Hỏi Đáp

Dây cung niềng răng là gì? Quy trình lắp dây cung niềng răng

Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ quan trọng trong chỉnh nha. Bởi nó nó có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả điều trị nếu bạn lựa chọn phương pháp niềng răng có mắc cài. Vậy dây cung trong niềng răng là gì, có tác dụng như thế nào và có mấy loại? Bài viết sau đây sẽ có lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc này.

Dây cung niềng răng là gì? Có vai trò như thế nào?

Dây cung niềng răng là khí cụ không thể thiếu trong phương pháp niềng răng có mắc cài. Nó sẽ được gắn trực tiếp và đặt cố định lên hàm răng của người sử dụng cùng với hệ thống mắc cài nhằm mục đích tăng hiệu quả chỉnh nha. Nó cũng được thiết kế thanh mảnh để giảm thiểu tối đa sự khó chịu cho người thực hiện niềng răng.

Dây cung niềng răng là dụng cụ không thể thiếu nếu bạn chỉnh nha bằng mắc cài
Dây cung niềng răng là dụng cụ không thể thiếu nếu bạn chỉnh nha bằng mắc cài

Kích thước dây cung niềng răng sẽ được thay đổi tùy thuộc phù hợp với tình trạng lệch răng của bệnh nhân. Chính bởi vậy ở mỗi thời gian điều trị khác nhau, chiều dài của dụng cụ này cũng khác nhau.

Kích thước dây cung hiện nay được chia làm hai loại chính là:

  • Dây tròn: Kích thước dây này dao động ở các mức: 0.012, 0.014, 0.016 và cuối cùng là 0.018 mm.
  • Dây tiết diện: Kích thước dây dao động ở mức: 0.016×0.016/0.022, 0.017×0.022/0.025; 0.018×0.022/0.025 và cuối cùng là 0.019×0.025 mm.

Vậy dây cung niềng răng dùng cho mục đích gì? Vai trò của chính của dụng cụ này chính là định hình răng, tạo nên lực kéo và gia tăng áp lực lên răng để có thể kéo răng dịch chuyển từ từ về vị trí đúng của nó. Kỹ thuật đặt dây cung niềng răng tương đối phức tạp, bởi vậy chỉ có những bác sĩ có tay nghề cao mới có thể đảm bảo thực hiện chính xác.

Thun niềng răng là gì? Có những loại nào phổ biến?

Các loại dây cung trong niềng răng

Hiện nay có 4 loại dây cung niềng răng được áp dụng phổ biến là loại làm bằng hợp kim kim loại quý, thép không gỉ, niken – titan, cobalt – chromium.

Dây cung niềng răng có chất liệu hợp kim kim loại quý

Dây cung niềng răng bằng hợp kim kim loại quý là loại dây cung có chi phí đắt đỏ nhất hiện nay. Bởi chất liệu của nó chính là vàng, bạch kim hoặc bạc. Tỷ lệ các thành phần chế tạo nên loại dây cung này như sau:

  • Vàng: 55% đến 65%.
  • Bạch kim: 5 đến 10%.
  • Palladium: 5 đến 10%.
  • Đồng: 11 đến 18%.
  • Niken: 1 đến 2%.
Dây cung niềng răng làm bằng vàng
Dây cung niềng răng làm bằng vàng

Được biết, loại dây cung niềng răng làm bằng hợp kim kim loại quý đã được ứng dụng trong nha khoa từ năm 1887. Ưu điểm của nó là có khả năng chống ăn mòn tốt, độ dẻo và độ đàn hồi cao. Tuy nhiên, hiện nay nó lại không được sử dụng phổ biến do nhược điểm lớn về giá thành.

Dây cung niềng răng làm bằng thép không gỉ

Dây cung niềng răng bằng thép không gỉ bắt đầu xuất hiện trên thị trường từ năm 1929. Khi ra đời, nó đã thay thế gần như hoàn toàn loại dây cung hợp kim kim loại quý.

Dây cung thép không gỉ được cấu tạo từ các hợp kim thép có đặc tính không bị bào mòn thuộc nhóm austenitic có chứa các thành phần:

  • Chromium: 17 đến 25%.
  • Niken: 8 đến 25%.
  • Carbon: 1 đến 2%.

