Top 14 thuốc chữa viêm lợi an toàn, thông dụng nhất hiện nay
Các thuốc chữa viêm lợi được dùng phổ biến nhất hiện nay chủ yếu là thuốc dạng uống hoặc bôi chứa hoạt chất kháng sinh. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu khái quát về từng loại thuốc để bạn chú ý sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Qua đó đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh được tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Top 14 thuốc chữa viêm lợi an toàn, thông dụng nhất hiện nay
Viêm lợi là bệnh lý xuất hiện do sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn có trong mảng bám thức ăn hoặc cao răng. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó lại khiến người bệnh luôn có cảm giác khó chịu khi ăn uống, mất đi vẻ tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Viêm lợi có thể trị khỏi nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh, chống viêm kết hợp với thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ và chế độ ăn uống khoa học. Sau đây là 14 loại thuốc mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
1. Ibuprofen – Thuốc chữa viêm lợi khi đang cho con bú
Ibuprofen là loại thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid. Nó được dẫn xuất từ axit propionic có nguồn gốc tự nhiên.
Thành phần thuốc: Thuốc này có thành chính là Ibuprofen. Thuốc có thể được bào chế theo nhiều dạng khác nhau như viên nén, viên nén bao phim/phân tán/ bao đường và dạng viên nang.
Tác dụng thuốc: Ibuprophen hoạt động trên cơ chế ngăn chặn sự sản xuất ra các hoạt chất gây viêm đau của cơ thể, qua đó giúp khắc phục hiệu quả tình trạng đau nhức, sưng phù và sốt ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Đáng chú ý, thuốc này thẩm thấu vào sữa mẹ rất ít nên sẽ không ảnh hưởng cho trẻ nếu người mẹ dùng ở liều bình thường.
Liều lượng và cách dùng: Thường thì đối với các trường hợp điều trị chống viêm bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng Ibuprophen với liều lượng 600mg hoặc 800mg, cách mỗi 6-8 giờ.
Giá bán tham khảo:
- Ibuprofen 200 mg (xuất xứ Mỹ): 360.000 đồng 1 hộp 500 viên.
- Ibuprofen Stada 400 mg: 470 đồng 1 viên.
- Ibuprofen 600 mg: 38.000 – 40.000 đồng 1 hộp 10 vỉ x 100 viên.
2. Thuốc chữa viêm lợi dạng bôi Plus Dental Gel
Plus Dental Gel được sản xuất bởi hãng dược phẩm Synmedic Laboratoies. Đây là thương hiệu nổi tiếng tại Ấn độ, có nhiều năm kinh nghiệm trong bào chế thuốc.
Thành phần: Thành phần chính của thuốc Plus Dental Gel là Lidocaine Hydrochloride 2,0%, Metronidazole 1% và cuối cùng là Clohexidine 0,25%.
Tác dụng: Syndent Plus Dental Gel là nhóm thuốc không kê đơn được áp dụng để điều trị viêm lợi, đau răng, ê buốt răng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng loại bỏ các mảng bám trên răng.
Liều lượng và cách dùng:
- Không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
- Trẻ trên 30 tháng tuổi: Thoa 1 lượng nhỏ gel lên vùng lợi bị viêm sưng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 6 giờ.
- Người lớn: Bôi lượng thuốc vừa đủ lên vị trí lợi bị tổn thương mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 6 tiếng.
Giá bán: Thuốc chữa viêm lợi Syndent Plus Dental Gel trên thị trường đang có giá khoảng 40.000 đồng cho 1 tuýp 20g.
3. Thuốc cải thiện thiện tình trạng viêm lợi Metrogyl Denta
Metrogyl Denta là thuốc chuyên dùng để điều trị viêm lợi được sản xuất tại Ấn Độ. Dạng bào chế của thuốc là gel bôi màu trắng.
Thành phần: Metrogyl Denta chứa thành phần chính là metronidazole benzoate BP và Chlorhexidin Gluconate Solution.
