Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?
Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Cơ thể có thể xuất hiện một số bệnh lý nhất định, trong đó có viêm nha chu. Vậy bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không, cần điều trị như thế nào?
Nguyên nhân bà bầu bị viêm nha chu
Viêm nha chu được biết tới là hiện tượng vi khuẩn xâm lấn vào bên trong mô liên kết ở quanh răng như xương và nướu dẫn tới viêm. Đối với giai đoạn đầu nó sẽ khiến cho nướu sưng, đỏ và mềm. Với trường hợp nặng, người bệnh sẽ bị tụt nướu, răng rụng, mô liên kết xung quanh lỏng lẻo.
Bà bầu bị viêm nha chu nguyên nhân do trong thời kỳ mang thai cơ thể bị thay đổi nội tiết tốt. Nhất là sự gia tăng của progesterone, estrogen khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng tới bệnh như lượng máu tới nướu bị thay đổi.
Trong quá trình mang thai, hormone trong cơ thể bà bầu thay đổi khiến phản ứng viêm bị thúc đẩy. Nó làm tăng nguy cơ phát triển của viêm nướu răng và viêm nha chu. Theo số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, có tới 50 – 70% bà bầu bị viêm nướu. Tình trạng bệnh thường xuất hiện vào tháng thứ 2, thứ 8 của thai kỳ.
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm nha chu
Viêm nha chu khi mang thai có các dấu hiệu rất dễ nhận biết. Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể thấy được bằng mắt thường. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ăn uống vì nha chu có màu đỏ sậm, bị sưng tấy, đau nhức. Điều này khiến cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng, theo thời gian có thể dẫn tới suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, miệng có mùi hôi cũng là dấu hiệu khá phổ biến. Khi vi khuẩn tích tụ trên nha chu càng nhiều thì hơi thở có mùi càng nặng. Với tình trạng bệnh tiến triển xấu, nha chu sẽ bị chảy mủ và xuất huyết. Miệng lúc này luôn có mùi hôi và mùi tanh khó chịu, lưỡi có vị đắng.
Cơn đau do viêm nha chu gây ra thường vào buổi tối. Trong trường hợp viêm nha chu đi kèm các bệnh lý khác nhau viêm tủy, sâu răng, áp xe chân răng thì triệu chứng sẽ nặng hơn. Các triệu chứng khiến bà bầu mất ngủ, cơ thể khó chịu, ăn không ngon.
Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không?
Bà bầu bị viêm nha chu có thể an toàn nếu được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm nó có thể gây ra các biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
Sinh non, trẻ nhẹ cân
Viêm nha chu có thể khiến bà bầu sinh non trước 37 tuần thai kỳ. Lúc này, bé sinh ra bị nhẹ cân, cân nặng thường dưới 2,5kg. Thủ phạm gây ra hiện tượng này là do vỡ ối sớm. Các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ di chuyển tới khoang ối, tại đây chúng tác động khiến cho màng nhau thai bị ảnh hưởng.
Trẻ sinh non và nhẹ cân gây ra các khuyết tật bẩm sinh như chậm phát triển, mất thính giác, thị lực, ảnh hưởng tới hô hấp, tiêu hóa. Bệnh cũng có thể liên quan nhiều tới chế độ dinh dưỡng, lối sống tác động một phần gây ra tình trạng này.
Tiền sản giật
Viêm nha chu ở bà bầu có nguy cơ khiến chứng tiền sản giật tăng cao gấp 2 lần so với bình thường. Thủ phạm là do nồng độ chất lỏng tại nướu gia tăng đáng kể như interleukin, PGE – 2, hoại tử khối u alpha.
Bà bầu bị viêm nha chu điều trị như thế nào?
