Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì thì an toàn và hiệu quả?
Rơ lưỡi là cách giúp vệ sinh khoang miệng cho trẻ sơ sinh và phòng ngừa các bệnh răng miệng liên quan. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh còn băn khoăn vì không biết rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì đảm bảo an toàn và hiệu quả?
Vì sao phải rơ lưỡi cho trẻ?
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh giống như việc người lớn đánh răng mỗi ngày. Điều này có tác dụng trong việc bảo vệ răng miệng của trẻ nhỏ. Nếu như bé không được chăm sóc, vệ sinh răng miệng ngay từ đầu sẽ gây ra những ảnh hưởng về sau.
Các bé không được rơ lưỡi thường xuyên sẽ phải đối mặt với nhiều căn bệnh do nhiễm khuẩn, vi trùng tích tụ trong khoang miệng gây ra. Điều đó dẫn tới nướu bị tổn thương và nhiều bệnh lý về nha khoa khác cũng sẽ xuất hiện.
Một trong những bệnh phổ biến thường là nấm lưỡi, mặc dù lành tính nhưng lại rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Lúc này lưỡi sẽ bị phủ một lớp màu trắng dày hoặc mảng trắng trên lưỡi. Nếu như để lâu sẽ khiến bé dễ mắc bệnh viêm lưỡi, viêm họng, viêm nướu… ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng hoặc biến chứng khó điều trị sau này
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là tốt nhất?
Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ không cần phải rơ lưỡi cho bé quá thường xuyên. Khi bú, lưỡi của bé sẽ được cọ sát với phần núm vú của mẹ nên ít gặp hiện tượng cặn sữa đóng trên lưỡi. Mỗi ngày mẹ chỉ cần vệ sinh lưỡi cho bé từ 2-3 ngày/ lần là được.
Những bé uống sữa ngoài hoàn toàn lưỡi sẽ bị đóng cặn nhiều hơn. Nếu lưỡi của bé không được vệ sinh cẩn thận sẽ dần chuyển sang màu đen. Do đó, mỗi ngày các mẹ cần rơ lưỡi cho bé mỗi ngày 2 lần. Trường hợp bé vừa dùng sữa ngoài và vừa bú mẹ, mỗi ngày cần rơ lưỡi 1 lần là đủ.
Nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì?
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch là băn khoăn của rất nhiều phụ huynh. Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua một số loại chuyên dùng để rơ lưỡi cho bé an toàn.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn? Nước muối sinh lý
Rơ lưỡi cho bé bằng gì? Đây là cách rơ lưỡi phù hợp với những bé từ 0 đến 4 tháng tuổi. Nước muối là nguyên liệu lành tính, chứa thành phần kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi hiệu quả.
- Bước 1: Rửa tay thật sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ. Thực hiện khi bé đang đói, tốt nhất là trước khi cho bé bú hoặc ăn khoảng 15 phút.
- Bước 2: Sử dụng gạc y tế hoặc gạc rơ lưỡi chuyên dụng. Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ rồi nhúng vào trong dung dịch nước muối sinh lý.
- Bước 3: Cho trẻ nằm thoải mái hoặc bế trẻ vào trong lòng, để đầu nâng lên ngang với ngực của mẹ. Lúc này mẹ sẽ di chuyển tay vào trong miệng và rơ lưỡi cho bé nhẹ nhàng, tránh gây đau.
- Bước 4: Thực hiện rơ lưỡi theo thứ tự 2 bên má rồi di chuyển tới khu vực vòm họng, cuối cùng là rơ lưỡi từ bên ngoài vào bên trong.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng gì? Đối với trẻ 5 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng nguyên liệu chính bằng lá hẹ. Đây là dược liệu lành tính, có tác dụng trong việc diệt khuẩn rất tốt.
- Bước 1: Lá hẹ đem rửa sạch với nước, sau đó cho vào nồi đun sôi. Vớt lá hẹ ra ngoài, cho ráo nước rồi xay nhuyễn vắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Sử dụng nước cốt vừa vắt và chút nước đã luộc trộn cùng với nhau.
- Bước 3: Rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé.
