Hỏi Đáp

Thun niềng răng là gì? Có những loại nào phổ biến?

Thun niềng răng còn có tên gọi khác là thun liên hàm. Trong chỉnh nha, đây là dụng cụ thiết yếu được sử dụng trong khá nhiều trường hợp. Vậy dây thun niềng răng là gì, có mấy loại và cách sử dụng như thế nào? Những thông tin trong bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc này!

Dây thun niềng răng là gì?

Thun niềng răng (thun liên hàm) là loại dây thun có độ đàn hồi rất tốt được gắn vào các móc của mắc cài. Mục đích của nó để để kéo căng móc cài từ hàm này sang hàm phía đối diện giúp dịch chuyển các răng về vị trí mong muốn. Ngoài ra cũng có trường hợp, dụng cụ này trong niềng răng sẽ được gắn vào minivis nhằm điều chỉnh thế răng.

Dây thun niềng răng là dụng cụ không thể thiếu trong phương pháp niềng răng bằng mắc cài
Dây thun niềng răng là dụng cụ không thể thiếu trong phương pháp niềng răng bằng mắc cài

Thun niềng răng thường được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Kéo đều lại các răng khấp khểnh.
  • Kéo các răng mọc chếch hẳn trên xương hàm về đúng vị trí.
  • Kéo răng mọc lệch, mọc chìa ra trước hoặc sau về vị trí phù hợp.
  • Răng khớp cắn bị hở cần điều chỉnh lại.
  • Khớp cắn đối đầu – Một dạng sai khớp mức độ nhẹ.

Niềng răng móm là gì? Phương pháp niềng và quy trình thực hiện

Tác dụng của dây thun trong niềng răng

Mục đích chính của việc sử dụng thun trong chỉnh nha là  tạo ra lực kéo cho răng. Qua đó dịch chuyển các răng khấp khểnh, mọc chếch lên xương hàm hay không nằm trên đường cung răng chuẩn về vị trí phù hợp. Dây thun chỉnh nha được bác sĩ sử dụng trong toàn bộ trong các trường hợp khớp cắn hở và cả khớp cắn đối.

Khi bắt đầu niềng răng, nha sĩ sẽ dùng dây tạo lực đặt ở vị trí giữa các mắc cài, sau đó là đeo dây cung và chỉ định loại thun liên hàm phù hợp. Theo thời gian những dây thun này sẽ giúp các răng di chuyển từ từ vào vị trí mong muốn. Như vậy, với những ca niềng răng khó, thun liên hàm sẽ tạo thêm lực kéo lớn cho dây cung, qua đó giúp răng dịch chuyển một cách nhanh chóng và chính xác.

Thun niềng răng được sử dụng trong cả trường hợp khớp cắn hở và khớp cắn đối
Thun niềng răng được sử dụng trong trường hợp khớp cắn hở và cả khớp cắn đối

Thời điểm đeo thun niềng ở mỗi người là khác nhau. Điều này diễn ra nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng cùng quá trình dịch chuyển của răng khi niềng,… Đáng chú ý, có khá nhiều trường hợp phải đeo thun ngay từ khi bắt đầu bước niềng răng đầu tiên.

Bác sĩ chính là người duy nhất đưa ra quyết định rằng bạn có cần đeo thun liên hàm hay không. Bởi chỉnh nha thực sự là một kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, cấu tạo răng của mỗi người đều không giống nhau, do vậy các lộ trình điều trị khác nhau sẽ được áp dụng sao cho phù hợp. Trong đó có người phải dùng loại khí cụ có tác dụng nới rộng hàm, có người lại cần dùng vít Implant và có người lại không thể niềng răng hiệu quả nếu thiếu thun liên hàm.

Các loại niềng răng hiện nay – Ưu, nhược điểm mỗi loại

Các loại thun để niềng răng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại dây thun chỉnh nha khác nhau về cả độ dài và lực kéo. Khi thăm khám, bác sĩ nha khoa chính là người quyết định lựa chọn loại thun phù hợp cho bạn. Tùy thuộc vào cấu trúc của răng mà bạn sẽ được tư vấn và áp dụng phác đồ chỉnh nha với thun liên hàm tương ứng.

Dây thun trong niềng răng có rất nhiều màu sắc cho bạ lựa chọn
Dây thun trong niềng răng có rất nhiều màu sắc cho bạ lựa chọn

Việc phân loại dây thun  trong niềng răng chủ yếu phụ thuộc vào size (lớn, nhỏ) và lực kéo (từ nhẹ đến trung bình). Cụ thể:

  • Phân loại theo lực kéo: Dây thun light (< 3 oz); heavy ( 6-6,5 oz); medium – light (3,5 oz); medium (4 oz).
  • Phân loại theo kích thước: Dây thun có đường kính 3,2 mm, 4,6 mm, 6,4 mm và 7,9 mm.

