Viêm lợi trùm là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị tốt nhất
Viêm lợi trùm là tình trạng mà nhiều người thường gặp phải liên quan trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của răng khôn hay còn gọi là răng số 8. Khi gặp phải trường hợp này, người bệnh phải có hướng giải quyết thật tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cụ thể những thông tin chi tiết nhất sẽ được trình bày trong bài viết ngay dưới đây.
Viêm lợi trùm là gì? Biến chứng nguy hiểm
Viêm lợi trùm là bệnh lý về răng miệng hình thành do sự xuất hiện của răng khôn trong khoang miệng. Đây là hiện tượng phần lợi bên trong cùng của hàm trùm lên trên, bao phủ toàn bộ bề mặt răng và không cho răng khôn mọc lên. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng to cả răng cả lợi ở vị trí này. Một vài trường hợp thì viêm lợi trùm còn xuất hiện cả ở răng hàm, răng cửa, lợi lấn chân răng, rất dễ để nhận biết.
Tuy nhiên hầu hết phần lớn người bị viêm lợi trùm do răng khôn phát triển, khi chúng bắt đầu mọc lên, đâm ngang, đâm dọc vào phần lợi, tạo cảm giác khó chịu vô cùng. Nhiều trường hợp nặng còn xuất hiện một số những biến chứng, hệ quả nguy hiểm và nghiêm trọng hơn như:
- Viêm nướu, lở loét dẫn đến hoại tử: Vi khuẩn phát triển ở những vùng lợi trùm gây viêm nhiễm, lâu dần hủy hoại mô nha chu và hình thành nên dịch mủ. Ổ mủ này phần lớn được tích tụ tại đây, lâu ngày tiết ra chất dịch acid làm mòn men răng, lợi gây suy yếu, răng lung lay, hoại tử răng, tạo nên cơn đau nhức dữ dội. Các vùng viêm nhiễm nay lại rất dễ lan nhanh trong cung hàm từ răng này qua răng khác.
- Ảnh hưởng đến răng số 7: Răng số 7 chính là chiếc răng cối cuối cùng trong cung hàm cạnh răng số 8 khi chúng được mọc lên. Tình trạng răng khôn mọc đâm ngang chân răng, mọc ngầm dẫn tới lợi trùm còn ảnh hưởng đến răng số 7, lâu dần khiến răng số 7 bị hủy hoại cần phải nhổ bỏ.
- Gây u nang xương hàm: Viêm lợi trùm khiến chiếc răng số 8 không được mọc lên một cách hoàn chỉnh nhất, cộng thêm tình trạng nhiễm trùng ở quanh thân răng, các túi răng còn sót lại trong quá trình mọc là nguyên nhân hình thành nên các khối u trong khung xương hàm. Theo thời gian, không có hướng điều trị cụ thể sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương hàm hơn.
- Rối loạn về phản xạ và cảm giác: Răng bị mọc ngầm ở dưới lợi chèn ép vào hệ thần kinh cảm giác và phản xạ của con người, khiến cho một vài bộ phận như môi, da, niêm mạc, răng cửa ở cung hàm sẽ mất cảm giác. Từ đó, hình thành nên nhiều căn bệnh khác trên khuôn mặt con người. Đây là biến chứng vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến phản xạ nói chung.
Nhìn chung viêm lợi trùm là bệnh lý tương đối nguy hiểm trong khoang miệng. Đặc biệt là khi tình trạng này lại xuất hiện cạnh răng số 8, chúng vừa cản trở quá trình hình thành và phát triển của răng khôn lại gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khó phòng tránh được.
Nguyên nhân và triệu chứng khi bị viêm lợi trùm
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm được xác định phần lớn là do biến chứng khi mọc răng khôn số 8 ở hàm trên hoặc dưới. Đây là chiếc răng sẽ được mọc khi tất cả những chiếc răng vĩnh viễn đều đã mọc, chúng thường mọc khi bắt đầu 17 tuổi đến 25 tuổi hoặc muộn hơn chút nữa.
