Hỏi Đáp

Tiễn biệt hôi miệng nặng một lần và mãi mãi với các cách siêu dễ

Hôi miệng nặng là hiện tượng gây ra khó chịu và lo lắng cho nhiều người. Nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề giao tiếp và tiềm ẩn nhiều bệnh lý về răng miệng. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng nặng là gì, cách điều trị ra sao? 

Nguyên nhân hôi miệng nặng là gì?

Dấu hiệu hôi miệng nặng có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Thực phẩm ăn hàng ngày

Thực phẩm tích tụ bên trong răng lâu ngày phân hủy gây ra mùi hôi. Ngoài ra, nếu ăn phải một số thực phẩm có chứa tinh dầu như tỏi, hành… cũng khiến cho bạn bị hôi miệng nặng.

Bệnh lý răng miệng

Quá trình vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng đúng cách, súc miệng thường xuyên hoặc sử dụng chỉ nha khoa khiến cho các mẫu thức ăn thừa còn dính trong miệng. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Lâu ngày nó sẽ tạo ra chất hydrogen – hợp chất với mùi trứng thối.

Bên cạnh đó, một số trường hợp bị sâu răng, viêm nướu, bệnh nha chu cũng có thể bị chứng hôi miệng nặng. Người thực hiện làm răng giả nhưng quá trình vệ sinh không phù hợp, không thường xuyên cũng sẽ khiến thừa ăn thừa còn sót lại trên răng tạo mùi hôi khó chịu.

Khô miệng

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch khoang miệng, đẩy lùi vi khuẩn có hại. Nhưng nếu bị khô miệng sẽ góp phần làm tăng khả năng bị hôi miệng cao hơn do nước bọt giảm. Thông thường, khô miệng hay xảy ra vào buổi tối do thói quen thở bằng miệng, điều đó khiến buổi sáng hơi thở có mùi. Một số trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới hiện tượng khô miệng hoặc mắc phải bệnh lý liên quan tới tuyến nước bọt.

Khô miệng sẽ góp phần làm tăng khả năng bị hôi miệng
Khô miệng sẽ góp phần làm tăng khả năng bị hôi miệng

Người mắc bệnh lý

Theo số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, 10% người bị hôi miệng nặng mùi thường do một số bệnh lý mãn tính như rối loạn chuyển hóa, ung thư. Nó khiến cho hơi thở có mùi khó chịu do tác động của hóa chất trong quá trình trị liệu.

Một số trường hợp bị suy gan, suy thận, bệnh tiểu đường hơi thở thường có mùi tanh của cá. Ngoài ra, bệnh nhân bị tắc ruột thấp, trào ngược dạ dày thực quản mãn tính cũng có dấu hiệu này. Người đang trong quá trình điều trị bệnh đường tiết niệu, bệnh tâm thần, huyết áp cao… có nguy cơ bị khô miệng cao hơn bình thường.

Bệnh lý về họng, mũi và miệng

Người mắc phải các bệnh lý liên quan tới mũi như viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp, dị tật khoang miệng – mùi như hở hàm ếch, viêm amidan hốc mủ, dị tật đường thở… Các bệnh lý này cũng làm tăng tình trạng hôi miệng.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá là thủ phạm gây ra chứng khô miệng và mùi hôi miệng khó chịu. Bên cạnh đó, những người có thói quen này còn có khả năng mắc phải bệnh viêm nha chu hoặc các bệnh lý răng miệng khác.

Hút thuốc lá là thủ phạm gây ra chứng khô miệng
Hút thuốc lá là thủ phạm gây ra chứng khô miệng

Hôi miệng nặng nhận biết như thế nào?