Dây cung niềng răng là gì? Hiện nay có mấy loại?

Cách sử dụng dây thun niềng răng

Dây thun niềng là một khí cụ trong chỉnh nha đòi hỏi bạn phải thay chúng liên tục nhiều lần trong ngày. Chính bởi vậy không phải lúc nào bác sĩ nha khoa cũng có thể giúp bạn được trong việc này nên việc học đeo thun là vô cùng cần thiết.

Cách đeo dây thun trong niềng răng cũng tương đối đơn giản nên bạn có thể dễ dàng học được trong vài lần xem và thực hành. Trong những ngày đầu, nếu chưa quen với việc đeo thun liên hàm thì bạn hãy đứng trước gương, mở miệng thật to và xác định xem chiếc dây thun trước bác sĩ đã gắn nó ở đâu. Lúc này, bạn cần ghi nhớ chính xác vị trí đó và dùng tay của mình để kéo dây cũ ra và móc dây mới lại đúng như chỗ mà bác sĩ đã đặt.

Xác định vị trí chính xác đeo dây thun liên hàm là yếu tố quan trọng khi sử dụng dụng cụ này
Xác định vị trí chính xác đeo dây thun liên hàm là yếu tố quan trọng khi sử dụng dụng cụ này

Một số lưu ý quan trọng cho bạn khi đeo thun liên hàm gồm:

  • Bạn cần thay chun liên hàm khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để đảm bảo lực kéo luôn được duy trì tốt.
  • Trong vài ngày đầu khi đeo thun niềng bạn sẽ có cảm giác đau nhức khó chịu. Lúc này bạn tuyệt đối không được tháo chúng ra
  • Thời gian đeo thun liên hàm phù hợp nhất là 20 giờ mỗi ngày. Điều này có nghĩa là bạn phải đeo chúng ngay cả khi ngủ.
  • Luôn mang theo dây thun chỉnh nha bên mình để thay khi cần.
  • Nên tháo dây thun niềng ra mỗi khi ăn uống hoặc đánh răng.
  • Loại dây thun được lựa chọn nên là màu xám hoặc bạc để ngả màu.
  • Dây thun chưa sử dụng cần được bảo quản cẩn thận, tránh để ở nơi ẩm ướt

Vừa rồi là những thông tin chi tiết về thun niềng răng – loại dụng cụ được ứng dụng rộng rãi trong chỉnh nha. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn, nhất là những ai đang có ý định cải thiện lại cấu trúc hàm răng của mình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tưa lưỡi
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ sơ sinh là đối tượng có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tưa lưỡi. Bệnh lý này nếu không được...

Tưa miệng khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
Tưa miệng khi mang thai: tổng quan về triệu chứng và cách điều trị

Mang thai làm cho sức khoẻ của nhiều chị em mất kiểm soát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như tưa...

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự
Giải đáp thắc mắc: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không là thắc mắc chung của khá nhiều người, đặc biệt là nam giới. Mặc dù đây...

Khách hàng Trần Gia Hân
Tự Tin Làm Điều Mình Thích Sau Khi Dán Răng Sứ Veneer Tại ViDental

“Nhờ dán răng sứ Veneer tại Nha Khoa ViDental, mình từ một cô gái thiếu tự tin, luôn khép mình vì hàm răng không được...

Nước súc miệng Thanh Mộc Hương có nguồn gốc từ bài thuốc trị bệnh răng miệng gia truyền
Nước súc miệng Thanh Mộc Hương: Công dụng, thành phần và giá bán

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm nước súc miệng có xuất xứ và được chiết xuất từ nhiều nguyên liệu khác...

Tâm Đan Vị là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam giúp việc chăm sóc, bảo vệ răng miệng
Tâm Đan Vị – Bí quyết loại bỏ chứng hôi miệng một lần và mãi mãi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đánh răng không thôi chưa đủ để loại bỏ những mảng bám, vi khuẩn. Đây chính là lý...

Cách chữa viêm nha chu tại nhà với cây dạ cẩm
Đẩy lùi khó chịu, đau nhức với 7 cách chữa viêm nha chu tại nhà

Viêm nha chu là bệnh lý thường diễn biến khá chậm. Hơn nữa bệnh phát triển âm thầm, khó phát hiện và thường gặp ở...

Bệnh hôi miệng là gì? Bị hôi miệng nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Bị hôi miệng nên ăn gì, kiêng ăn gì để điều trị triệt để?

Hôi miệng được xem là một triệu chứng gây ám ảnh thường gặp ở nhiều người. Tuy nó không gây nên nhiều nguy hiểm cho...