Hỏi Đáp

Hôi miệng từ cổ họng: Nguyên nhân và các cách chữa an toàn, hữu hiệu

Hôi miệng từ cổ họng là bệnh lý thường gặp hiện nay. Tuy rằng không gây ra nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu không có phương án điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh bị ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống. Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và các cách điều trị giúp loại bỏ bệnh nhanh chóng nhất!

Nguyên nhân hôi miệng từ cổ họng

Chứng hôi miệng từ cổ họng thường do một số nguyên nhân sau đây:

Viêm xoang

Khi bị viêm xoang, mủ và dịch nhầy sẽ tồn tại bên trong hốc xoang rồi theo đó chảy xuống cổ họng. Bên trong dịch sẽ có các virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp, khoang miệng nên dẫn tới hơi thở có mùi khó chịu.

Hôi miệng từ cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Hôi miệng từ cổ họng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Bên cạnh đó, dịch nhầy ở mũi di chuyển xuống có thể bị đọng lại bên trong cổ họng khiến thức ăn xuống dạ dày bị cản trở. Lượng nhỏ đó sẽ bị tồn đọng trong cổ họng và vi khuẩn tấn công, phá hủy cũng gây ra tình trạng hôi miệng.

Khô miệng

Nước bọt có tác dụng trong việc loại bỏ mùi hôi rất tốt. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị thiếu nước, miệng bị khô thì lượng nước bọt sẽ không đủ để tiết ra. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, sinh sôi.

Đây là nguyên nhân mùi hôi từ cổ họng. Ngoài ra, tình trạng này cũng khiến người bệnh xuất hiện thêm những triệu chứng khác như môi nứt nẻ, liên tục khát nước, rát lưỡi, họng đau.

Viêm họng

Viêm họng được biết tới là bệnh lý về hô hấp mà ai cũng có thể gặp phải. Căn bệnh này xuất hiện do nhiễm trùng vi khuẩn, virus do hút thuốc lá, dị ứng, giao tiếp nhiều, ô nhiễm môi trường…

Viêm họng được biết tới là bệnh lý về hô hấp mà ai cũng có thể gặp phải
Viêm họng được biết tới là bệnh lý về hô hấp mà ai cũng có thể gặp phải

Viêm họng dẫn tới tình trạng hôi miệng có thể bắt nguồn từ lý do sau:

  • Vi khuẩn, virus làm nhiễm trùng hầu họng, niêm mạc bị sưng viêm, tích tụ độc tố khiến cho khoang miệng có mùi hôi.
  • Hầu họng bị nhiễm trùng dẫn tới cơ thể mất nước, khả năng bài tiết nước bọt giảm đau; tạo ra điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây nguy cơ sâu răng; thức ăn bị phân giải protein và tạo thành chất bay hơi có lưu huỳnh khiến miệng có mùi hôi.
  • Hệ hô hấp bị suy giảm làm dịch đờm hôi miệng phát triển, ứ đọng bên trong cổ họng và đặc quánh lại theo thời gian.
  • Viêm họng khiến việc thở bằng mũi trở nên khó khăn. Phần lớn người bệnh đều phải thở bằng miệng. Thói quen này khiến cho vi khuẩn có cơ hội bùng phát, lượng nước bọt trong khoang miệng giảm.

Viêm amidan

Đây là hiện tượng virus, nấm, vi khuẩn xâm nhập vào hạch lympho ở 2 bên cổ họng. Mùi hôi miệng từ cổ họng sẽ xuất hiện do vi khuẩn tại đây tích tụ và ứ mủ. Nếu không được xử lý nhanh chóng, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm amidan bị mất nước cũng có thể là lý do khiến hơi thở bốc mùi.

Bệnh lý về dạ dày

Khi dạ dày bị viêm loét, lượng thức ăn khó tiêu hóa kịp, ứ đọng bên trong dạ dày, lên men và gây ra mùi hôi khó chịu. Thêm nữa, với trường hợp trào ngược dạ dày, thức ăn tiêu hóa trong dạ dày chưa hết, acid dịch vị bị trào ngược lên vòm họng, thực quản và miệng cũng gây ra hôi miệng.

Chữa hôi miệng từ cổ họng triệt để bằng cách nào?

