Hỏi Đáp

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn thì phải làm sao?

Cảm giác đau nhức trong những ngày đầu sau khi nhổ răng khôn có lẽ là điều mà không một ai có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, thời gian đau và cường độ đau còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Vậy, bị ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn thì phải làm gì để khắc phục, mời bạn đọc tìm hiểu với bài viết sau.

Tại sao nhổ răng khôn bị ê răng?

Sau khi nhổ răng nói chung và răng khôn nói riêng đều gây ra những tổn thương cho vùng nướu lợi và hệ thống dây thần kinh dày đặc dưới chân răng. Thêm vào đó là sự ảnh hưởng của các tác động cơ học lên khung hàm sẽ gây ra cảm giác ê buốt răng, đau nhức khó chịu cho người nhổ răng.

Cảm giác đau buốt có thể chỉ xuất hiện tại vị trí chiếc răng khôn mới được loại bỏ hoặc có thể lan sang vùng tai. Thậm chí nhiều người sau khi nhổ răng khôn còn bị giật giật tại vùng thái dương, đau nhức đầu, rất khó chịu.

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp
Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là biểu hiện thường gặp

Có nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan gây ra tình trạng ê buốt ở người mới nhổ. Đó có thể là:

  • Do cơ địa người bệnh nhạy cảm: Cơ địa quá nhạy cảm sẽ làm vết thương hở tại chân răng lâu lành, xuất huyết nhiều hơn, và gia tăng cảm giác đau sau khi nhổ.
  • Do răng khôn mọc ngầm: Cấu trúc mọc ngầm sẽ động chạm đến cấu trúc xương hàm bởi vậy trong quá trình tiểu phẫu phải tác động lực ít nhiều vào xương, gây ê buốt cơ hàm, chân răng.
  • Sơ sót trong quá trình nhổ bỏ răng khôn: Trường hợp ít xảy ra hơn, do trong quá trình nhổ, một phần rất nhỏ vụn chân răng bị mắc lại trong cung hàm khiến hàm phản ứng lại gây đau buốt.
  • Bệnh ly răng miệng: Một vài trường hợp mắc bệnh về răng miệng, điển hình là viêm nha chu cấp, viêm lợi, viêm nướu,… cũng có thể ảnh hưởng một phần đến tình trạng ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn.

XEM THÊM: Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Các trường hợp ê buốt răng, đau nhức nướu thường diễn ra trong 2 đến 3 ngày đầu sau khi nhổ bỏ răng khôn. Đây là phản ứng thông thường của hàm và hệ thần kinh khi vừa chịu can thiệp ngoại lực lớn nên mọi người không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tiếp đến một tuần hoặc hơn, dai dẳng mãi không khỏi thì mọi người có thể đã mắc phải một số nguy cơ như:

  • Viêm: Sưng đau kéo dài rất có thể do nướu, lợi đã bị viêm, vết viêm lan rộng gây kích ứng thần kinh ngoại vi mạnh, gia tăng cảm giác đau nhức kèm theo ê buốt, về lâu dài có thể gây viêm nướu, loét, hoại tử. Tình trạng này có thể xảy ra khi dụng cụ tiến hành nhổ răng chưa được tiệt khuẩn, chăm sóc răng miệng sau khi nhổ không tốt,…
  • Ê buốt kèm chảy máu: Sau khi nhổ răng số 8, cơ chế tự lành sẽ giúp hình thành máu đông trên miệng vết thương hở và dần dần vết thương sẽ se khít và lành trở lại. Tuy nhiên, một số trường hợp hi hữu có thể bị máu chảy không cầm lại được. Khi đó, mọi người cần đến các cơ sở y tế uy tín để được cầm máu và điều trị ngay, tránh các nguy cơ nguy hiểm khác xảy ra.

Ê buốt răng sau khi nhổ răng không thì phải làm sao?