Khi đó, do hàm đã đủ chỗ cho tất cả những chiếc răng cần có, sự xuất hiện của răng số 8 khiến lợi không đủ chỗ trống. Răng bắt đầu mọc chen nhau, xô đẩy các chiếc răng khác, mọc sát vào lợi trong cùng khiến lợi trùm cả lên răng ngăn chặn quá trình mọc lên của chúng.
Một vài trường hợp, viêm lợi trùm ở vị trí răng hàm, răng cửa là do nguyên nhân viêm lợi, bệnh lý viêm nha chu xuất hiện biến chứng sưng lợi, trùm lên chân răng. Nhưng tình trạng này thì ít hơn vẫn người mắc phải.
Khi người bệnh bị viêm lợi trùm sẽ xuất hiện những triệu chứng nhất định. Chúng khá rõ ràng để nhận biết và hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường khi nhìn vào gương và có thiết bị chiếu sáng vào vị trí viêm. Cụ thể khi bị bệnh, sẽ thấy những biểu hiện sau:
- Lợi sưng đỏ: Phần lợi bị trùm lên chiếc răng khôn mọc sẽ thấy bị sưng phồng, và tấy đỏ. Khi dùng dụng cụ chuyên khảo ấn vào còn thấy đau nhức, buốt, thậm chí là chảy dịch và mủ ra ngoài.
- Đau nhức răng: Tình trạng này xuất hiện khi bị viêm lợi trùm có mủ. Bạn sẽ thấy những cơn đau răng, cảm giác rất rõ ràng và kéo dài cả ngày lẫn đêm. Thậm chí còn thấy sưng một bên má, uống nước, nói chuyện, hay nhấc miệng cũng thấy đau. Lợi trùm viêm nhiễm nặng nề sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến răng khôn được mọc và cả những chiếc ở xung quanh.
- Sốt và nổi hạch ở cổ: Một vài trường hợp nghiêm trọng khi bị viêm lợi trùm có mủ sẽ bị sốt cao. Góc hàm sưng và nổi hạch ở cổ, sờ thấy rõ ràng. Đây là báo hiệu tình trạng đang rất nghiêm trọng và bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.
- Chảy nước miệng: Người bị bệnh sẽ khó để đóng được miệng như bình thường. Do đó, bạn sẽ thấy tình trạng chảy nước miệng. Và đặc biệt do nước miếng có lẫn mủ và vi khuẩn nên sẽ có mùi hôi nhất định.
Cách điều trị viêm lợi trùm an toàn, hiệu quả nhất hiện nay
Người bị viêm lợi trùm ngay khi thấy những triệu chứng kể trên xuất hiện hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để kiểm tra sức khỏe. bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và có hướng điều trị tốt nhất cho từng đối tượng khác nhau.
Điều bị răng bị lợi trùm bằng Tây y
Điều trị bằng ứng dụng Tây y được nhiều người áp dụng nhất hiện nay, bởi hình thức này sẽ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng, loại bỏ ổ viêm nhiễm một cách hiệu quả nhất. Với phương pháp chữa bằng Tây y hiện đại sẽ có 3 cách như sau:
Sử dụng kháng sinh
Viêm lợi uống thuốc gì thì người bệnh chủ yếu sẽ được kê đơn là thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau các loại tùy từng mức độ viêm nhiễm. Tác dụng chính của kháng sinh là tiêu diệt ổ viêm nhiễm nhanh nhất. Kết hợp với đó là những loại thuốc giảm đau để người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, ăn uống dễ dàng hơn.
Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp điều trị tạm thời trong 5 – 7 ngày, Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc mang lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh bắt buộc phải chuyển sang cách điều trị khác có sự can thiệp của thủ thuật nha khoa để điều trị triệt để.
Cắt lợi trùm
Cắt lợi trùm là một trong những tiểu phẫu được áp dụng khi việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả cao và xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng hơn. Đồng thời cắt lợi trùm chỉ ứng dụng cho bệnh nhân mọc răng khôn thẳng (để biết cần chụp X-quang).