Dưới đây là những phương án điều trị chứng bệnh oái ăm này vừa an toàn, vừa mang lại hiệu quả cao:

Cách chữa hôi miệng từ cổ họng tại nhà

Để chữa hôi miệng từ cổ họng tại nhà, bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu sau đây:

Ngò gai và muối

Bài thuốc từ ngò gai và muối
Bài thuốc từ ngò gai và muối

Cho ngò gai rửa sạch với nước, sau đó cho vào nồi đun trong khoảng 10 đến 15 phút. Cho ra ngoài, chắt lấy phần nước cốt, bỏ thêm ít muối dùng súc miệng mỗi ngày 2-3 lần. Chỉ cần thực hiện kiên trì 1 tuần, bạn sẽ thấy hiệu quả đạt được ngoài sức mong đợi .

Gừng

Trong thành phần của gừng có tác dụng kháng khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó gừng còn có tác dụng giúp hơi thở thơm tho, ngăn chặn sâu răng.

Sử dụng gừng tươi rửa sạch, thái thành những lát mỏng. Cho gừng hãm cùng với nước uống như trà. Ngoài ra, bạn có thể ăn sống với chanh cũng có tác dụng diệt khuẩn tốt.

Ăn 2 -3 lát gừng mỗi ngày, áp dụng liên tục 1 tuần để thấy sự khác biệt. Nhưng trong quá trình thực hiện cần chú ý gừng phải thái lát mỏng vì ít người chịu được mùi này. Tốt nhất bạn có thể pha trà uống cũng giúp triệu chứng thuyên giảm.

Chanh tươi

Chanh được biết tới là nguyên liệu có tác dụng tốt trong việc diệt khuẩn và loại bỏ mùi hôi khó chịu ở miệng. Với người bị hôi miệng từ cuống họng, chỉ cần sử dụng nước cốt chanh trộn cùng với ít muối để súc miệng, chải lưỡi, chải răng giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám gây mùi. Mỗi ngày thực hiện 2 lần để hơi thở thơm tho.

Xem thêm: Hôi miệng lâu năm tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng nhất

Chanh được biết tới là nguyên liệu có tác dụng tốt trong việc diệt khuẩn
Chanh được biết tới là nguyên liệu có tác dụng tốt trong việc diệt khuẩn

Mật ong

Mật ong cũng là thực phẩm được đánh giá cao với khả năng kháng khuẩn. Người bệnh pha mật ong cùng với nước cốt chanh, sử dụng nước này để súc miệng mỗi ngày.

Cách chữa hôi miệng từ cổ họng với bài thuốc đông y

Sự ra đời của những bài thuốc đông y có tác dụng trong việc cải thiện tình trạng hôi miệng từ cổ họng rất hiệu quả. Sau đây là một số bài thuốc được đánh giá cao:

Rau húng chanh

Húng chanh được biết tới là một cây thuốc quý giúp điều trị nhiều chứng bệnh trong đó có khử mùi hôi miệng.

  • Với bài thuốc này, bạn cần phải đem lá này đi phơi khô, sau đó sắc cùng với nước thật đặc.
  • Sử dụng nước lá húng chanh súc miệng mỗi ngày, ngậm từ 5 đến 7 phút rồi mới nhổ ra.
  • Ngay sau lần đầu tiên, bạn sẽ thấy hơi thở trở nên dễ chịu hơn rất nhiều.

Hương nhu

Bài thuốc chữa hôi miệng trong cổ họng với cây hương nhu được rất nhiều người lựa chọn. Thảo dược có tác dụng trong việc làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn rất tốt.

Hương nhu giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả
Hương nhu giúp làm sạch khoang miệng hiệu quả
  • Bạn chuẩn bị khoảng 50g hương nhu, cho nguyên liệu rửa sạch rồi sắc với 300ml nước.
  • Đợi cho nước cạn còn một nửa thì bỏ ra cho nguội bớt.
  • Sử dụng nước này để súc miệng, ngậm từ 5 cho tới 10 phút để mùi thảo dược lan tỏa vào bên trong khoang miệng.

Bài thuốc tổng hợp

Với bài thuốc này, người bệnh sử dụng 9g cam thảo, 8g đinh hương, 50g tế tân, 40g uyên khung, 1 muỗng cà phê mật ong.

  • Toàn bộ các thảo dược đem đi phơi khô, sau đó tán thành bột mịn. Sử dụng bột này trộn đều cùng với mật ong, vo thành các viên nhỏ bỏ vào trong lọ để ở ngăn mát tủ lạnh.
  • Trước khi đi ngủ khoảng nửa tiếng, sử dụng 1 viên để nhai.
  • Thuốc có tác dụng giúp loại bỏ mùi hôi miệng, ngăn chặn tái phát.

