Hỏi Đáp

Viêm nha chu cấp và những điều bác sĩ chưa tiết lộ

Viêm nha chu cấp là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng của bạn đang bị suy giảm. Căn bệnh này có thể gặp ở nhiều người, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bản chất. Điều đó khiến cho phần lớn người bệnh đều rơi vào tình thế bị động trong việc điều trị. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới giao tiếp, nguy cơ biến chứng cao và suy giảm sức khỏe tổng thể.

Viêm nha chu cấp là gì?

Viêm nha chu cấp là hiện tượng mô nha chu đang bị viêm nhiễm
Viêm nha chu cấp là hiện tượng mô nha chu đang bị viêm nhiễm

Viêm nha chu cấp là hiện tượng mô nha chu đang bị viêm nhiễm. Lúc này, chân răng chảy máu, nướu sưng đỏ, miệng có mùi hôi, kèm theo đau nhức. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời nướu sẽ bị tụt, không thể bám chắc vào chân răng. Điều này tạo cơ hội thuận lợi để vi khuẩn phát triển, khi ăn nhai đau nhức. Lâu ngày, sẽ hình thành nên túi nha chu, làm phá hủy cấu trúc xương và gây mất răng.

Đây là căn bệnh có thể gặp phải ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là người trong độ tuổi trưởng thành. Theo số liệu thống kê mới nhất cho thấy, viêm nha chu và sâu răng là 2 bệnh lý về răng miệng đang có nguy cơ tăng cao và gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân viêm nha chu cấp là gì?

Bệnh viêm nha chu cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể kể đến như sau:

Vệ sinh răng miệng không đúng cách làm tăng nguy cơ viêm nha chu cấp
Vệ sinh răng miệng không đúng cách làm tăng nguy cơ viêm nha chu cấp

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trên răng xuất hiện các mảng bám thức ăn không được loại bỏ, lâu ngày nó sẽ hình thành nên vi khuẩn, tạo thành cao răng. Điều này tạo điều kiện khiến nướu sưng đỏ, viêm nướu và chân răng chảy máu.
  • Không khám răng, lấy cao răng thường xuyên: Đây là thói quen mà phần lớn mọi người đều mắc phải, cao răng lâu ngày bám dính thành lớp dày, hình thành ổ vi khuẩn xâm nhập gây hư men răng và viêm nướu.
  • Sử dụng chất kích thích: Với những người có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, hút thuốc lá… có nguy cơ khiến bệnh viêm nha chu cấp tăng cao. Những thói quen này sẽ làm cho mảng bám, cao răng hình thành nhiều hơn.
  • Xỉa răng bằng tăm nhọn: Việc thường xuyên xỉa răng bằng tăm nhọn có thể khiến cho khoang miệng bị chảy máu, viêm nhiễm, vi khuẩn tích tụ và chảy máu.
  • Rối loạn nội tiết tố: Thường gặp ở người đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai.
  • Hệ thống miễn dịch yếu: Phổ biến ở người bị bệnh bạch cầu, tiểu đường, béo phì, viêm nhiễm khuẩn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giãn mạch, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc làm giảm tuyến nước bọt, thuốc ức chế miễn dịch… Những loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ khiến nướu răng bị nhiễm trùng.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nha chu cấp tính

Với nướu răng khỏe mạnh sẽ rất chắc và có màu hồng nhạt. Trong trường hợp mắc bệnh viêm nha chu cấp, người bệnh sẽ thấy nướu răng bị mềm, sưng đỏ và dễ chảy máu. Bên cạnh đó, bệnh còn kèm theo các biểu hiện sau đây:

Kỹ thuật giúp chẩn đoán viêm nha chu cấp
Kỹ thuật giúp chẩn đoán viêm nha chu cấp

  • Nướu răng có thể chuyển sang màu tím
  • Khi dùng tay chạm vào nướu, người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức
  • Nướu bị tụt xuống dưới, chân răng dài hơn so với bình thường
  • Các răng có khoảng cách bị gia răng
  • Giữa răng và nướu xuất hiện mủ
  • Hơi thở có mùi khó chịu
  • Khi xỉa răng, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa răng đều bị chảy máu
  • Quá trình ăn nhai bị ảnh hưởng, răng lung lay
  • Miệng xuất hiện vị kim loại

Bệnh viêm nha chu cấp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm nha chu cấp nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời nó có thể gây ra các hậu quả sau đây:

  • Chân răng chảy máu, hôi miệng khiến người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp
  •  Lực nhai suy giảm, các khớp cắn bị rối loạn, khi nhai cảm thấy đau nhức
  • Răng lệch lạc, ảnh hưởng tới thẩm mỹ
  • Tăng nguy cơ áp xe chân răng
  • Các mô nâng đỡ răng bị phá hủy, ổ xương răng bị viêm, răng lung lay hoặc mất răng.

Ngoài ra, căn bệnh này có thể gây ra các bệnh lý nghiêm trọng khác như động mạch vành, bệnh về hô hấp, khó kiểm soát lượng đường trong máu với người có tiền sử bệnh tiểu đường, đột quỵ. Đặc biệt, với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai mắc bệnh viêm nha chu sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và tiền sản giật.