- Bước 4: Sử dụng gạc quấn ở phần ngón tay trỏ, sau đó nhúng vào hỗn hợp nước lá hẹ này. Thực hiện rơ lưỡi cho bé theo thứ tự từ 2 bên má, quanh vòng miệng rồi tới lưỡi.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì hiệu quả? Rau ngót
Rơ lưỡi bằng gì cho sạch? Bạn có thể sử dụng rau ngót để rơ lưỡi cho bé trên 5 tháng tuổi.
- Bước 1: Sử dụng rau ngót tươi rửa sạch với nước, sau đó ngâm trong nước muối khoảng 10 phút rồi vớt ra ngoài cho ráo nước.
- Bước 3: Cho rau ngót vào nồi đun sôi. Vớt ra ngoài nghiền nát rồi vắt lấy phần nước cốt.
- Bước 4: Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ.
- Bước 5: Sử dụng gạc quấn ở phần ngón tay trỏ, sau đó nhúng vào hỗn hợp nước rau ngót. Thực hiện rơ lưỡi cho bé theo thứ tự từ 2 bên má, quanh vòng miệng rồi tới lưỡi.
Chú ý: Ngoài việc chú ý tới rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng gì, bạn cũng nên nhớ không sử dụng nguyên liệu này với trẻ dưới 5 tháng tuổi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, nếu áp dụng có thể khiến cho bé bị rối loạn tiêu hóa hoặc thậm chí ngộ độc.
Rơ lưỡi bằng cỏ mực
Đối với việc sử dụng nước từ lá cỏ mực chỉ áp dụng đối với trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên.
- Bước 1: Sử dụng cỏ mực nhặt kỹ, rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước muối 10 phút. Vớt cỏ mực ra ngoài để cho ráo nước.
- Bước 2: Cho nguyên liệu vào nồi đun sôi với nước. Vớt ra xay nhuyễn vắt lấy nước cốt.
- Bước 3: Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ.
- Bước 4: Sử dụng gạc quấn ở phần ngón tay trỏ, sau đó nhúng vào nước cỏ mực. Thực hiện rơ lưỡi cho bé theo thứ tự từ 2 bên má, quanh vòng miệng rồi tới lưỡi.
- Bước 5: Sau khi rơ lưỡi xong, hãy cho bé tráng miệng lại với 1-2 muỗng nước ấm.
Rơ lưỡi em bé bằng gì cho sạch? Mật ong
Mật ong được biết tới là nguyên liệu lành tính có tác dụng trong việc kháng khuẩn, chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Nó cũng được nhiều mẹ lựa chọn để rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng đối với những bé trên 1 tuổi. Khi đó, hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện nên có thể hạn chế hiện tượng ngộ độc, dị ứng vì trong thành phần của mật ong có chứa clostridium botulinum. Người lớn bị tưa miệng cũng có thể sử dụng mật ong để hỗ trợ điều trị.
Với nguyên liệu từ mật ong, bạn cần phải thực hiện theo những bước sau đây:
- Bước 1: Sử dụng mật ong rừng nguyên chất để rơ lưỡi cho bé.
- Bước 2: Mẹ rửa tay thật sạch sẽ, sau đó cuốn gạc sạch ở vị trí quanh ngón tay trỏ. Nhúng vào mật ong rồi rơ lưỡi cho bé.
- Bước 3: Sau khi đã rơ lưỡi xong, hãy cho bé súc miệng với 1-2 muỗng nước ấm. Nó có tác dụng trong việc làm sạch miệng.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì?
Ngoài rơ lưỡi bằng thảo dược tự nhiên, bạn cũng có thể sử dụng một số loại dung dịch để thực hiện cho bé sau đây:
Dung dịch Denicol
Cách rơ lưỡi bằng dung dịch Denicol được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định nhằm tránh vi khuẩn tích tụ và vệ sinh khoang miệng cho bé sạch sẽ. Đây là loại thuốc được chỉ định để làm sạch lưỡi, đồng thời ngăn chặn các bệnh lý liên quan tới khoang miệng như lở miệng, sưng nướu, sưng lợi, tưa lưỡi…
Dung dịch Wesser
Đây là dung dịch có thành phần chính từ Xylitol và trà xanh. Nó có tác dụng trong việc làm sạch lưỡi, loại bỏ mảng bám ở trẻ sơ sinh. Do sử dụng thành phần chính từ trà xanh nên nó khá an toàn, có công dụng tốt trong việc diệt khuẩn. Còn Xylitol là chất ngọt tự nhiên giúp phòng sâu răng.