Cách chữa hôi miệng từ cổ họng tại nha khoa

Các phương pháp dân gian sẽ khó điều trị dứt điểm hôi miệng từ họng. Cách tốt nhất là bạn nên tới cơ sở y tế, phòng khám nha khoa có uy tín để được thăm khám, điều trị. Tại đây, các bác sĩ có chuyên môn sẽ tìm hiểu nguyên nhân và có phương án điều trị kịp thời với vấn đề bạn gặp phải.

Tới nha sĩ thăm khám và điều trị
Tới nha sĩ thăm khám và điều trị

Nếu bị vôi răng nhiều, viêm nướu phải thực hiện cạo vôi răng và điều trị nướu. Trong trường hợp hôi miệng do sâu răng thì bệnh nhân sẽ phải trám lại răng. Với người viêm tủy sẽ cần thực hiện điều trị tủy và bọc sứ để bảo vệ răng bên trong.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được chỉ định một số loại thuốc đặc trị phù hợp. Thuốc có tác dụng giúp loại bỏ mùi hôi, giảm tác nhân gây ra bệnh. Người bệnh cũng cần phải điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ gây bệnh như viêm amidan, viêm nha chu, viêm lợi, trào ngược dạ dày thực quản,…

Cách phòng ngừa hôi miệng từ cổ họng

Để phòng ngừa bệnh hôi miệng từ cuống họng, bạn cần thực hiện theo một số cách say đây:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Hạn chế ăn đêm, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh các thực phẩm gây mùi, nhai kỹ thức ăn.
  • Tránh để cơ thể căng thẳng, lo âu quá mức, luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có ga, rượu bbia
  • Súc miệng với nước muối vào buổi sáng, tối để loại bỏ mùi hôi.
  • Đánh răng 2 lần/ ngày, sau khi ăn xong phải sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn dính trong kẽ răng.
  • Khám nha sĩ theo định kỳ 6 tháng/ lần để nhanh chóng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Vừa rồi là thông tin liên quan tới bệnh hôi miệng từ cổ họng và các cách điều trị tốt nhất. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn những kiến thức hữu ích trong điều trị và phòng ngừa bệnh lý khiến mùi hơi thở khó chịu. Hãy áp dụng ngay hôm nay để nhanh chóng lấy lại sự tự tin trong giao tiếp, không còn lo lắng về mùi hôi từ khoang miệng.

Hữu ích cho bạn: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tẩy trắng răng sai cách sẽ mang lại nhiều tác hại nguy hiểm
Tác Hại Của Tẩy Trắng Răng Là Gì? Lưu Ý Tẩy Trắng Răng An Toàn

Tẩy trắng răng được xem là giải pháp tối ưu nhất mà mọi người lựa chọn để khắc phục tình trạng răng bị xỉn màu....

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng khá phổ biến
Cách chữa viêm nha chu cho bà bầu an toàn, không tác dụng phụ

Viêm nha chu ở bà bầu là hiện tượng mà nhiều người mắc phải. Nó gây ra sự khó chịu, có thể làm ảnh hưởng...

Quy trình nhổ răng sữa chi tiết với 5 bước cơ bản
Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền? Quy trình chi tiết

Nhổ răng sữa cho trẻ là một thao tác đơn giản, nhưng cũng cần phải được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ chuyên...

Top 13 Địa Chỉ Trồng Răng Uy Tín Tại TPHCM
Top 13 Địa Chỉ Trồng Răng Uy Tín Tại TPHCM

Nhờ sự phát triển của công nghệ, kỹ thuật trồng răng đang ngày càng được cải tiến, trong đó không thể không nhắc tới phương...

Miếng dán trắng răng nha-khoa
Hướng dẫn bạn cách sử dụng miếng dán trắng răng chuẩn nha khoa

Hàm răng trắng khỏe là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự tự tin của bạn. Do đó, nắm được nhu...

Sâu răng có chữa được không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm
Giải đáp cụ thể thắc mắc bị sâu răng có chữa được không?

Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ độ tuổi nào từ già đến trẻ. Nó không chỉ...

Áp xe răng số 7 là trên răng số 7 hình thành bọc mủ bao quan lấy phần mô
Áp xe răng số 7 – bệnh lý răng miệng không được chủ quan

Áp xe răng số 7 được biết tới là bệnh lý về răng miệng mà nhiều người mắc phải. Đặc biệt, nếu không có phương...

Răng trẻ mọc lẫy sẽ xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 đến 7 tuổi
Răng trẻ mọc lẫy nguy hiểm thế nào? Phương pháp giải quyết tốt nhất

Theo số liệu thống kê mới đây đã chỉ ra rằng, các bé trong độ tuổi thay răng có 70% gặp phải hiện tượng răng...