Khi bà bầu bị viêm nha chu, nguyên tắc điều trị là sử dụng các phương pháp an toàn, lành tính, hạn chế tối đa việc can thiệp dùng thuốc, bà bầu có thể áp dụng các cách điều trị sau đây:
Phương pháp tự nhiên chữa bà bầu viêm nha chu
- Nước muối loãng: Muối có tác dụng trong việc diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt. Nguyên liệu này cũng được dùng nhiều để chữa trị các bệnh về răng miệng. Bà bầu cần súc miệng 2-3 lần bằng nước muối mỗi ngày. Điều này có tác dụng trong việc loại bỏ vi khuẩn gây hại. Nhưng hãy chú ý nước muối nên chọn loại có nồng độ 0,9%. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước cốt chanh kết hợp với muối cũng sẽ giúp tình trạng được cải thiện tốt hơn.
- Tinh dầu đinh hương: Loại tinh dầu này có tác dụng trong việc kháng khuẩn giúp điều trị viêm nha chu ở bà bầu rất tốt. Người bệnh bôi tinh dầu trực tiếp lên khu vực chân răng bị viêm. Thực hiện 3-4 lần/ ngày, kiên trì áp dụng trong vài ngày sẽ thấy tiến triển.
- Gừng tươi: Bà bầu có thể sử dụng gừng tươi để điều trị. Gừng rửa sạch, cắt thành từng miếng, đun nước sôi rồi cho gừng vào nấu. Sử dụng nước này uống mỗi ngày cũng giúp giảm tình trạng viêm.
Phương pháp tây y dành cho bà bầu viêm nha chu
Với những trường hợp không có hiệu quả với các mẹo dân gian, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương án như:
- Viêm nha chu mức độ nhẹ: Các bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho người bệnh. Sau đó thực hiện cạo sạch cao răng để loại bỏ vi khuẩn và mùi hôi miệng. Điều này giúp cho nướu được hồi phục, giảm nhanh tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, bà bầu sẽ được hướng dẫn cách sinh hoạt, ăn uống và các dụng cụ chăm sóc răng miệng phù hợp.
- Viêm nha chu mức độ nặng: Với trường hợp viêm nha chu ở phụ nữ mang thai có triệu chứng chảy mủ, xuất huyết, đau răng, răng lung lay sẽ được chỉ định dùng thuốc và lấy sạch cao răng. Quá trình dùng thuốc cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bà bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và thai nhi trong bụng.
Bà bầu bị viêm nha chu làm sao để phòng ngừa?
Để phòng ngừa hiện tượng bà bầu bị bệnh viêm nha chu, bạn có thể thực hiện theo các cách sau đây:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các chất là điều quan trọng đối với bà bầu, nhất là người bị viêm nha chu. Thai nhi vô cùng nhạy cảm, non nớt phải được chăm sóc chu đáo. Khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ không có sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần bổ sung các loại rau xanh, trái cây, uống thêm sữa để tăng lượng canxi cho xương và răng. Ngoài ra, cần hạn chế những thực phẩm dai, có độ cứng, thức ăn dễ dính vào răng. Nói không với thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ vì nó sẽ gây ra hiện tượng khó vệ sinh răng miệng và khó tiêu hóa.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bà bầu cần phải thực hiện vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ ngày. Bạn cũng cần chọn loại bàn chải có lông mềm, kem đánh răng phù hợp với người mang thai. Ngoài ra, hãy kết hợp dùng thêm chỉ nha khoa để kẽ răng được làm sạch hiệu quả. Mỗi ngày súc miệng với nước muối để giữ răng miệng luôn sạch sẽ.
Khám răng định kỳ
Việc khám răng theo định kỳ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hàm răng. Bạn cần thực hiện 3 tháng/ lần để nhanh chóng phát hiện, có phương án điều trị bệnh về răng miệng hiệu quả. Bên cạnh đó, bà bầu cũng phải lấy cao răng thường xuyên để tránh bệnh nha chu có cơ hội ghé thăm.
Xem thêm: Nha sĩ giải đáp thắc mắc: Viêm nha chu có lây không?
Trên đây là thông tin đầy đủ, chi tiết liên quan tới bà bầu bị viêm nha chu. Mặc dù đây là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Các mẹ cần hết sức chú ý trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.
Đừng bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!