Trên thực tế, nhổ răng khôn là một thủ thuật nha khoa khá an toàn. Tuy nhiên, sự tác động vào các mô và dây thần kinh ngoại vi ít nhiều khiến vết hở không thể phục hồi nhanh chóng và đi kèm tình trạng ê buốt. Trong khoảng thời gian đó, mọi người có thể áp dụng một số các phương pháp giảm ê buốt sau khi nhổ răng khôn đơn giản, mà hiệu quả như sau:

Xử lý sau khi nhổ răng khôn

Thực hiện cắn chặt miếng gòn (thường được bác sĩ thấm thuốc sát khuẩn trước đó) trong 30 phút đến 1 tiếng sau nhổ để cầm máu. Trong vài giờ kế tiếp, nếu máu ngừng chảy thì thôi, còn trường hợp vẫn tiếp tục rỉ, thì hãy thay bằng gạc y tế có lót bông bên trong và giữ cho đến khi máu ngừng rỉ. Nên thay gòn sau mỗi 30 phút và không nên dùng bông trực tiếp vì có thể bị dính sợi bông vào vết thương gây đau khi lấy ra.

Nên đọc:

Cắn chặt miếng gòn trong 30 phút đến 1 tiếng sau nhổ răng khôn để cầm máu
Cắn chặt miếng gòn trong 30 phút đến 1 tiếng sau nhổ răng khôn để cầm máu

Trong vòng 6 giờ đầu sau khi loại bỏ răng khôn, không được súc miệng kể cả là nước muối, không khạc nhổ mạnh vì có thể gây rách lại vết nhổ và khiến máu tiếp tục chảy, khiến tình trạng đau, ê buốt nghiêm trọng hơn.

Mẹo giảm đau, khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn

Bạn có thể áp dụng một số những cách giảm đau bằng thuốc hoặc mẹo đơn giản ngay tại nhà. Cụ thể như sau:

  • Uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh theo chỉ định từ bác sĩ, kết hợp nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh khiến vết thương rách lại, chảy máu nhiều hơn. Điều này sẽ giúp sát khuẩn vết nhổ thường xuyên, tránh các cặn thức ăn bám vào vết thương hở gây viêm nhiễm, đau nhức nhiều hơn.
  • Sau khi nhổ 24 giờ, có thể dùng túi đá chườm bên ngoài phần má chỗ nhổ răng để giảm đau buốt, mỗi lần chườm duy trì 15 phút. Sau tiểu phẫu nhổ răng khôn từ hai đến ba ngày, mọi người có thể chườm nóng lên vùng bị sưng khoảng 4 lần để giảm nhẹ cơn đau nhức, ê buốt, mang lại sự dễ chịu tạm thời.
  • Tránh lia lưỡi vào vùng chân răng mới nhổ răng vì đầu lưỡi chứa nhiều vi khuẩn dễ khiến nướu lợi có nguy cơ cao sẽ bị nhiễm trùng, gây đau nhức nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không hút thuốc sau khi nhổ vì khí Carbon Monoxide có trong thuốc lá sẽ cản trở quá trình tự làm lành vết nhổ răng của các kháng thể. Các chuyên gia khuyến cáo người nhổ răng khôn nên ngừng hút thuốc tối thiểu 14 ngày sau khi nhổ để tránh các ảnh hưởng.
Một vài trường hợp có thể được sử dụng thuốc giảm đau
Một vài trường hợp có thể được sử dụng thuốc giảm đau

Điều chỉnh chế độ ăn cho người bị ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn

Bên cạnh những cách giảm đau thì sau khi nhổ răng khôn để tránh tình trạng ê buốt răng bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Trong đó phải kể đến như:

