Hỏi Đáp

Hướng dẫn các mẹ cách rơ lưỡi bằng lá hẹ siêu dễ

Trong dân gian, lá hẹ được biết tới là dược liệu được dùng trong khá nhiều bài thuốc khác nhau. Trong đó, cách rơ lưỡi bằng lá hẹ được ứng dụng khá phổ biến. Nó không chỉ giúp điều trị, phòng ngừa bệnh về răng miệng mà còn ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Vậy cách thực hiện rơ lưỡi với nguyên liệu này có khó không? 

Vì sao nên rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh?

Trong y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, mùi hơi hăng, vị chua. Nó được biết tới là một trong những vị thuốc giúp giúp chữa nhiều chứng bệnh khác nhau. Còn trong y học hiện đại, lá hẹ có chứa hợp chất Allicin, Saponin, Sunfua, Odin… có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và loại bỏ vi khuẩn.

Trong y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, mùi hơi hăng, vị chua
Trong y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, mùi hơi hăng, vị chua

Lá hẹ là dược liệu có chứa những loại kháng sinh tự nhiên mặc dù không mạnh bằng kháng sinh tân dược nhưng nó đã được chắt lọc những hoạt tính với nồng đồ phù hợp để loại bỏ nấm, diệt khuẩn. Hơn nữa, việc rơ lưỡi bằng lá hẹ cũng có những ưu điểm sau đây:

Trong thành phần chứa kháng sinh từ thực vật nên không hề gây ra tác dụng phụ hoặc biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Dịch chiết từ thảo dược này đang được dùng phổ biến để điều trị nhiều bệnh lý về răng miệng ở trẻ nhỏ như viêm lợi, viêm răng, nấm lưỡi.

Các loại kháng sinh từ tây y thường loại bỏ các vi khuẩn có ích bên trong khoang miệng, khiến cho hệ vi sinh bị mất cân bằng. Trong khi đó, kháng sinh từ lá hẹ sẽ chỉ diệt các vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ khoang miệng và cân bằng hệ vi sinh.

Sử dụng thuốc tây y thường được bác sĩ khuyến cáo không nên dùng liên tục, trong thời gian dài. Còn với dịch chiết từ lá hẹ có thể sử dụng liên tục, mỗi ngày mà không gây tác hại tới răng miệng.

Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ sơ sinh siêu dễ

Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh

Để áp dụng cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé, bạn có thể thực hiện như sau:

Thời điểm rơ lưỡi với lá hẹ cho bé

Thời điểm thích hợp nhất để áp dụng mẹo rơ lưỡi bằng lá hẹ đó là lúc bé được 3 tháng 10 ngày, tức là tròn 100 ngày. Đây là thời điểm thích hợp nhất để hiệu quả đạt được như mong đợi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

  • Gạc rơ lưỡi cho trẻ
  • 50g lá hẹ
  • 1 chút muối

Cách thực hiện rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh
Hướng dẫn cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh
  • Đầu tiên, bạn dùng 50g lá hẹ tươi đem rửa sạch. Sau đó ngâm trong nước muối để diệt khuẩn trong vòng 10 phút. Tiếp đến cho lá hẹ đi xay nhuyễn cùng với 50ml nước ấm. Bỏ phần bã và lọc lấy phần nước cốt thu được.
  • Trước khi rơ lưỡi lá hẹ, các mẹ cần phải rửa tay thật sạch sẽ với xà phòng hoặc cồn sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn.
  • Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, sau đó bế trẻ lên nằm trong lòng.
  • Thực hiện thấm dịch chiết lá hẹ vào gạc rồi rơ lưỡi cho trẻ nhẹ nhàng.
  • Tiến hành rơ khu vực lưỡi, 2 bên má và nướu trong thời gian từ 4-5 phút.
  • Sử dụng nước ấm khoảng 2 -3 muỗng cà phê súc miệng cho bé.
  • Vứt gạc rơ lưỡi vào thùng rác. Chú ý, gạc này chỉ được dùng một lần và tuyệt đối không tái sử dụng.

Vì sao rơ lưỡi với lá hẹ phải sử dụng dịch chiết?

Trong y học cổ truyền, các loại thảo dược tự nhiên có thể sử dụng ở dạng đem sắc uống, phơi khô, hấp cách thủy… Nhưng không phải dược liệu nào cũng sử dụng bằng những cách này vì nó sẽ khiến dược tính bên trong bị giảm đi.

