Hỏi Đáp

Nhổ Răng Khôn Kiêng Gì Và Làm Gì Để Hạn Chế Đau Nhức?

Nhổ răng khôn kiêng gì và nên làm gì là vấn đề được nhiều người quan tâm.

  • Người bệnh nên kiêng thực phẩm dai cứng, đồ ăn giòn, vụn, thực phẩm chua hoặc ngọt, đồ ăn cay nóng, rượu bia [1].
  • Bổ sung món ăn dạng mềm, loãng, trái cây, rau xanh, trứng, sữa, phô mai để ổn định sức khỏe, đẩy nhanh quá trình lành thương [2].
  • Thận trọng trong việc vệ sinh, chăm sóc, xử lý vết thương tại nhà để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra [3].

Nhổ răng khôn kiêng gì là để giảm đau?

Nhổ răng khôn có thể tác động đến mô mềm, dây chằng, hệ thống thần kinh bên trong khoang miệng, dễ gây đau nhức, sưng viêm, thậm chí là biến chứng nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách. Với thắc mắc nhổ răng khôn kiêng gì, bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nên tránh những thực phẩm sau:

Thực phẩm dai, cứng

Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần tránh xa thực phẩm quá dai, cứng nếu không muốn bị đau nhức dữ dội, cản trở quá trình lành thương.

Đồ ăn dai cứng khiến cơ hàm phải hoạt động nhiều, cần lực nhai mạnh, dễ tạo áp lực khiến hàm bị căng thẳng và đau nhức nhiều hơn. Đặc biệt việc ăn quá nhiều thực phẩm dai, cứng như pizza, bánh từ bột nếp, sườn, sụn sẽ tăng nguy cơ làm vỡ cục máu đông khiến tổn thương lâu phục hồi. Ngoài ra chúng có thể va chạm vào vị trí nhổ răng gây chảy máu, thậm chí là nhiễm trùng nguy hiểm.

Nhổ răng khôn nên kiêng thực phẩm cứng
Nhổ răng khôn nên kiêng thực phẩm cứng

Đồ ăn giòn, vụn

Thức ăn giòn, vụn như snack, bánh quy, ngũ cốc, các loại hạt, khoai tây chiên khi không được nghiền nát, các mảnh vụn dễ lọt qua khe hở, rơi vào khu vực ổ răng vừa nhổ, gây đau nhức. Nếu không vệ sinh kỹ lưỡng, thức ăn tích tụ, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng ngay tại vị trí nhổ răng.

Thực phẩm chua hoặc ngọt

Bác sĩ khuyên rằng sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần kiêng tất cả thực phẩm chứa nhiều đường hoặc axit cho đến khi tổn thương được phục hồi hoàn toàn. Lý do là bởi đồ ngọt dễ gây viêm nhiễm nếu rơi vào vùng vết thương, gây sưng tấy, viêm nhiễm, kéo dài thời gian phục hồi. Bên cạnh đó món ăn chứa nhiều axit gây phản ứng trong miệng, khiến người bệnh bị đau nhức, khó chịu nhiều hơn.

Những thực phẩm bạn nên kiêng trong trường hợp này là bánh kẹo, nước ngọt, socola, chanh, cam, quýt, sấu, me, bưởi,….

Đồ ăn cay nóng

Nếu chưa biết nhổ răng khôn kiêng gì thì đồ ăn cay nóng là gợi ý dành cho bạn.  Nhóm thực phẩm này khiến mạch máu bị giãn nở quá mức, gây chảy máu ngay tại vị trí nhổ răng. Lúc này người bệnh có thể cảm thấy đau nhức dữ dội, nóng ran, khó chịu ở khu vực tổn thương. Nguy hiểm hơn việc ăn đồ cay nóng không kiểm soát còn gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Đồ ăn cay nóng khiến người bệnh đau nhức dữ dội hơn
Đồ ăn cay nóng khiến người bệnh đau nhức dữ dội hơn

Rượu bia

Rượu bia có chứa thành phần chính là cồn, không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn cản trở quá trình phục hồi vết thương, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, sưng viêm ở chân răng. Thêm vào đó, tiêu thụ quá nhiều rượu bia và một số đồ uống có cồn khác còn làm giảm tác dụng của thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau do bác sĩ kê, gây tác dụng phụ cùng những biến chứng nguy hiểm.