Tác dụng:
- Khi thuốc được thoa lên vùng lợi bị viêm, nó sẽ phát huy tác dụng sát khuẩn tại chỗ, loại bỏ vi khuẩn, nấm và nhiều chủng ký sinh trùng gây tổn thương răng miệng.
- Metrogyl Denta được chỉ định cho người bị viêm nướu răng, viêm lợi cấp tính hoặc mãn tính, người hôi miệng, lở loét ở miệng, hôi miệng do nhiễm trùng và viêm nha chu.
Liều lượng và cách dùng: Lấy một lượng Metrogyl Denta vừa đủ để thoa lên vùng lợi bị viêm. Mỗi ngày bôi thuốc khoảng 3 – 4 lần và sử dụng đều đặn, liên tục trong 7 ngày hoặc lâu hơn nếu bị viêm lợi nặng.
Giá bán: Metrogyl Denta trên thị trường hiện nay đang có giá bán dao động từ 40.000 – 70.000 đồng cho 1 tuýp.
4. Dentosmin P – Thuốc chữa viêm lợi nhẹ
Dentosmin P là thuốc chữa viêm lợi của Đức. Nó được sử dụng phổ biến trong các trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng răng miệng.
Thành phần: 1% chlorhexidinebis và tá dược vừa đủ.
Tác dụng:
- Dentosmin P chứa hoạt chất kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây nên bệnh viêm lợi, sâu răng, bị viêm nha chu. Qua đó cải thiện đáng kể các triệu chứng sưng tấy, đau nhức khó chịu tại vùng miệng do bị nhiễm trùng.
- Dentosmin P chỉ phù hợp cho những trường hợp bị viêm lợi nhẹ. Nó hoàn toàn không có hiệu quả điều trị tình trạng viêm sâu dưới nướu.
Liều lượng và cách dùng: Trước khi sử dụng thuốc bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Lấy một lượng Dentosmin P vừa đủ rồi bôi lên vùng lợi bị viêm. Sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày 1 – 3 lần cho đến khi tình trạng viêm khỏi hẳn.
Giá bán: Dentosmin P có giá khoảng 200.000 – 230.000 đồng 1 tuýp
5. Emofluor Gel an toàn cho mọi đối tượng
Emofluor Gel là thuốc điều trị viêm lợi có xuất xứ từ Thụy Sĩ. Cho tới nay, thuốc này đã được cấp giấy phép lưu hành ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thành phần: Emofluor Gel gồm các thành phần chính là aqua, PEG-40-Hydrogenated Castor Oil, glycerin, Propylenglycol, Cellulose Gum, PEG 8, Stannous Fluoride, Sodium Saccharin và Phosphorcolamine, Aroma.
Tác dụng:
- Emofluor Gel có tác dụng tại chỗ. Khi sử dụng, nó sẽ ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây viêm lợi. Qua đó làm giảm các triệu chứng đau nhức, sưng đỏ, hay ở loét lợi cũng được thuyên giảm nhanh chóng.
- Emofluor Gel còn được chỉ định cho nhiều vấn đề về răng miệng khác như: Ê buốt răng, men răng bị bào mòn, sâu răng, có ổ mủ tại chân răng,…
- Ngoài ra, với những người đang điều trị bệnh không dùng kem đánh răng hoặc người đang niềng răng cũng có thể áp dụng thuốc này để vệ sinh răng miệng và làm sạch nướu răng.
Liều lượng và cách dùng:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi dùng thuốc.
- Lấy lượng thuốc Emofluor Gel vừa đủ bôi 3 – 4 lần mỗi ngày.
- Liều dự phòng: Thoa thuốc 1 lần/ngày vào buổi tối.
Giá bán: Emofluor Gel trên thị trường có giá bán khoảng 250.000 – 280.000 đồng cho 1 tuýp.
6. Thuốc chữa viêm lợi Metronidazol Stada
Metronidazol Stada thuộc nhóm thuốc kháng sinh thường xuyên được chỉ định cho người bệnh viêm lợi. Thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm M.S.T, dạng bảo chế là viên nén dài, màu trắng ngà.