Để nhận biết hôi miệng nặng, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây

  • Ngồi đối diện với người giám định, người bệnh bịt mũi lại và thở bằng miệng khoảng vài phút. Nếu thấy xuất hiện mùi hôi thì nguyên nhân là từ miệng. Tiếp đó hay mím miệng lại rồi thở ra bằng đường mũi. Lúc này mùi hôi xuất hiện ở cả mũi và miệng thì điều đó chứng tỏ bạn đang bị chứng hôi miệng mức độ nặng.
  • Úp bàn tay trực tiếp vào miệng của mình, sau đó tự thở ra. Bạn có thể ngửi mùi hôi để xác định chính xác hơi thở có mùi không.
  • Sử dụng chỉ nha khoa lấy thức ăn thừa trên răng, sau đó ngửi mùi để kiểm tra.
  • Bạn có thể tới các phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra. Tại đây, họ có thiết bị để đo nồng hộ hôi ở trong miệng thông qua Halitest hoặc Halimeter.

Xem thêm: Hôi miệng lâu năm tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng nhất

Cách nhận biết chứng hôi miệng nặng đơn giản
Cách nhận biết chứng hôi miệng nặng đơn giản

Cách trị hôi miệng nặng hiệu quả nhất

Để trị hôi miệng nặng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

Trị hôi miệng nặng bằng thảo dược tự nhiên

  • Chanh và mật ong: Đây là 2 nguyên liệu được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh lý về răng miệng. Trong thành phần của mật ong có chứa thành phần kháng khuẩn giúp trị viêm loét, làm lành vết thương. Ngoài ra, chanh sẽ làm tăng hiệu quả trong việc trị hôi miệng. Bạn sử dụng 2 muỗng cà phê nước cốt chanh pha cùng 1 muỗng cà phê mật ong và chút nước lọc. Sử dụng nước này súc miệng mỗi ngày 2 lần.
  • Trà xanh: Trong trà xanh có chứa chất polyphenol có tác dụng trong việc ức chế, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn chỉ cần sử dụng 1 nắm lá trà xanh tươi đem rửa sạch, sau đó vò nát. Đun với nước và chút miệng. Sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày sẽ có tác dụng bảo vệ răng miệng và loại bỏ mùi hôi.
  • Quế: Trong y học cổ truyền quế có vị cay, tính ấm thường được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh. Hơn nữa, đặc tính của dược liệu này là kháng khuẩn, có mùi thơm dễ chịu nên được sử dụng để trị hôi miệng rất tốt. Bạn sử dụng 1 muỗng cà phê bột quế pha cùng với 1 muỗng cà phê mật ong và 200ml nước ấm. Khuấy đều hỗn hợp rồi súc miệng sau khi đã đánh răng xong. Mỗi ngày cần thực hiện 2- 3 lần.
  • Thì là: Đây là dược liệu được sử dụng phổ biến để làm sạch khoang miệng, loại bỏ mùi hôi khó chịu do trong thành phần chứa hợp chất kháng khuẩn. Để chữa hôi miệng nặng, bạn chỉ cần dùng 1 chút thì là đem rửa sạch rồi nhai trực tiếp khoảng 3-5 phút. Nó sẽ giúp khoang miệng được sạch sẽ, sau đó súc miệng lại với nước ấm. Ngoài ra, hãy dùng 2 muỗng hạt thì là bỏ vào nước nóng trong vòng 8 phút. Sử dụng nước này để uống cũng có công dụng chữa hôi miệng rất tốt.
Sử dụng các thảo dược tự nhiên đẩy lùi mùi hôi miệng khó chịu
Sử dụng các thảo dược tự nhiên đẩy lùi mùi hôi miệng khó chịu

Trị hôi miệng nặng do bệnh lý

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra hôi miệng nặng, bạn cũng cần áp dụng các cách chữa sau đây:

  • Điều trị từ nguyên nhân do răng miệng: điều trị viêm nướu, sâu răng, sau khi ăn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ cho miệng luôn ẩm, cạo lưỡi nếu lưỡi đóng bựa nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh gây tổn thương.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan tới tai mũi họng như viêm họng hạt, viêm mũi xoang, cắt amidan.
  • Điều trị các bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như viêm gan mật, đau dạ dày, viêm đại tràng…
  • Tránh ăn các thực phẩm làm tăng nguy cơ hôi miệng. Thay vào đó phải bổ sung các thực phẩm có nhiều hoa quả, trái cây tươi, dùng ít thực phẩm chứa chất béo, thịt, tránh các loại phô mai, sử dụng thuốc lá, rượu bia…
Điều trị từ nguyên nhân do răng miệng
Điều trị từ nguyên nhân do răng miệng