XEM THÊM: Nhổ răng số 8 có ảnh hưởng gì không? Giải Đáp Chi Tiết

Nhổ răng khôn nên ăn gì để phục hồi nhanh?

Bên cạnh vấn đề nhổ răng kiêng gì, bạn cũng nên chú ý đến việc bổ sung nhóm thực phẩm có lợi để đẩy nhanh quá trình lành thương, ổn định sức khỏe tổng thể:

Thực phẩm mềm, dạng lỏng

Người mới nhổ răng khôn được bác sĩ khuyến khích nên ăn thực phẩm dạng mềm, lỏng, loãng, dễ nuốt như cháo, súp, canh, sữa, sinh tố, bột yến mạch, khoai tây nghiền nhuyễn. Lý do là bởi những ngày đầu sau nhổ răng, tình trạng sưng, đau nhức làm hạn chế khả năng ăn nhai. Bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm để cơ hàm không phải hoạt động nhiều, tránh được tình trạng sưng đau, chảy máu tại vị trí nhổ răng.

Trái cây, rau xanh

Sau nhổ răng khôn nên bổ sung trái cây, rau xanh vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Chuyên gia cho biết đây là nguồn thực phẩm tốt để bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp người bệnh bù đắp năng lượng bị thiếu hụt trong giai đoạn ăn kiêng này, đồng thời còn thúc đẩy quá trình lành thương nhanh hơn.

Nên ưu tiên bổ sung cà chua, thanh long, chuối, dâu tây, đu đủ, bông cải xanh, rau bina, cải ngọt,…. Chú ý chế biến thành dạng chín mềm, xay nguyễn hoặc ép nước uống để tránh cơ hàm phải hoạt động nhiều.

Ưu tiên chế biến nước ép, sinh tố để uống sau khi nhổ răng khôn
Ưu tiên chế biến nước ép, sinh tố để uống sau khi nhổ răng khôn

Sữa chua

Sữa chua cũng là thực phẩm tốt cho những người nhổ răng khôn. Trong sữa chua chứa hàm lượng lớn các thành phần dinh dưỡng như vitamin, protein, khoáng chất, đặc biệt là lợi khuẩn vừa tăng sức đề kháng, vừa tiêu diệt và chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây hại. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng hợp chất probiotics trong thực phẩm này có khả năng giảm tình trạng chóng mặt, tiêu chảy, hạn chế tác dụng phụ của thuốc kháng sinh sau nhổ răng.

Trứng

Trứng là nguồn bổ sung dưỡng chất rất tốt, bao gồm khoáng chất, protein, vitamin giúp phục hồi thể trạng, tăng cường sức khỏe, đặc biệt không cần lực nhai quá nhiều. Để đa dạng món ăn, bạn có thể chế biến trứng luộc, trứng chiên, trứng hấp hoặc kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên cần chú ý không nên ăn trứng hàng ngày để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Phô mai

Phô mai là thực phẩm tốt cho những trường hợp nhổ răng nhờ hàm lượng vitamin, protein và khoáng chất dồi dào, có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ phục hồi tổn thương sau tiểu phẫu. Thêm vào đó, phô mai rất mềm, dễ nhai, dễ nuốt, tránh tác động đến vị trí nhổ răng, hạn chế đau nhức.

Bạn có thể chế biến phô mai thành những món ăn đa dạng để tăng cảm giác ngon miệng như sinh tố phô mai, súp khoai tây phô mai, bánh bông lan phô mai,….