Mặc dù giá thành thấp nhưng loại dây cung niềng thép không gỉ lại sở hữu độ cứng, độ dẻo cao cũng khả năng chống ăn mòn vô cùng tốt. Bên cạnh đó, nó cũng rất lành tính và an toàn tuyệt đối với sức khỏe răng miệng của người sử dụng.

Dây cung niềng răng làm bằng thép không gỉ
Dây cung niềng răng làm bằng thép không gỉ

Mặc dù sở hữu kích thước khá nhỏ gọn nhưng dây cung niềng răng bằng thép không gỉ lại có thể tạo ra lực tác động vô cùng ổn định, giúp rút ngắn đáng kể thời gian chỉnh nha. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của nó lại chính là do có màu xám khá nổi bật nên làm mất đi tính thẩm mỹ khi niềng răng.

Dây cung niềng răng bằng Niken – Titan

Dây cung niềng bằng Niken – Titan được sử dụng phổ biến nhất trong tất cả các loại dây cung trong chỉnh nha hiện nay. Nó được nghiên cứu và phát triển vào năm 1960 bởi nhà khoa học nổi tiếng William F.Buehler.

Thành phần của dây cung niềng răng Niken – Titan bao gồm: 55% Ni và 45% Titan. Do vậy nó sở hữu độ cứng thấp cùng độ dẻo và tính đàn hồi cao.

Dây cung chỉnh nha có chất liệu Cobalt – Chromium

Dây cung chỉnh nha làm bằng hợp kim Cobalt – Chromium được áp dụng rộng rãi trong nha khoa từ những năm 1950. Thành phần chính trong loại dây cung này bao gồm:

  • Oban: Khoảng 40%.
  • Crom: 20%.
  • Fe: 16%.
  • Niken: 15%.
Dây cung làm bằng Cobalt – Chromium chỉ phù hợp với những ca niềng răng đơn giản
Dây cung làm bằng Cobalt – Chromium chỉ phù hợp với những ca niềng răng đơn giản

Dây cung niềng răng Cobalt – Chromium là loại dây có lực kéo vô cùng mạnh nhưng độ cứng lại khá yêu nên chỉ phù hợp cho những trường hợp chỉnh nha đơn giản. Đây cũng là lý do khiến dây cung này hiện nay rất ít được sử dụng.

Niềng răng móm là gì? Phương pháp niềng và quy trình thực hiện

Quy trình lắp dây cung niềng răng

Quy trình lắp dây cung niềng khá phức tạp nên đòi hỏi bác sĩ nha khoa thực hiện phải có tay nghề cao và tỉ mỉ, cẩn thận trong từng bước thực hiện.

Bước 1: Lắp dụng cụ niềng răng

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ sử dụng loại dây cung có kích thước nhỏ để lắp chúng vào dưới mắc cài. Do ảnh hưởng nhiệt độ cơ thể cũng như môi trường bên trong khoang miệng dây cung sẽ bắt đầu cứng lên và có thể tạo ra lực kéo răng đều đặn hơn.

Ở giai đoạn này, bạn thường mất trung bình từ 2 – 6 tháng mới có thể hoàn thành. Khi dây cung được kích hoạt, cảm giác đau nhức răng sẽ xuất hiện và biến mất sau khoảng 1 tuần.

Đối với trường hợp bị sai khớp cắn, ở bước này, các bác sĩ sẽ phải thực hiện thêm công đoạn cắm vít niềng răng. Tiếp đó là nắn chỉnh khớp cắn cho 2 hàm, và sau đó mới có thể bước sang giai đoạn điều chỉnh các răng.

Bước 2: Nắn chỉnh chân răng

Khi bước 1 hoàn thành thì chân răng đã thẳng hàng và lúc này bạn đã có thể cảm nhận được sự đều đặn của răng. Tiếp đó, bác sĩ sẽ thực hiện bước nắn chỉnh chân răng nhằm mục đích tạo ra những trụ răng chính xác nhất.

Lúc này, một dây cung cỡ lớn hơn sẽ được sử dụng thay thế, nó thường dạng hình chữ nhật để có thể tạo lực di chuyển tối đa. Thông thường, quá trình cần khoảng thời gian từ 2 – 4 tháng tùy vào mức độ lệch răng của bạn.

Ở giai đoạn nắn chỉnh chân răng, quá trình dịch chuyển răng thường tiến triển chậm lại. Do vậy bạn hầu như không có cảm giác gì cho tới khi quá trình này kết thúc.