Thành phần: Metronidazol cùng các tá dược vừa đủ như acid stearic, magnesi steara hay actose monohydrat,…
Tác dụng:
- Metronidazol Stada phát huy tác dụng nhanh, mạnh với trường hợp bị viêm lợi do vi khuẩn kỵ khí.
- Áp dụng để điều trị một số bệnh lý khác liên quan đến răng miệng. Chẳng hạn như viêm lợi hoại tử loét cấp, viêm phụ khoa, nhiễm trùng ở vùng chậu, bệnh crohn ở kết tràng và thậm chí là viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp.
Liều lượng và cách dùng:
Uống thuốc Metronidazol với liều lượng 200mg mỗi lần, mỗi ngày uống đủ lần. Một đợt điều trị viêm lợi bằng thuốc này kéo dài ít nhất 3 ngày.
Metronidazol Stada nên uống sau khi ăn no để không gây áp lực cho dạ dày.
Giá bán: Metronidazol Stada 400mg trên thị trường đang được bán với giá khoảng 11.000đồng cho 1 hộp 2 vỉ với 14 viên.
7. Thuốc sát khuẩn lợi PerioKin
PerioKin là thuốc điều trị viêm lợi có xuất xứ từ Tây Ban Nha do công ty dược phẩm Laboratorios Kin S.A bào chế. Đây là thuốc dạng bôi, phá huy tác dụng tại chỗ.
Thành phần: Thuốc có chưa 0.20 % chlorhexindine và tá dược vừa đủ.
Tác dụng:
- PerioKin giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm lợi, vi khuẩn gram âm/dương, các loại nấm men và virus ưa lipid. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng diệt khuẩn trên bề mặt lợi.
- PerioKin còn được chỉ định cho các trường hợp bị abscess nha chu, viêm nướu, loét miệng, trầy xước niêm mạc do ảnh hưởng của việc gắn hàm giả,…
Liều lượng và cách dùng:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi bôi PerioKin.
- Lấy lượng vừa đủ PerioKin ra đầu ngón tay để bôi trực tiếp lên vùng bị nhiễm trùng lợi.
- Sử dụng thuốc 2 – 3 lần mỗi ngày sau ăn liên tục trong thời gian tối thiểu 1 tuần.
Giá bán: PerioKin được bán trên thị trường với giá khoảng 120.000 – 150.000 đồng 1 tuýp.
8. Thuốc Ciprofloxacin dùng được cho mọi đối tượng
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolone thế hệ thứ 2 có phổ kháng khuẩn rất rộng. Thuốc này được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị nhiều bệnh nhiễm khuẩn nặng.
Thành phần: Ciprofloxacin và tá dược vừa đủ như microcrystalline cellulose, colloidal silicon dioxide, maize starch, purified water, titanium dioxide,….
Tác dụng:
- Ciprofloxacin có tác dụng chống nhiễm trùng lợi do vi khuẩn A.actinomycetemcomitans.
- Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế toàn bộ quá trình tái tạo cũng như phục hồi DNA của vi khuẩn. Qua đó, khiến chúng mất hoàn toàn khả năng sinh sản và bị tiêu diệt dần trong cơ thể người bệnh.
Liều lượng và cách dùng:
- Ciprofloxacin uống sau ăn khoảng 2 giờ với liều lượng 500 – 700mg mỗi lần uống.
- Mỗi ngày, người bệnh cần uống thuốc 2 lần vào sáng và tối và kéo dài từ 7 – 14 ngày.
Giá bán: Giá bán lẻ Ciprofloxacin trên thị trường là 2000 đồng 1 viên. Giá nguyên hộp dao động khoảng 147.000 đồng cho 1 hộp với 10 vỉ x 10 viên.
Đọc thêm:
9. Thuốc kháng sinh Amoxicillin
Amoxicillin là loại thuốc kháng sinh trong nhóm Penicillin. Nó được áp dụng rộng rãi trong việc tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại thuộc cả họ gram âm và dương.
Thành phần: Amoxicillin bào chế dưới dạng Amoxicillin trihydrat compacted và tá dược khác.
