Bệnh viêm nướu răng: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị chính xác
Bệnh viêm nướu răng được biết tới là dấu hiệu cảnh báo răng của bạn đang không khỏe mạnh. Nếu không có phương án điều trị kịp thời nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng, hoặc mất răng. Vậy căn bệnh này nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào mới hiệu quả?
Nướu răng là gì?
Nướu răng được hiểu là toàn bộ phần mô mềm ở trong khoang miệng. Bộ phận này sẽ bao quanh lấy răng, xương ổ răng, giữ cho răng kín. Nướu có tác dụng trong việc hình thành mô nha chu, chức năng chính là giữ cho răng đứng vững và nâng đỡ răng.
Hình ảnh nướu răng khỏe mạnh thường rắn chắc, màu hồng, trên bề mặt có màu da cam lấm chấm. Nướu thường được chia ra làm 2 phần là nướu dính và nướu rời. Khi nướu răng bị tổn thương nó sẽ dẫn tới bệnh nha chu, làm răng bị lung lay.
Bệnh viêm nướu răng là gì?
Viêm nướu răng tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, viêm nướu răng là Gingivitis hoặc Gum disease. Nó là một trong những chứng bệnh về răng miệng vô cùng phổ biến. Bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, trường hợp gây ra cơn đau khó chịu, nhức buốt khiến cuộc sống bị đảo lộn. Đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất thường là người cao tuổi, trung niên.
Lúc này, nướu răng sẽ bị sưng tấy, viêm nhiễm. Trong trường hợp không có phương án xử lý, điều trị kịp thời nó có thể biến chứng gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác như áp xe răng, viêm nha chu, chết tủy ngược dòng, sâu răng, hoặc nặng nhất là mất răng.
Bệnh viêm nướu răng là tình trạng viêm nha chu ở mức độ nhẹ. Mặc dù đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, hình ảnh viêm nướu răng thường có không rõ ràng, dễ biến mất, dễ tái phát. Vì thế, nhiều người thường bỏ quên chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị nhẹ, thuốc giảm đau khi nặng mới tới bệnh viện can thiệp sẽ gây tốn chi phí, thời gian điều trị hơn.
Tại sao bị viêm nướu răng?
Các nguyên nhân bị viêm nướu chân răng thường là:
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Nguyên nhân hàng đầu gây viêm nướu là do mảng bám thức ăn bị bám dính lâu ngày trở thành cao răng. Chúng không được loại bỏ hoàn toàn nên tích tụ lại ở nướu, chân răng. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội phát triển, sinh sôi dân tới viêm nhiễm toàn bộ khu vực mô răng.
- Sử dụng chất kích thích: Các loại chất kích thích như bia rượu, thuốc lá… sử dụng lâu ngày sẽ hình thành nên các mảng bám. Hơn nữa, xung quanh răng cũng sẽ xuất hiện các vi khuẩn gây hại.
- Mọc răng khôn: Khi mọc răng khôn cũng sẽ làm cho vùng nướu răng bị sưng lên, gây ra đau nhức, khó chịu. Với trường hợp răng khôn mọc lệch cũng làm tăng thêm những tổn thương ở khu vực này, dần dần gây ra viêm nướu răng.
- Phụ nữ thay đổi hormone: Phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai, cho con bú thường bị thay đổi nhiều về hormone. Lúc này sức đề kháng cơ thể thường yếu hơn khiến cho vi khuẩn có hại dễ dàng tấn công vào bên trong khoang miệng.
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch: Những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, ung thư, HIV… khi cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến tuyến nước bọt suy giảm. Nó gây ra tình trạng khô miệng, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có hại phát triển.
- Chế độ dinh dưỡng, tuổi tác: Đối với những người có chế độ dinh dưỡng không hợp lý, người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm nướu cao hơn.
Các dấu hiệu viêm nướu răng
Các dấu hiệu viêm nướu răng dễ nhận biết thường là:
- Trên cổ răng, răng, vùng nướu xuất hiện cao răng, mảng bám.
- Hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
- Khi ăn đồ cứng, đánh răng thường bị chảy máu vùng nướu.