Khi thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vùng lợi bị viêm, gây tê rồi loại bỏ chúng bằng máy cắt laser. Khi cắt sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu nhẹ, nên người bệnh không cần quá lo lắng. Phương pháp này sẽ loại bỏ phần lợi tạo điều kiện thông thoáng cho răng khôn được mọc lên một cách thoải mái nhất.
Nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn chính là hình thức điều trị cuối cùng khi cả hai phương pháp kể trên đều không được áp dụng. Răng khôn mọc đâm ngang vào răng bên cạnh, tình trạng viêm nhiễm nặng nề hơn.
Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ đi chiếc răng khôn này. Trên thực tế nhổ đi chiếc răng khôn này cũng sẽ không hề ảnh hưởng đến cấu trúc răng miệng hay chức năng nhai cắn của răng. Cho nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi nhổ răng khôn.
Xem thêm:
Một số cách chữa bằng mẹo tại nhà
Ngoài những cách điều trị chuyên nghiệp của Tây y thì người bệnh cũng có thể cải thiện triệu chứng, chữa trị viêm lợi trùm bằng mẹo dân gian đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là mẹo vặt này chỉ có thể giảm đau, thuyên giảm các biểu hiện chứ không chữa khỏi hoàn toàn và triệt để.
Dùng mật ong
Mật ong từ lâu được xem là một trong những dược liệu có tác dụng kháng khuẩn vô cùng tốt. Bởi trong mật ong có nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm sưng, giảm viêm và hỗ trợ loại bỏ ổ viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày sau khi đánh răng, bạn nên dùng một ít mật ong bôi lên vùng nướu viêm nhiễm, để nguyên trong 10 – 20 phút.
- Sau thời gian này thì súc miệng lại bằng nước ấm.
- Thực hiện hằng ngày còn giúp nướu và răng phòng tránh được nhiều căn bệnh về răng miệng và thuyên giảm bệnh viêm lợi trùm hiệu quả.
Dùng tỏi tươi
Với thành phần allicin trong tỏi tươi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có thể nhanh chóng khắc phục được tình trạng sưng viêm ở lợi răng. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị viêm lợi trùm, biểu hiện đau nhức, sưng buốt răng có thể dùng tỏi tươi để cải thiện hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bóc khoảng 1 củ tỏi tươi, rửa sạch và nghiền nát cùng một ít muối tinh, chắt lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi chấm đều lên vùng nướu bị viêm nhiễm. Để nước cốt tỏi ngấm đều trong 15 – 20 phút.
- Sau đó, súc miệng lại bằng nước ấm để để loại bỏ mùi tỏi ra khỏi khoang miệng.
- Bạn có thể áp dụng mỗi ngày từ 3 – 5 lần hoặc những lúc lên cơn đau đều được.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc răng miệng khi bị viêm lợi trùm
Khi bị viêm lợi trùm, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến quá trình vệ sinh răng miệng để không làm tổn thương lợi mà vẫn làm sạch được răng miệng. Cụ thể như sau:
- Sau khi ăn uống, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám thức ăn thừa kẹt lại trong khoang miệng, rồi mới vệ sinh răng miệng và súc miệng là bước cuối cùng.
- Khi đánh răng, cần đánh từ ngoài vào trong, đến vị trí bị viêm cần nhẹ nhàng, tránh tác động quá mạnh khiến nướu bị tổn thương, chảy máu, sưng đau.
- Chọn nước súc miệng hay thuốc đánh răng không nên chứa quá nhiều thành phần có tính axit, chất hóa học mạnh bởi nó có thể khiến răng và lợi yếu hơn.
- Dùng các loại bàn chải có lông mềm, nhẹ nhàng để loại bỏ sạch mảng bám trên răng mà không khiến bộ phận này bị tổn thương.
Giải đáp một số thắc mắc khi lợi trùm răng khôn
Dưới đây là giải đáp từ một số chuyên gia về những thắc mắc của nhiều người bị viêm lợi trùm thường hay thắc mắc. Điều này giúp bạn biết cách để chăm sóc răng miệng và sức khỏe của chính bản thân mình.