Tác dụng: Cơ chế hoạt động của Amoxicillin là ức chế toàn bộ quá trình phân bào cũng như phát triển vi khuẩn. Nếu sử dụng thuốc này đúng cách và đúng liều lượng thì các cơn đau nhức khó chịu và hiện tượng sưng viêm lợi và nướu sẽ được thuyên giảm nhanh chóng.
Liều lượng và cách dùng:
- Thuốc được dùng với liều lượng khoảng 250 – 500mg mỗi lần uống. Ngày sử dụng khoảng 2 đến 3 lần tùy theo đối tượng sử dụng.
- Lộ trình điều trị viêm lợi bằng Amoxicillin là 7 – 10 ngày. Nếu qua thời gian này mà bệnh vẫn chưa khỏi thì bạn cần tái khám lại.
Giá bán: Amoxicillin 500mg có giá bán lẻ là 1000 đồng 1 viên. Giá nguyên hộp là 95.000 đồng cho 10 vỉ x 10 viên.
10. Thuốc kháng sinh tốt cho lợi Azithromycin
Azithromycin là thuốc kháng sinh có tác dụng điều trị viêm lợi thuộc nhóm macrolid. Nó được bào chế dưới nhiều dạng như viên nén, dung dịch uống hoặc viên nang cứng.
Thành phần: Amoxicillin trihydrate và tá dược vừa đủ.
Tác dụng:
- Azithromycin đặc biệt nhạy cảm đối với nhiều chủng vi khuẩn. Chẳng hạn như Haemophilus parainfluenzae, Clostridium perfringens hay Borrelia burgdorferi,.. nên có thể tiêu diệt chúng rất dễ dàng.
- Thuốc dùng để điều trị viêm lợi, các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm da/mô mềm, nhiễm khuẩn tại cơ quan sinh dục.
Liều lượng và cách dùng: Thuốc chỉ sử dụng 1 lần duy nhất trong ngày với liều lượng 500mg. Lộ trình điều trị viêm lợi bằng Azithromycin kéo dài trong 3 ngày liên tục.
Giá bán: Thuốc kháng sinh Azithromycin 500mg có giá bán khoảng 5.700 đồng 1 viên và 170.000 đồng chó 1 hộp 30 viên.
11. Thuốc uống chữa viêm lợi Clindamycin
Clindamycin là thuốc chữa viêm lợi được sử dụng bằng đường uống. Nó được áp dụng phổ biến trong do có tác dụng kháng khuẩn toàn thân.
Thành phần: Clindamycin hydrochloride cùng các tá dược khác.
Tác dụng:
- Khi Clindamycin được dung nạp vào cơ thể người bệnh sẽ phát huy tối đa tác dụng diệt khuẩn bằng việc ức chế toàn bộ quá trình sinh tổng hợp Protein của vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy chúng sẽ dần suy yếu và chết đi.
- Thuốc Clindamycin có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng viêm lợi như sưng tấy, đau và nóng rát.
Liều lượng và cách dùng:
- Viêm lợi nhẹ: Sử dụng 150 – 300mg mỗi lần, ngày uống thuốc 4 lần.
- Viêm lợi nặng: Sử dụng 300 – 450mg mỗi lần và uống 4 lần trong ngày.
Giá bán: Thuốc kháng sinh Clindamycin 300mg trên thị trường đang được bán với giá 2.100 đồng 1 viên và 210.000 đồng cho 1 hộp 100 viên.
12. Thuốc chữa viêm lợi Cefixim
Thuốc chữa viêm lợi Cefixim được sản xuất bởi hãng dược phẩm US Pharma của Việt Nam. Đây là loại thuốc an toàn, hiệu quả nhanh, được khá nhiều người sử dụng.
Thành phần: Thành phần chính của thuốc là cefixim trihydrat cùng các tá dược khác là cellulose vi tinh thể, canxi hydrophosphat khan và manitol,…
Tác dụng: Thuốc khi dung nạp vào cơ thể người sẽ giúp ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại hoặc tác nhân gây viêm lợi. Nhờ đó mà triệu chứng của người bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.