- Vùng nướu răng bị ửng đỏ, sưng tấy, chỉ cần chạm nhẹ đã bị chảy máu hoặc đau nhức khó chịu.
- Nướu răng bị tụt, chân răng lộ ra ngoài. Lúc này khi quan sát, bạn sẽ thấy răng dài hơn bình thường.
- Răng bị ngả nghiêng, xô lệch về đằng sau, đằng trước. Các răng có khoảng cách rộng hơn do nướu viêm hoặc không còn bám vào răng.
- Khi ăn nhai răng dễ bị ê buốt, sâu răng hoặc lung lay.
- Ngoài ra, nó còn có một số dấu hiệu kèm theo khác như loét miệng thường xuyên, sốt nhẹ, mất ngủ, chán ăn.
Các biến chứng có thể gặp khi bị bệnh viêm nướu răng
Như đã đề cập ở trên, viêm nướu răng sưng má là căn bệnh có thể gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Nếu điều trị sớm thì rất dễ hồi phục. Nhưng nếu không khám, chữa trị kịp thời bệnh có thể gây ra các biến chứng rất nghiêm trọng.
Viêm nha chu
Đây là hiện tượng nướu răng có ổ mủ, sưng đỏ, tụt nướu, răng di lệch, lung lăng. Người bệnh xuất hiện triệu chứng đau nhức, chức năng ăn nhai giảm, tiêu xương hoặc mất răng.
Khi bệnh chuyển biến sang viêm nha chu quá trình điều trị thường mất thời gian, tốn kém chi phí và khó hơn. Hơn nữa, đây cũng là thủ phạm có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, tiêu xương hàm, nhiễm trùng huyết, đột quỵ, tim mạch, phụ nữ mang thai thiếu cân hoặc sinh non.
Tiêu xương, mất răng
Viêm nướu răng gây ra sưng tấy nhiều người chưa rõ đây là triệu chứng gì nên hay chủ quan không chú ý chăm sóc và điều trị. Căn bệnh này khi chuyển biến sang viêm nha chu thể nặng có thể gây ra tiêu xương, răng lung lay, giãn dây chằng.
Đây là thủ phạm chính gây ra hiện tượng mất răng. Biến chứng này khiến nhiều người bệnh lo lắng. Theo khảo sát, có tới 70% trường hợp bị viêm nha chu thể nặng, không thể nào giữ được răng thật phải áp dụng phương pháp cấy ghép Implant để phục hồi.
Viêm phổi
Nướu răng bị sưng tấy, gây viêm làm hình thành mảng bám. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng tích tụ nhiều thêm. Nếu hít phải vi khuẩn này đi vào phổi sẽ dẫn tới viêm phổi. Nhất là với người thường xuyên hút thuốc, trẻ em, người làm việc trong môi trường khói bụi.
Cách điều trị viêm nướu răng hiệu quả
Để điều trị viêm nướu răng, người bệnh có thể áp dụng theo một số phương pháp sau đây:
Điều trị viêm nướu răng tại nhà
Trong trường hợp viêm nướu răng, viêm lợi ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, thay đổi thói quen ăn uống và áp dụng một số cách sau:
- Nước muối: Trong thành phần của nước muối có tính sát khuẩn với tác dụng giúp cho răng chắc khỏe. Mỗi ngày bạn nên thực hiện súc miệng bằng nước muối từ 2-3 lần.
- Túi trà: Trong trà có chứa thành phần axit tannic có tác dụng trong việc chữa viêm nướu răng rất tốt. Bạn có thể đặt túi trà đã dùng rồi lên khu vực nướu đang bị sưng đỏ, sau 5 phút thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Mật ong: Từ lâu mật ong đã được biết tới là một trong những phương thuốc có tác dụng trong việc giảm sưng, kháng viêm. Sau khi đánh răng xong, bạn sử dụng mật ong thoa một lượng nhỏ lên khu vực nướu bị sưng.
- Chanh: Đây là nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm. Hơn nữa, trong chanh còn có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp sát khuẩn, kháng viêm. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường khả năng đề kháng để chống lại bệnh tật.