Bệnh lý viêm lợi trùm bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?
Viêm lợi trùm bao lâu thì khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi gặp phải lúc mọc răng khôn. Trên thực tế, hết viêm lợi trùm trong bao lâu còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng viêm nhiễm của người bệnh.
Có rất nhiều trường hợp bị viêm lợi trùm ở mức độ nhẹ hay còn gọi là nứt lợi mục đích là để răng khôn mọc, thì bệnh thì hoàn toàn tự khỏi sau 3 – 5 ngày, có người thì lâu hơn khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này chắc chắn sẽ quay trở lại trong tương lai vào mỗi chu kỳ mọc răng. Bởi răng khôn thường không mọc lên cùng một lúc mà mỗi đợt khoảng vài tuần, vài tháng sẽ nhú lên một chút.
Và mỗi lần như thế, lại khiến cho lợi bị hở ra một khoảng, tạo điều kiện cho thức ăn, ăn uống kẹt lại ở đây. Chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành, phát triển và gây nên những bệnh về răng miệng khác.
Cắt lợi trùm có hết viêm không?
Thực tế là tiểu phẫu cắt lợi trùm sẽ không giúp hết viêm nhiễm. Bởi viêm nhiễm là do vi khuẩn tạo thành. Do đo khi cắt đi khoảng lợi bị trùm lên răng khôn, tình trạng này được giải quyết nhưng nếu vi khuẩn vẫn còn tồn tại ở nướu, ở chân răng thì vẫn sẽ xuất hiện tình trạng viêm lợi.
Thậm chí, chúng vẫn có thể lây lan sang những vùng khác. Lúc này sẽ có hướng điều trị khác chuyên nghiệp hơn để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi chân răng, nướu.
Viêm lợi trùm nên và không nên ăn gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng cho người bị viêm lợi trùm để tránh làm bệnh nặng hơn và xuất hiện biến chứng nguy hiểm. Cụ thể những thực phẩm nên và không nên ăn như sau:
Thực phẩm nên dùng:
- Các loại rau xanh, củ quả có hàm lượng chất xơ cao. Thành phần này rất tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn ra bên ngoài.
- Tăng cường bổ sung những loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
- Người bệnh uống trà xanh hoặc trà đen mỗi ngày. Hàm lượng chất Polyphenols trong hai loại thức uống này có thể chống viêm, kháng khuẩn vô cùng tốt.
- Người bị viêm lợi trùm thường đau đớn và nhức nhối. Vì thế nên dùng những loại đồ ăn mềm như cháo, súp, vừa dễ tiêu hóa lại không phải nhai nhiều, giảm cảm giác đau đớn.
Thực phẩm không nên dùng:
- Tránh những loại đồ ăn có chứa tinh bột, đường và axit nhiều như: bánh, các loại kẹo, đồ uống ngọt, chứa gas,…
- Không dùng đồ ăn quá nóng như: Lẩu cay, súp cay, ớt,…; Các loại đồ ăn quá lạnh như: Nước đá, kem,….
- Cũng không nên dùng những loại đồ ăn quá cứng, các loại hạt có vỏ,..
- Không dùng các loại nước uống như: Rượu, bia cà phê,… hay các loại chất kích thích như thuốc lá.
Viêm lợi trùm khi đang cho con bú phải làm gì là tốt nhất?
Các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú bị viêm lợi trùm cần ngưng không cho bé bú. Thêm vào đó, đến những cơ sở y tế để thăm khám, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất.
Các mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc Tây để giảm đau nay chữa viêm lợi. Bởi nó sẽ khiến cho các mẹ bị mất sữa và nguồn sữa cũng bị ảnh hưởng về chất lượng.
Trên đây là những thông tin chung về bệnh lý viêm lợi trùm phát triển do quá trình mọc răng khôn. Hy vọng điều này đã giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để chăm sóc răng miệng và biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Không bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!