Liều lượng và cách dùng:
- Cefixim trong điều trị viêm lợi sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể trong từng trường hợp.
- Chỉ uống thuốc Cefixim sau khi đã ăn no để tránh tác động xấu tới niêm mạc dạ dày.
Giá bán: 45.000 – 60.000 đồng cho mỗi hộp 10 viên.
13. Doxycycline – Thuốc chữa viêm lợi hiệu quả nhất
Doxycycline là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cyclin, được sản xuất bởi hãng dược phẩm Braw. Được biết đây là một thương hiệu bào chế thuốc nổi tiếng nhất nhì Ấn Độ.
Thành phần: Doxycyclin cùng tá dược vừa đủ.
Tác dụng:
- Doxycycline có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn ưa khí, kỵ khí hay ký sinh trùng và cả một số vi nấm gây hại cho sức khỏe con người.
- Doxycycline được chỉ định để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng như viêm lợi trùm, viêm phổi hoặc đường tiết niệu, nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc tiêu hóa.
- Chú ý: Thuốc không mang lại hiệu quả đối với người bị viêm lợi do virus.
Liều lượng và cách dùng:
- Người lớn: Uống 1 lần duy nhất trong ngày với liều lượng 200mg.
- Trẻ em: 2mg/kg/ngày đối với viêm lợi mãn tính. Trường hợp bé bị dạng cấp tính thì liều khởi đầu là 2mg/kg/ngày và liều duy trì giảm xuống còn 1 mg/kg/ngày.
Giá bán: 150.000 – 180.000 đồng cho 1 hộp thuốc có 10 vỉ x 10 viên.
14. Thuốc Erythromycin nhanh chóng thuyên giảm bệnh
Erythromycin là được sử dụng phổ biến trong các trường hợp viêm lợi. Nó được xếp nhóm thuốc kháng sinh macrolide.
Thành phần: Erythromycin stearate và tá dược vừa đủ.
Tác dụng:
- Ức chế sự sinh sôi, phát triển của các chủng vi khuẩn gram âm, gram dương, Chlamydia,….gây bệnh viêm lợi.
- Giảm tình trạng sưng viêm, xoa dịu cơn đau do viêm lợi gây ra.
Liều lượng và cách dùng: Để chữa viêm lợi, mỗi ngày bạn cần dùng 3-4 lần tùy theo tình trạng bệnh. Liều lượng mỗi lần dùng là từ 250 – 500mg.
Giá bán: 2.200 đồng 1 viên và 215.000 đồng cho 1 hộp 100 viên.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm lợi an toàn và hiệu quả nhất
Để việc điều bệnh viêm lợi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau:
- Mọi loại thuốc áp dụng để điều trị viêm lợi đều cần có sự chỉ định chi tiết của bác sĩ, nhất là loại thuốc kháng sinh.
- Các thuốc chữa viêm lợi đều có thể gây ra tác dụng phụ dù ít hay nhiều. Do vậy, khi bạn sử dụng có xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì ngừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ để kịp thời khắc phục.
- Không được lạp dụng thuốc khác sinh để tránh nguy cơ nhờn thuốc, khiến việc điều trị viêm lợi trở nên khó khăn hơn, nhất là dạng mạn tính.
- Việc kết hợp thuốc Tây y, Đông y hay mẹo dân gian chữa viêm lợi đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để ngăn chặn tình trạng tương tác thuốc ngoài ý muốn.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ngày 2 lần, sử dụng dung dịch súc miệng, chỉ nha khoa,…
- Trong suốt quá trình điều trị viêm lợi, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây mềm và ít chưa. Bên cạnh đó, hạn chế tối đa các thực phẩm không tốt cho răng miệng cũng như sức khỏe như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, rượu bia,….
Vừa rồi là thông tin chi tiết về 14 loại thuốc chữa viêm lợi an toàn, hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay. Hy vọng những điều này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những ai đang phải đối mặt với những cơn đau nhức khó chịu do bệnh lý này gây ra.
Không bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!