- Nha đam: Để điều trị viêm lợi nướu, bạn sử dụng lượng gel nha đam vừa đủ xoa vào khu vực bị viêm nhẹ nhàng. Cách này không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mà còn giúp răng miệng chắc khỏe hơn.
Điều trị viêm nướu răng bằng tây y
Tùy vào từng tình trạng viêm nướu răng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể như sau:
- Viêm nướu nhẹ kèm sưng đỏ: Người bệnh được chỉ định vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cạo sạch vôi răng nhằm loại bỏ vi khuẩn, mảng bám. Các bác sĩ sẽ kê thêm các các loại thuốc và tư vấn cách chăm sóc răng miệng phù hợp.
- Nướu răng sưng kèm mủ: Tiềm ẩn nguy cơ sâu răng, viêm tủy ngược rằng hoặc mất răng. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp cạo vôi răng. Trong quá trình điều trị, người bệnh không được tự ý chọc, đâm hoặc động chạm vào khu vực ổ mủ hoặc bôi thuốc chưa được chỉ định.
- Viêm nướu do mọc răng khôn: Bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng khôn để không làm các răng khác bị ảnh hưởng.
- Viêm nha chu: Nó có thể khiến răng bị xê dịch, lung lăng hoặc làm tăng nguy cơ mất răng. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ làm phẫu thuật loại bỏ những tổn thương, ghép thêm vạt nướu cho bệnh nhân. Nếu bị mất răng vĩnh viễn, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm răng phục hồi để đảm bảo thẩm mỹ, quá trình ăn nhai diễn ra hiệu quả.
Khám, điều trị nướu răng ở đâu?
Dưới đây là một số địa chỉ khám răng uy tín bạn đọc có thể tham khảo:
Bệnh viện răng hàm mặt Trung Ương
Đây là bệnh viện trực thuộc bộ y tế, chuyên khám và điều trị bệnh về răng hàm mặt. Hiện tại bệnh viện đang có 8 khoa cận lâm sàng, 14 khoa lâm sang, 8 phòng chức năng. Đội ngũ chuyên gia tại bệnh viện đều có trình độ chuyên môn cao, áp dụng kỹ thuật mới và trang thiết bị hiện đại.
Bệnh viện đại học y Hà Nội
Khoa răng tại bệnh viện đại học y Hà Nội sở hữu đội ngũ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành. Đặc biệt, máy móc và trang thiết bị tại đây được đầu tư bài bản. Bệnh viện cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực điều trị nướu răng, định hình răng, nắn chỉnh răng…
Bệnh viện Bạch Mai
Khoa răng hàm mặt của bệnh viện Bạch Mai hiện có đội ngũ bác sĩ, giáo sư có trình độ chuyên môn cao. Dây không chỉ là nơi chuyên thăm khám, điều trị bệnh về răng miệng mà còn thực hiện nghiên cứu, đào tạo với sự hợp tác Quốc Tế.
Cách phòng ngừa bệnh viêm nướu răng
Viêm nướu răng là triệu chứng nhẹ của bệnh viêm nha chu, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn và phòng ngừa căn bệnh này. Một số cách phòng ngừa phổ biến thường là:
- Thực hiện vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ ngày.
- Sử dụng bàn chải lông mềm để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám thừa trên răng
- Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dùng để súc miệng sau khi ăn.
- Sau khi ăn uống xong nên sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng.
- Thường xuyên thăm khám răng theo định kỳ 6 tháng/ lần.
- Cao răng cực kỳ chắc, khó làm sạch bằng cách chải răng hoặc vệ sinh thông thường. Do đó, bạn cần tới gặp nha sĩ để lấy cao răng theo định kỳ để loại bỏ mảng bám
- Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá vì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Trên đây là thông tin chi tiết liên quan tới bệnh viêm nướu răng. Khi biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn từ bỏ, tránh các thói quen xấu. Hơn nữa, căn bệnh này hoàn toàn có thể được ngăn ngừa bằng việc vệ sinh răng miệng đúng cách. Hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình ngay hôm nay nhé!
Cùng chuyên mục:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!