Kỹ thuật giúp chẩn đoán viêm nha chu là gì?

Để xác định tình trạng viêm nha chu cấp và mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi liên quan tới yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh và tiền sử bệnh. Tiếp đó, họ sẽ thực hiện các kiểm tra răng miệng dựa trên các yếu tố:

Mảng bám cao răng xuất hiện trên răng
Mảng bám cao răng xuất hiện trên răng

  • Mảng bám cao răng xuất hiện trên răng
  • Có triệu chứng chảy máu chân răng không
  • Tình trạng của nướu răng về màu sắc, độ săn chắc, mức độ sưng viêm..

Mặt khác, bác sĩ sẽ phải dùng thêm một số dụng cụ chuyên biệt giúp đo độ sâu giữa nướu và răng. Với trường hợp có kết quả >5mm thể hiện bạn đang bị viêm nha chu cấp. Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh nhân còn được chỉ định chụp Xquang.

Xem thêm: [Giải đáp]: Viêm nha chu khi niềng răng có nguy hiểm không?

Các phương pháp điều trị viêm nha chu

Để điều trị viêm nha chu cấp, các phương án sau thường được áp dụng tùy thuộc vào tình trạng của bệnh.

Điều trị viêm nha chu cấp bằng thảo dược tự nhiên

Với ưu điểm lành tính và dễ sử dụng, các thảo dược được sử dụng rất phổ biến trong việc cải thiện triệu chứng viêm nha chu:

  • Cây lược vàng: Trong thành phần của cây lược vàng có chứa oxy hóa, chất kháng viêm, khoáng chất, vitamin, có tác dụng trong việc giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Sử dụng 2 – 3 cây lược vàng đem rửa sạch với nước, sau đó thái nhỏ và phơi khô. Cho rượu trắng khoảng 1 lít ngâm với dược liệu này trong vòng 25 ngày là có thể sử dụng được. Mỗi ngày dùng 1 muỗng cà phê ngậm khoảng 3-4 phút rồi nhổ ra. Thực hiện 2 lần/ ngày, kiên trì 1 tuần là khỏi.
  • Cỏ mực: Trong đông y, cỏ mực có vị chua, ngọt, tính mát tác động vào 2 kinh thận và can. Thảo dược này có tác dụng cầm máu, thanh can nhiệt nên giúp điều trị các tổn thương bên trong niêm mạc miệng. Sử dụng 1 nắm lá cỏ mực, đem rửa sạch, sau đó nhã nhuyễn lọc lấy phần nước cốt. Sử dụng nước này cho thêm 1 thìa mật ong nhỏ, thoa hỗn hợp lên vị trí sưng đau. Thực hiện từ 7 – 10 ngày để hiệu quả đạt được cao nhất.
  • Hoa cúc: Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, tiêu sưng, giải độc thường được dùng để điều trị bệnh răng miệng. Bạn sử dụng 1 nắm hoa cúc tươi, rửa sạch với nước rồi hãm như trà uống mỗi ngày. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng hoa cúc giã nát chắt lấy nước cốt để súc miệng. Sử dụng mỗi ngày sẽ thấy hơi thở hết mùi hôi, cơn đau giảm nhanh, hết chảy máu.
Cây lược vàng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh răng miệng
Cây lược vàng có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh răng miệng

Điều trị viêm nha chu cấp không phẫu thuật

Với trường hợp viêm nha chu cấp ở mức độ nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp sau đây:

  • Lấy vôi răng: Phương pháp này có tác dụng trong việc loại bỏ các mảng bám trên răng và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt. Quá trình lấy sẽ sử dụng sóng laser, sóng âm hoặc dụng cụ chuyên dụng.
  • Chà chân răng: Thủ thuật này có tác dụng giúp bề mặt chân răng được làm nhẵn. Nó có tác dụng trong việc ngăn chặn vi khuẩn tích tụ trên răng.
  • Sử dụng kháng sinh: Muốn loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn thì các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng thêm kháng sinh. Nó có tác dụng tốt trong việc kiểm soát nhiễm trùng.

Điều trị viêm nha chu cấp xâm lấn

Đối với những trường hợp viêm nha chu đã tiến triển nghiên trọng, không thể áp dụng các phương pháp điều trị thông thường thì phẫu thuật là giải pháp cuối cùng được chỉ định. Phẫu thuật được chỉ định gồm có:

  • Phẫu thuật ghép mô mềm: Phương pháp này bác sĩ sẽ dùng mô từ vòm họng để lắp vào khu vực nướu bị mất hoặc tổn thương.
  • Phẫu thuật ghép men răng: Với trường hợp bệnh nhân bị mòn men răng làm cho răng suy yếu sẽ được chỉ định ghép men răng từ xương hiến tượng hoặc xương tổng hợp.
  • Phẫu thuật Flap: Đây là phương pháp bác sĩ rạch 1 hay nhiều đường trên nướu để chân răng lộ ra. Nó có tác dụng hỗ trợ trong việc chà chân răng, cạo vôi răng.
  • Men răng tái sinh: Nó là việc sử dụng gel đặc biệt chứa protein trong men răng đặt vào chân răng có phần nướu bị tổn thương. Men răng tái sinh có tác dụng trong việc kích thích mô mềm và xương phát triển.