Xem thêm: Nấm miệng ở trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Dung dịch Gummi
Gummi là dung dịch có thành phần từ dịch chiết rau ngót, lá cỏ mực, lá hẹ và xanthan gum. Nó có tác dụng trong việc tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn, ngăn chặn và điều trị các bệnh liên quan tới tưa lưỡi, nấm miệng. Ưu điểm nổi bật của dung dịch này đó là sử dụng thành phần an toàn cho trẻ nhỏ, đem tới hiệu quả cao khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện với dung dịch rơ lưỡi như sau:
- Bước 1: Các mẹ vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé.
- Bước 2: Sử dụng gạc quấn quanh ngón tay trỏ, thấm dung dịch denicol rồi rơi lưỡi nhẹ nhàng cho bé và khu vực khoang miệng.
- Bước 3: Sau khi rơ lưỡi xong, hãy cho bé tráng miệng với nước ấm.
Các dung dịch vừa kẻ trên, toàn bộ đều là thuốc nên tuyệt đối không được để bé uống, phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng cho em bé. Mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh xảy ra một số trường hợp đáng tiếc cho trẻ. Đối với bé có hiện tượng nuốt phải thuốc sau 2-4 giờ sẽ có hiện tượng mắt đỏ, ói mửa, sốt, đau đầu bạn cần đưa tới cơ sở y tế gần nhất để xử lý.
Rơ lưỡi cho trẻ cần lưu ý gì?
Ngoài thông tin liên quan tới rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng gì, bạn cũng cần phải chú ý tới một số điều sau đây:
- Chỉ lựa chọn các nguyên liệu phù hợp với độ tuổi của bé để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Các nguyên liệu phải được rửa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
- Quá trình rơ lưỡi, các mẹ cần phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh khiến khoang miệng của bé bị tổn thương. Lúc này da của bé vô cùng non nớt, chỉ một tác động nhỏ cũng có thể gây đau hoặc khó chịu.
- Làm sạch vùng miệng, răng, lợi cho bé thường xuyên, đều đặn. Nó có tác dụng giúp ngăn chặn các bệnh liên quan.
- Nếu thấy bé có dấu hiệu mẩn đỏ, dị ứng sau khi rơ lưỡi cần phải ngừng thực hiện ngay lập tức. Hãy đưa bé tới cơ sở y tế để được khám, tìm ra nguyên nhân và phương án chữa trị hợp lý.
- Với các mẹ chưa có kinh nghiệm nên tham khảo clip hướng dẫn rơ lưỡi trên mạng để áp dụng sao cho thuần thục.
- Thời điểm thích hợp nhất để rơ lưỡi cho trẻ là buổi sáng, khi bé đã ăn xong khoảng 2 tiếng. Đừng rơ lưỡi cho bé trước đó vì lúc này bụng bé còn rộng, có thể gây ra hiện tượng nôn khan. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên rơ lưỡi khi bé vừa mới bú xong vì sẽ khiến bé bị ọc sữa ra ngoài.
- Tuyệt đối không được rơ lưỡi cho bé bằng thuốc nếu không có chỉ định từ phía bác sĩ chuyên khoa.
- Không sử dụng tay cạy tưa lưỡi cho bé bằng bất cứ hình thức nào. Nó sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và chảy máu.
- Những bé đang mắc bệnh liên quan tới hệ miễn dịch suy yếu, cần kết hợp rơ lưỡi mỗi ngày và điều trị để nâng cao sức đề kháng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì để an toàn và hiệu quả. Các mẹ cần lựa chọn nguyên liệu phù hợp với độ tuổi của bé để áp dụng sao cho phù hợp. Hãy áp dụng rơ lưỡi cho bé ngay hôm nay để cải thiện sức khỏe răng miệng ở trẻ, đồng thời ngăn chặn các bệnh lý răng miệng có thể phát triển.
Hữu ích cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!