán phân biệt hạch do răng sâu với bệnh lý khác

Tuy sâu răng có thể gây nổi hạch nhưng trong một vài trường hợp, các tổ chức lympho này lại do bệnh lý nào đó gây nên. Do vậy, cách tốt nhất để xác định nguyên nhân nổi hạch là bệnh nhân nên đến cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Thông thường, nha sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán sâu răng nổi hạch thông qua các biện pháp sau:

Thăm khám lâm sàng:

Nha sĩ kiểm tra hạch, xác định số lượng, kích cỡ cũng như khả năng di chuyển của chúng. Đồng thời hỏi bệnh nhân về cảm giác đau, nóng sốt, thời gian hạch xuất hiện… Bên cạnh đó, bác sĩ thăm khám cũng kiểm tra tình trạng viêm nhiễm của chiếc răng sâu bị nghi ngờ gây nổi hạch.

Thăm khám cận lâm sàng:

Đây là bước thăm khám giúp xác định chính xác nguyên nhân gây nổi hạch. Trong đó, bệnh nhân buộc phải làm một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máu: Mẫu máu của bệnh nhân được lấy mang đi xét nghiệm để phát hiện viêm nhiễm và các vấn đề bất thường hoặc bệnh lý gây nổi hạch.
  • Sinh thiết hạch: Đây là một thủ thuật xâm lấn được thực hiện bằng việc chích lấy dịch hạch rồi mang đi để giải phẫu bệnh. Sinh thiết sẽ cho kết luận chính xác về nguyên nhân gây hạch nếu như các kết luận cơ bản không đem lại hiệu quả.
  • Xét nghiệm dịch mủ chân răng: Trường hợp sâu răng đã gây viêm nhiễm, hình thành túi mủ chân răng thì bệnh nhân cũng phải tiến hành xét nghiệm này. Đây là chẩn đoán giúp xác định loại vi khuẩn gây viêm dẫn tới nổi hạch ở cổ hoặc vị trí khác trên cơ thể.
Bệnh nhân có thể xét nghiệm sinh thiết hoặc xét nghiệm máu
Bệnh nhân có thể xét nghiệm sinh thiết hoặc xét nghiệm máu

Sau quá trình thăm khám lâm sàng và thực hiện xét nghiệm, nếu bệnh nhân được chẩn đoán là bị nổi hạch do sâu răng và viêm nhiễm đang lan rộng thì cần được điều trị ngay. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ đưa ra chỉ định bảo tồn hay nhổ bỏ chiếc răng sâu đang gây viêm.

CLICK ĐỌC NGAY:

Điều trị sâu răng nổi hạch

Các nha sĩ cho rằng, việc điều trị răng sâu gây nổi hạch sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Tình trạng này đòi hỏi sự can thiệp của những bác sĩ có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Bởi ở những bệnh nhân có nướu sưng, nổi hạch khi muốn nhổ bỏ răng thì nguy cơ bị nhiễm trùng cao, các biện pháp xử lý sẽ khó hơn các bệnh nhân khác.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sức khỏe ở mỗi bệnh nhân, tình trạng sâu răng nổi hạch sẽ được điều trị theo các phương pháp sau:

Sử dụng thuốc điều trị sâu răng bị nổi hạch:

Bệnh nhân bị sâu răng gây viêm nướu, xuất hiện các túi mủ, ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc chữa sâu răng dạng kháng sinh nhằm tiêu viêm, loại bỏ túi mủ, giảm đau. Bao gồm: Doxycyclin, spiramycin, tetracyclin,… kết hợp với metronidazol.

  • Doxycyclin: Sử dụng 100mg/lần, dùng ngày 2 lần. Lưu ý bệnh nhân suy gan nặng không sử dụng loại thuốc này.
  • Spiramycin: Thuốc có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, người bệnh sử dụng thuốc 2-3 lần ngày, có thể dùng kết hợp metronidazol.
  • Tetracyclin: Sử dụng 500 mg/ngày chia làm 4 lần, thời gian sử dụng thuốc kéo dài 1 tuần.

Ngoài các loại kháng sinh đường uống, nếu nướu bị sưng viêm bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân dùng kết hợp với thuốc bôi trực tiếp. Tuy nhiên, liều dùng cụ thể còn tùy thuộc vào từng đối tượng, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn từ nha sĩ.