XEM NGAY: Nhổ Răng Khôn Bao Lâu Hết Đau? Chuyên Gia Giải Đáp

Phô mai là thực phẩm tốt cho những trường hợp nhổ răng
Phô mai là thực phẩm tốt cho những trường hợp nhổ răng

Một số lưu ý khác sau khi nhổ răng khôn

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nhổ răng khôn còn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ và cắn bông gạc khoảng 45 phút ngay sau khi nhổ răng xong.
  • Nên dành thời gian nghỉ 1 – 2 ngày đầu, không nên vận động mạnh hoặc làm việc quá sức, nhất là trong trường hợp nhổ răng có tiêm thuốc gây mê.
  • Không chải răng với bàn chải lông mềm, không dùng lực tác động mạnh, không tác động lên vị trí nhổ răng, chỉ chải nhẹ nhàng. Đặc biệt nếu khi vệ sinh răng miệng thấy có máu tươi chảy ra cần súc miệng sạch, dùng bông gòn cắn ở vị trí tổn thương trong khoảng 20 phút để hình thành máu đông.
  • Không dùng tay hay bất kỳ vật gì để chạm vào khu vực nhổ răng khôn, điều này khiến vết thương bị rách, chảy máu nhiều, đau nhức, thậm chí là nhiễm trùng.
  • Người bệnh không được tự ý rút chỉ khâu, với chỉ thường cần quay lại nha khoa để bác sĩ rút chỉ sau khoảng 3 tuần, với chỉ tự tiêu cần chờ 3 – 4 tuần.
  • Sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ thấp để súc miệng 3 lần/lần giúp loại bỏ vi khuẩn tấn công khoang miệng.
  • Tránh sử dụng các loại nước uống có ống hút vì khi hút vào sẽ tạo lực mạnh gây vỡ cục máu đông.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho vấn đề nhổ răng khôn kiêng gì là tốt nhất. Bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, đồng thời chú ý đến cách vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày để đẩy nhanh quá trình lành thương, tránh biến chứng nguy hiểm.

ĐỌC THÊM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nướu răng là toàn bộ phần mô mềm ở trong khoang miệng
Bệnh viêm nướu răng: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chính xác

Bệnh viêm nướu răng được biết tới là dấu hiệu cảnh báo răng của bạn đang không khỏe mạnh. Nếu không có phương án điều...

Quy trình nhổ răng sữa chi tiết với 5 bước cơ bản
Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền? Quy trình chi tiết

Nhổ răng sữa cho trẻ là một thao tác đơn giản, nhưng cũng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên...

dán răng sứ
Dán răng sứ: Ưu, nhược điểm, quy trình thực hiện và giá thành

Phương pháp dán răng sứ ngày càng được nhiều người lựa chọn để cải thiện tính mỹ cho răng răng. Bên cạnh đó, kỹ thuật...

viêm nha chu
Viêm Nha Chu Là Gì, Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng phổ biến hiện nay. Mặc dù bệnh có thể xảy ra ở bất cứ người...

tưa lưỡi
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tưa lưỡi. Bệnh lý này nếu không được...

Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nhổ răng số 8 có tính chất phức tạp hơn nhổ răng thường, yêu cầu kỹ thuật cao. Vì thế có nhiều người lo lắng...

Bệnh sún răng ở trẻ em và những điều cha mẹ nhất định phải biết
Bệnh Sún Răng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cha Mẹ Cần Phải Biết

Sún răng đang ngày càng trở nên phổ biến, nhất là ở những trẻ từ 1-3 tuổi. Không ít phụ huynh lầm tưởng cho rằng...

Răng Khểnh Là Răng Nào? Có Nên Nhổ Răng Khểnh Không?
Răng khểnh là răng nào? Có nên nhổ răng khểnh không?

Theo quan niệm của nhiều người, răng khểnh được coi là một chiếc răng “duyên". Nhưng trên thực tế, theo y học nha khoa, răng...