  • Không ăn các thực phẩm chưa được nấu kĩ, đồ ăn quá cứng, quá dai hoặc dẻo vì có thể khiến vết thương rách trở lại, gây chảy máu và đau nhức.
  • Không nên ăn khi thức ăn vẫn còn nóng do nhiệt độ cao sẽ tác động trực tiếp và gây kích ứng niêm mạc lợi, khiến sưng lợi sưng đau kéo dài hơn.
  • Tuyệt đối không dù đồ ăn thức uống lạnh, có đá vì có thể làm tăng cơn ê buốt răng, làm vết thương nhổ răng lâu lành hơn.
  • Nếu có điều kiện nên uống nước ép dâu tây sau khi nhổ răng số 8 bởi dâu tây có hoạt chất trợ lực cho thuốc giảm đau giúp giảm ê buốt hiệu quả hơn. Hoặc uống sữa đậu nành để giúp máu nhanh đông hơn và chất đạm lecithin trong đậu nành giúp vết thương nhanh khỏi hơn.
  • Trong 2 tuần đầu sau khi nhổ răng số 8 nên ăn nhẹ nhàng, ăn cháo (tôm, thịt, cá,…) hoặc các thức ăn dạng lỏng dễ nuốt, dễ tiêu hóa, ăn các món ăn đã được ninh nhừ, nấu kỹ.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thịt cá rau củ bằng cách nghiền hoặc xắt chúng và cho vào món ăn để bổ sung các chất cần thiết hỗ trợ vết nhổ mau lành.
Một số món ăn nên ăn sau khi nhổ răng khôn
Một số món ăn nên ăn sau khi nhổ răng khôn

Hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng

Trong quá trình chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn, bạn cầm đặc biệt nhớ những vấn đề sau:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối loãng theo công thức 5g muối pha với 240 ml nước ấm để súc miệng sau mỗi bữa ăn. Khoang miệng là khu vực ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn và việc pH trong nước bọt không ổn định sau nhổ răng khôn sẽ làm cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dễ dàng hơn và gây ra các vấn đề xấu cho răng miệng, nhất là vùng răng vừa nhổ bỏ.
  • Vẫn duy trì công tác đánh răng hằng ngày và kết hợp với súc miệng nước muối để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và tấn công vùng lợi nướu đang bị tổn thương. Tuy nhiên, khi chải răng nên tránh đánh phải vị trí răng số 8 để tránh làm vết thương chảy máu.

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là vấn đề bình thường mà ai cũng gặp phải sau khi nhổ. Do đó, mọi người không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy tuân thủ đúng các chỉ định từ bác sĩ và thực hiện các biện pháp giảm đau buốt trên để vết nhổ mau lành, tránh xa nỗi lo nhổ răng khôn.

Cùng chuyên mục:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

NHIỀU HOẠT ĐỘNG Ý NGHĨA TẠI LỄ RA MẮT DENTAL GROUP – TẬP ĐOÀN NHA KHOA VIỆT NAM

Sáng ngày 20/03/2024, Lễ ra mắt Hệ sinh thái Dental và Quỹ đầu tư Nha khoa Quốc tế Dental Capital đã diễn ra thành công...

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự
Giải đáp thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây...

Chú ý cần nhớ khi sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ

Rơ lưỡi là phương pháp giúp vệ sinh khoang miệng cho bé, đồng thời phòng ngừa nhiều chứng bệnh liên quan. Trong đó, cách rơ...

Quy trình trồng răng sứ sẽ có sự thay đổi tùy trường hợp cụ thể
Quy Trình Trồng Răng Sứ Diễn Ra Như Thế Nào? Kiến Thức Nha Khoa

Quy trình trồng răng sứ đúng chuẩn sẽ giúp khách hàng có được kết quả phục hình răng tốt nhất, cũng như tiết kiệm tối...

áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Áp xe răng ở trẻ em thường gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe hơn so với người lớn. Nguyên nhân là do răng,...

Baking soda là một loại bột có công thức hoá học là NaHCO3
Baking soda là gì? Những mẹo trị hôi miệng bằng Baking soda 

Baking soda luôn được biết đến là một loại bột đa công năng. Và một trong số đó là giúp trị hôi miệng một cách...

Trồng răng sứ cố định duy trì trọn đời trong khoang miệng mà không cần phải phục hình lại
Trồng Răng Sứ Cố Định Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu 1 Chiếc?

Nhu cầu trồng răng sứ để có được hàm răng trắng sáng, thon gọn, đẹp như ý ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy...

Nha Khoa Hoàng Gia: Chất Lượng Dịch Vụ, Bác Sĩ Như Thế Nào?
Nha Khoa Hoàng Gia: Chất Lượng Dịch Vụ, Bác Sĩ Như Thế Nào?

Nếu các bạn đang tìm kiếm một cơ sở nha khoa uy tín tại Hà Nội thì có thể tham khảo nha khoa Hoàng Gia....

ReviewNK