Khám và điều trị viêm nha chu ở đâu?

Một vài địa chỉ khám chữa uy tín mà người bệnh có thể ghé thăm khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm nha chu:

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội là nơi được nhiều người đến thăm khám
Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW Hà Nội là nơi được nhiều người đến thăm khám

  • Bệnh viện răng hàm mặt trung ương: Đây là bệnh viện nhà nước được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và tiên tiến. Tại đây sẽ có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thăm khám và điều trị trực tiếp. Tùy vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị đạt hiệu quả.
  • Khoa răng hàm mặt tại bệnh viện quân y 103: Đây là một trong những bệnh viện lớn tại Hà Nội, có lịch sử lâu đời có đội ngũ chuyên khoa răng hàm mặt được đánh giá cao. Bệnh viện nổi tiếng có thể xử lý các ca khó hoặc hiếm gặp về răng miệng với kỹ thuật nổi tiếng.
  • Khoa răng hàm mặt bệnh viện đa khoa Thu Cúc: Bệnh viện được khá nhiều người lựa chọn để điều trị các vấn đề về răng miệng. Tại đây, đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản, luôn cập nhật các kiến thức và công nghệ mới. Từ đó đem tới hiệu quả cao trong việc điều trị, nhất là lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu

Để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh viêm nha chu cấp các chuyên gia khuyến nghị mọi người cần phải xây dựng cho mình những thói quen sinh hoạt tốt:

  • Tới gặp nha sĩ theo định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và cạo vôi răng đều đặn..
  • Vệ sinh răng răng miệng sạch sẽ 2 lần/ ngày.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, sau 3-4 tháng phải thay bàn chải 1 lần.
  • Kết hợp dùng thêm nước súc miệng để loại bỏ mảng bám trên răng hiệu quả.
  • Sau khi ăn uống xong nên dùng chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng.
Cách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh viêm nha chu cấp
Cách phòng ngừa, ngăn chặn bệnh viêm nha chu cấp

Vừa rồi là toàn bộ thông tin liên quan tới viêm nha chu cấp. Bạn cần xem rõ các dấu hiệu để nhận biết tình trạng bệnh và có phương án điều trị kịp thời. Đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, nhất là nguy cơ mất răng cao nên tuyệt đối không được chủ quan.

Dành cho bạn đọc:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện
Dán Veneer là gì? Ưu nhược điểm và quy trình thực hiện

Hiện nay trong ngành nha khoa thì dán Veneer đang là một trong những kỹ thuật thẩm mỹ được nhiều người quan tâm và ưa...

Trồng Răng Sứ Ở Đâu Tốt TPHCM Và 13 Địa Chỉ Uy Tín Nhất
Trồng Răng Sứ Ở Đâu Tốt TPHCM – Gợi Ý 13 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Trồng răng sứ ở đâu tốt TPHCM là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Do đây là một trong những phương...

cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất
Top 11 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không cần dùng thuốc

Viêm lợi không chỉ là tác nhân gây ra những cơn đau nhức mà còn khiến hơi thở của bạn nặng mùi hơn. Bởi vậy...

TOP 12 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín Tại Hà Nội Được Đánh Giá Cao
TOP 12 Địa Chỉ Bọc Răng Sứ Uy Tín Tại Hà Nội Được Đánh Giá Cao

Bọc răng sứ giúp nâng cao tính thẩm mỹ, mang lại hàm răng trắng sáng, đẹp tự nhiên cho khách hàng. Tuy nhiên, để có...

Răng cửa đều đẹp giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp
Răng cửa và những điều quan trọng các bạn cần biết

Răng cửa nằm ở vị trí rất đặc biệt và có vai trò quan trọng trên cung hàm. Do đó nếu không bảo vệ và...

Khi gọt trái thơm phải gọt sạch lớp vỏ bên ngoài và nhớ bỏ hết mắt.
Cách trị tưa lưỡi khi ăn thơm thực hiện như thế nào? 

Thơm là loại trái cây yêu thích của nhiều người. Đây là loại trái cây chứa nhiều nước, vị ngọt đậm, mùi thơm dễ chịu....

Lá ổi thực sự có công dụng đối với nhiều vấn đề về răng miệng
5 cách trị hôi miệng bằng lá ổi ai cũng nên biết và thực hiện ngay

Lá ổi được sử dụng để ngăn ngừa và cải thiện sâu răng nhẹ từ lâu chắc hẳn nhiều người biết đến. Tuy nhiên, bên...

Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không?
Bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Nguyên nhân và hướng giải quyết

Bé bắt đầu 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, nhưng rất nhiều trường hợp bé mọc răng muộn tới tháng...

ReviewNK