Nắn chỉnh chân răng là thao tác giúp tạo ra những trụ răng chính xác nhất
Nắn chỉnh chân răng là thao tác giúp tạo ra những trụ răng chính xác nhất

Bước 3: Đóng khoảng trong niềng răng

Sau khi chân răng được chắn chỉnh phù hợp, hàm răng của bạn cơ bản đã được đều đặn thì bác sĩ sẽ chuyển sang giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng. Đây được cho là bước trọng nhất khi chỉnh nha bởi nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, nó có thể gây ra những tai biến ngoài ý muốn.

Thông thường, loại dây cung làm bằng thép không gỉ sẽ được sử dụng cho quá trình này. Nguyên nhân là do nó có độ chắc chắn và tạo áp lực tốt. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng lò xo hoặc dây chun đóng khoảng, móc bắt đầu từ vị trí của răng hàm trong cùng ra đến răng cửa để kéo chúng di chuyển về đúng với vị trí phù hợp.

Quá trình này đóng khoảng trong niềng răng mất khá nhiều thời gian, trung bình là khoảng 4 – 8 tháng. Lúc này, bạn sẽ cảm nhận được những thay đổi rõ rệt trên hàm răng cũng như khuôn mặt của mình.

Trường hợp bị hô, sau khi giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng kết thúc, răng bạn sẽ được kéo lùi lại vào khoảng miệng. Ngược lại, nếu bị móm, răng bạn lại được đẩy chếch ra trước. Còn trường hợp răng bị khấp khểnh, mọc lộn xộn thì nó sẽ được đưa về đúng vị trí để tạo ra một hàm răng đều đặn và có tính thẩm mỹ cao.

Hy vọng qua những thông tin vừa rồi, bạn đã hiểu được dây cung niềng răng là gì và có mấy loại. Để quá trình chỉnh nha được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao, lời khuyên tốt nhất cho bạn là nên lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hôi miệng nên ăn gì để khắc phục
Hôi miệng sau khi ngủ dậy và các cách giúp điều trị dứt điểm

Hôi miệng sau khi ngủ dậy là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Theo như số liệu thống kê mới đây cho thấy, số...

Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Nhổ Răng Khôn Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Nhổ răng số 8 có tính chất phức tạp hơn nhổ răng thường, yêu cầu kỹ thuật cao. Vì thế có nhiều người lo lắng...

Công nghệ chế tác đạt chuẩn quốc tế tại ViDental
Nha Khoa ViDental – Sở hữu công nghệ chế tác răng sứ hàng đầu Việt Nam

Để có thể kiến tạo cười theo cách hoàn hảo nhất, mang đến những mẫu răng sứ thẩm mỹ tự nhiên như răng thật, độ...

răng sữa nhổ còn sót chân
Hậu quả khi nhổ răng sữa còn sót chân răng và cách xử lý

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng không hiếm gặp khi phụ huynh tự nhổ cho bé tại nhà hoặc bé tự...

Súc miệng là một trong những cách trị sâu răng bằng dầu dừa phổ biến hiện nay
Bật mí cách trị sâu răng bằng dầu dừa cực đơn giản tại nhà

Dầu dừa không chỉ là trợ thủ đắc lực cho phái đẹp trong việc dưỡng da, chăm sóc tóc. Mà chúng còn có khả năng...

Nha Khoa Kim: Review Chi Tiết Về Chất Lượng Dịch Vụ Và Bảng Giá
Nha Khoa Kim: Review Chi Tiết Về Chất Lượng Dịch Vụ Và Bảng Giá

Nha khoa Kim là một trong những hệ thống nha khoa lớn và hiện đại hàng đầu hiện nay. Khi đến đây, khách hàng sẽ...

Tiến trình mọc răng của trẻ sẽ được chia theo từng độ tuổi
Trẻ Chậm Mọc Răng: Nguyên Nhân, Biện Pháp Khắc Phục

Thông thường, trẻ nhỏ sẽ mọc răng vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 sau sinh. Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến...

Răng giúp chúng ta thực hiện nhiều chức năng quan trọng, đặc biệt là ăn nhai
Răng là gì? Cấu tạo, chức năng và cách chăm sóc răng miệng tốt nhất

Răng là một bộ phận không thể thiếu trong cấu trúc tổng thể của động vật có xương sống nói chung và của con người...

ReviewNK