Cách phòng ngừa hôi miệng nặng tái phát

Để tránh hôi miệng có nguy cơ tái phát, bạn cần thực hiện như sau:

  • Đánh răng sau khi ăn, thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày.
  • Loại bỏ thức ăn thừa trên kẽ răng bằng việc sử dụng chỉ nha khoa nhằm ngăn chặn mùi hôi.
  • Trên lưỡi có nhiều vi khuẩn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển. Hãy thường xuyên cạo lưỡi để ngăn chặn mùi hôi xuất hiện.
  • Với những bạn làm răng giả, đeo niềng răng cần phải vệ sinh răng miệng thật kỹ lưỡng.
  • Mỗi ngày cần uống đủ 2 lít nước để tránh tình trạng khô miệng. Ngoài ra có thể nhai thêm kẹo cao su để quá trình sản xuất nước bọt được kích thích.
  • Hạn chế sử dụng nước ngọt, cà phê, rượu bia. Ngoài ra, bạn cần tránh các thực phẩm như tỏi, hành tây vì sẽ gây ra hôi miệng.
Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám trên răng
Sử dụng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám trên răng

Trên đây là các thông tin liên quan tới nguyên nhân và cách điều trị hôi miệng nặng. Nếu trong trường hợp tình trạng xấu đi hãy tới gặp nha sĩ để được tư vấn và đưa ra phương án chữa trị kịp thời. Vì rất có thể hôi miệng nặng là dấu hiệu cảnh báo răng miệng của bạn đang gặp nhiều vấn đề khác.

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trồng răng sứ Titan vừa an toàn vừa đáp ứng tính thẩm mỹ
Trồng Răng Sứ Titan: Ưu, Nhược Điểm, Quy Trình Và Cách Chăm Sóc

Hiện nay có rất nhiều loại răng bọc sứ khác nhau, có thể kể đến một số loại như: Răng sứ kim loại, răng sứ...

[Gợi Ý] Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM
Top 9+ Địa Chỉ Trồng Răng Khểnh Ở TPHCM Chất Lượng Nhất

Nhu cầu làm đẹp tăng lên khiến dịch vụ trồng răng khểnh được nhiều người tìm kiếm. Vậy đâu là địa chỉ trồng răng khểnh...

Súc miệng là một trong những cách trị sâu răng bằng dầu dừa phổ biến hiện nay
Bật mí cách trị sâu răng bằng dầu dừa cực đơn giản tại nhà

Dầu dừa không chỉ là trợ thủ đắc lực cho phái đẹp trong việc dưỡng da, chăm sóc tóc. Mà chúng còn có khả năng...

Nhổ Răng Khôn Có Đau Không? Cách Giảm Đau Hiệu Quả Nhất
Nhổ Răng Khôn Có Đau Không? Cách Giảm Đau Hiệu Quả Nhất

Rất nhiều người lo lắng liệu nhổ răng khôn có đau không. Thông thường người bệnh có thể đau nhẹ sau khi thuốc tê hết...

Chú ý cần nhớ khi sử dụng mật ong rơ lưỡi cho trẻ
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ

Rơ lưỡi là phương pháp giúp vệ sinh khoang miệng cho bé, đồng thời phòng ngừa nhiều chứng bệnh liên quan. Trong đó, cách rơ...

sâu răng nhẹ
Sâu răng nhẹ khi nào cần điều trị? Giải pháp trị sâu răng nhẹ an toàn, hiệu quả nhất

Sâu răng là tình trạng răng bị hư hại do lớp axit bào mòn men răng. Có 3 giai đoạn sâu răng chính: sâu răng...

các mức độ sâu răng
Các Mức Độ Sâu Răng Và Phương Pháp Đặc Trị Cần Biết

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến. Tuy nhiên không phải ca bệnh sâu răng nào cũng giống nhau mà chia...

Hội đồng chuyên gia đánh giá công nghệ trồng răng từ tính tại ViDental

Sự ra đời của công nghệ trồng răng từ tính ViDental với cơ chế hoạt động không cần khoan xương được giới chuyên gia đánh...

ReviewNK