Xem thêm: Nấm miệng ở trẻ, tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ phải sử dụng dịch chiết
Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ phải sử dụng dịch chiết

Ngoài ra, công đoạn xay, giã hoặc nấu không đảm bảo được tính an toàn. Trong thành phần của lá hẹ có chứa những kháng khuẩn bền vững. Nhưng nếu hấp ở nhiệt độ cao hoặc đun sôi sẽ mất đi tác dụng của nó.

Vì thế nếu rơ lưỡi lá hẹ 3 tháng 10 ngày với mật ong đem hấp lên sẽ khiến hiệu quả đạt được không cao. Hơn nữa, trong mật ong cũng có chứa botulinum có thể khiến cho bé bị ngộ độc, làm liệt hoặc ảnh hưởng tới thần kinh cơ. Vì thế, phụ huynh khi thực hiện phải đặc biệt chú ý.

Chú ý khi rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé

Để việc trị tưa lưỡi bằng lá hẹ cho bé đạt hiệu quả, các mẹ cũng cần chú ý một số điều sau đây:

Trước khi dùng gạc rơ lưỡi phải được tiệt trùng
Trước khi dùng gạc rơ lưỡi phải được tiệt trùng
  • Khi thực hiện làm sạch miệng, nướu bé sẽ có hiện tượng quấy khóc. Lúc này phụ huynh cần phải dỗ dành, vỗ về nhẹ nhàng cho bé.
  • Trong quá trình rơ lưỡi phải thực hiện từ 2 khoang má, di chuyển tới lưỡi và nướu để tránh bé bị nôn. Nếu trường hợp bé vẫn bị ói thì bạn cũng đừng nên lo lắng quá vì đây là hiện tượng khá bình thường.
  • Trước khi dùng gạc rơ lưỡi phải được tiệt trùng để đảm bảo đã loại bỏ vi khuẩn gây tưa miệng.
  • Hãy cho bé uống 1- 2 muỗng nước trước khi rơ lưỡi để khoang miệng được làm ấp, giúp quá trình vệ sinh diễn ra dễ dàng hơn.
  • Tuy lá hẹ được sử dụng để chữa nhiều chứng bệnh, nhưng hiệu quả phương pháp này mang lại sẽ tùy vào từng cơ địa mỗi trẻ.

Trên đây là thông tin liên quan tới cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh. Chúng tôi hy vọng đã mang tới cho bạn kiến thức hữu ích để thực hành cho bé yêu của mình tại nhà, an toàn và hiệu quả.

Hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

các mức độ sâu răng
Các Mức Độ Sâu Răng Và Phương Pháp Đặc Trị Cần Biết

Sâu răng là tình trạng sức khỏe răng miệng phổ biến. Tuy nhiên không phải ca bệnh sâu răng nào cũng giống nhau mà chia...

Quá trình vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng đúng cách gây ra hôi miệng nặng
Tiễn biệt hôi miệng nặng một lần và mãi mãi với các cách siêu dễ

Hôi miệng nặng là hiện tượng gây ra khó chịu và lo lắng cho nhiều người. Nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới...

Nướu răng là gì? Là các mô mềm nằm ở vị trí chân răng
Nướu răng là gì? Các bệnh thường gặp về nướu răng

Nướu răng là một trong những bộ phận phản ánh rõ nhất sức khỏe của răng miệng. Vậy nướu răng là gì? Đâu là bệnh...

Thay đổi tiết tố khiến bà bầu bị viêm nha chu
Bà bầu bị viêm nha chu có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Cơ thể có thể xuất hiện một số bệnh...

Trẻ bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên khi bắt đầu 6 tháng tuổi
Giải đáp nhanh: Trẻ chậm mọc răng nên bổ sung gì thì tốt?

Trẻ chậm mọc răng là hiện tượng răng sữa mọc chậm. Đây là hiện tượng khiến các bậc phụ huynh đều vô cùng lo lắng....

áp xe răng khôn
Áp xe răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Răng khôn khi bắt đầu mọc sẽ gây ra nhiều đau đớn cho chúng ta. Bên cạnh đó, một số biến chứng cũng có thể...

Trồng răng sứ Titan vừa an toàn vừa đáp ứng tính thẩm mỹ
Trồng Răng Sứ Titan: Ưu, Nhược Điểm, Quy Trình Và Cách Chăm Sóc

Hiện nay có rất nhiều loại răng bọc sứ khác nhau, có thể kể đến một số loại như: Răng sứ kim loại, răng sứ...

Bệnh viêm lợi ở trẻ em thường do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
Viêm lợi ở trẻ em có nguy hiểm không? Thông tin hữu ích cho các bậc phụ huynh

Viêm lợi ở trẻ em là một dạng bệnh lý liên quan tới răng miệng khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này...