Điều trị ngoại khoa:

Trong một số trường hợp, thuốc kháng sinh chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà không loại bỏ hoàn toàn ổ viêm, không ngăn chặn được bệnh sâu răng phát triển thì bác sĩ có thể chỉ định một số can thiệp sau:

  • Trám răng: Phù hợp với tình trạng sâu răng chưa nghiêm trọng, vi khuẩn chưa tấn công vào tủy. Để thực hiện thủ thuật này, răng bị bệnh sẽ được vệ sinh sạch sẽ, sau đó nha sĩ đưa vật liệu trám răng chuyên dụng vào để lấp đầy các lỗ hổng trên răng.
  • Điều trị tủy: Thời gian điều trị tủy sẽ kéo dài trong khoảng 5-7 ngày, sau đó bệnh nhân được hàn tủy nhân tạo thay thế cho tủy đã chết.
  • Nhổ bỏ răng: Nếu răng sâu nổi hạch với viêm nhiễm nặng, chân răng hư hại và không thể bảo tồn thì bệnh nhân sẽ phải nhổ bỏ răng. Tùy thuộc vào tình trạng răng, khả năng tài chính mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn trồng răng giả.
Các can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi mức độ viêm nhiễm nặng
Các can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi mức độ viêm nhiễm nặng

Lưu ý: Mặc dù các biện pháp ngoại khoa kể trên giúp loại bỏ tận gốc sâu răng nhưng người bệnh cũng cần lưu ý bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bởi nếu chủ quan, viêm nhiễm có thể lan sang những răng bên cạnh, khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều.

Sâu răng bị nổi hạch nên làm gì, kiêng gì thì tốt?

Sâu răng nổi hạch có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần chủ động ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn chặn viêm nhiễm, giúp hạch nhanh chóng ẩn đi. Theo đó, các nha sĩ khuyến khích bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp sau:

Về chế độ sinh hoạt:

  • Chải răng sạch sẽ tối thiểu 2 lần/ngày, khuyến khích sử dụng các loại bàn chải lông mềm và những loại kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm.
  • Thường xuyên thực hiện các biện pháp giúp loại bỏ mảng bám nhằm loại tiêu diệt vi khuẩn tồn tại ở răng và gây bệnh. Tuy nhiên cần chú ý chỉ sử dụng chỉ nha khoa, tăm nước, không nên dùng tăm truyền thống vì có thể khiến nướu tổn thương, khe răng rộng hơn.
  • Mỗi ngày luôn súc miệng bằng các loại nước súc miệng chứa flour hoặc nước muối pha loãng. Nếu duy trì đều đặn tình trạng sâu răng sẽ được kiểm soát, ngăn chặn nổi hạch hiệu quả.
  • Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh và có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn.

Về chế độ ăn uống:

  • Lựa chọn những thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho răng như cần tây, táo… cùng nhiều loại rau xanh khác. Đặc biệt là nên bổ sung sữa, phô mai và các sản phẩm chế biến từ sữa để tăng cường canxi, giúp răng chắc khỏe.
  • Loại bỏ các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất béo từ động vật ra khỏi thực đơn vì chúng không chỉ ảnh hưởng đến răng miệng mà còn khiến hạch sưng to, gây đau nhức hơn.
  • Tránh các cách chế biến chiên xào, thay vào đó nên lựa chọn món luộc, hấp thanh đạm.
Rau cần tây giúp loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả
Rau cần tây giúp loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả

Các bác sĩ chữa sâu răng nổi hạch uy tín

Nổi hạch do bệnh sâu răng là tình trạng nguy hiểm, cần được thăm khám và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng tìm gặp được các bác sĩ giỏi, tận tâm. Dưới đây là một số bác sĩ chuyên khoa răng giỏi, giàu kinh nghiệm được nhiều người đánh giá cao:

Giáo sư, Bác sĩ Trịnh Đình Hải

Ông là người đặt nền móng cho việc đưa flour vào cộng đồng, có nhiều đóng góp quan trọng giúp ngành răng hàm mặt Việt Nam hội nhập quốc tế. Hiện bác sĩ Hải đang đảm nhận chức vụ Giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, Chủ tịch Hội Răng hàm mặt Việt Nam và nhận được những đánh giá tích cực từ đông đảo người bệnh. Bác sĩ công tác tại:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương: 40B Tràng Thi, thuộc phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Phòng khám ngoài giờ hành chính: Đường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

PGS. TS. Bác sĩ Trương Mạnh Dũng

Bác sĩ Trương Mạnh Dũng đảm nhận cương vị Viện trưởng Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Đại học Y Hà Nội. Trong suốt quá trình công tác, vị bác sĩ này không ngừng trau dồi kiến thức để tìm ra biện pháp chẩn đoán, điều trị các bệnh về răng miệng hiệu quả nhất.

Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, bác sĩ Dũng còn tham gia phỏng vấn, trả lời các vấn đề sức khỏe trên nhiều tạp chí chuyên ngành. Hiện bệnh nhân có thể liên hệ bác sĩ tại:

  • Bệnh viện Đại học Y: Số 1 đường Tôn Thất Tùng, Kim Liên, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Phòng khám: 237 đường Bạch Mai, Thanh Nhàn, thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương

Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Trường hợp bệnh nhân bị răng sâu nổi hạch, răng có khuyết điểm như khập khiễng, vẩu ngược… có thể tìm gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị.

Bệnh nhân có thể liên hệ bác sĩ theo địa chỉ:

  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW: Tại 40B Tràng Thi, phường Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Phòng khám nha khoa Thu Phương: T2, Khu đô thị Times City, tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bệnh nhân nên tìm đến cơ sở chuyên khoa, bác sĩ uy tín để khám và điều trị
Bệnh nhân nên tìm đến cơ sở chuyên khoa, bác sĩ uy tín để khám và điều trị

Phòng tránh bệnh hiệu quả

Khi bị sâu răng, tình trạng nổi hạch rất dễ xảy ra nếu người bệnh không điều trị và để cho vi khuẩn có cơ hội tấn công, làm phát sinh viêm nhiễm. Vì vậy, để phòng tránh nổi hạch trong quá trình điều trị dứt điểm bệnh sâu răng, mỗi người cần chú ý:

  • Khi phát hiện sâu răng cần điều trị sớm để ngăn không cho bệnh tiến triển nặng hơn và gây ra biến chứng. Tốt nhất là nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để trám răng, điều trị tủy hoặc thực hiện can thiệp ngoại khoa phù hợp.
  • Tuyệt đối không để thức ăn thừa đọng lại ở kẽ răng mà không làm sạch, vì điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến bệnh sâu răng ăn vào trong tủy khó điều trị.
  • Trong khi điều trị sâu răng cần ăn uống khoa học tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, không phát sinh viêm nhiễm gây nổi hạch.
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để cơ thể khỏe mạnh, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn ở khoang miệng.

Sâu răng nổi hạch đang ngày càng phổ biến khi nhiều người bị sâu răng nhưng chủ quan không điều trị và chăm sóc, từ đó gây viêm nhiễm rồi hình thành hạch. Đây là tình trạng tương đối nguy hiểm, do vậy nếu nghi ngờ bản thân đang gặp phải các triệu chứng của bệnh, mỗi người nên chủ động thăm khám sớm, tránh biến chứng không mong muốn.

NỘI DUNG LIÊN QUAN:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khi răng bị sâu, vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm cấu trúc răng bị ảnh hưởng
Hôi miệng sâu răng: Tìm hiểu nguyên nhân và 3 cách điều trị hiệu quả

Hôi miệng sâu răng là chứng bệnh mà khá nhiều người gặp phải, khiến người bệnh mất đi sự tự tin khi giao tiếp, chất...

tưa lưỡi
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tưa lưỡi. Bệnh lý này nếu không được...

[Gợi Ý] Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM
Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM Chất Lượng Nhất

Nhu cầu làm đẹp tăng lên khiến dịch vụ trồng răng khểnh được nhiều người tìm kiếm. Vậy đâu là địa chỉ trồng răng khểnh...

Hiện nay có rất nhiều phương pháp tẩy trắng răng bạn có thể lựa chọn
TOP 8 Phương Pháp Tẩy Trắng Răng An Toàn Nhất Hiện Nay

Sở hữu hàm răng trắng sáng sẽ đóng vai trò quyết định đến sự tự tin và nụ cười rạng rỡ của bạn. Vì vậy,...

quy trình dán sứ veneer
Quy trình dán sứ Veneer bao gồm những công đoạn nào?

Dán sứ Veneer là một trong những giải pháp thẩm mỹ răng được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi kỹ thuật này có thể khôi...

Mật ong có thể dùng để điều trị chứng hôi miệng từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Các cách trị hôi miệng bằng mật ong đơn giản và hiệu quả tại nhà

Từ lâu mật ong được xem như một giải pháp hoàn hảo cho các vấn đề về răng miệng. Phương thức trị hôi miệng bằng...

Cách sử dụng bột tẩy trắng răng eucryl như thế nào
Hướng dẫn sử dụng bột trắng răng eucryl hiệu quả tại nhà

Sử dụng bột trắng răng eucryl là phương pháp làm trắng răng tại nhà đang được nhiều người truyền tai nhau trong những ngày gần...

Bệnh sâu răng có thể xảy ra với bất kỳ ai
Trị Sâu Răng Cho Bé Tại Nhà: 11 Cách An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Tuy không nguy hiểm về...

ReviewNK